03/05/2017 12:00
Trong thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ ngộ độc do thu hái, ăn các loại quả rừng có chứa độc tố tự nhiên.
(Quả Hồng Trâu)
Điển hình là vụ ngộ độc do ăn quả cây Hồng Trâu tại tỉnh Cao Bằng vào ngày 01/8/2014 (làm 10 người mắc trong đó có 03 người tử vong), tại tỉnh Hà Giang vào ngày 02/8/2014 (làm 03 người mắc trong đó có 02 người tử vong). Quả loài cây này có cùi và hạt chứa độc tố tuy nhiên chưa có các nghiên cứu chi tiết về độc tính của chúng; các triệu chứng ngộ độc là đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, men gan tăng cao, rối loạn điện giải… có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguy cơ xảy ra ngộ độc ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của cộng đồng tại các tỉnh khu vực miền núi do người dân (đặc biệt là trẻ em) có thói quen hái, sử dụng, ăn “chơi” các loại quả rừng.
(Bên trong quả Hồng Trâu)
Để phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên, đảm bảo sức khỏe cho người dân, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1892/ATTP-NĐ ngày 07/8/2014 đềnghị Sở Y tế một số tỉnh/thành phố miền núi phía bắc chỉ đạo và triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp:
- Tham mưu, đề xuất và triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên trong động vật, thực vật theo đặc điểm vùng miền, đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng, đặc biệt khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng hoa quả, thực vật lạ, nghi ngờ có độc để ăn uống dù chỉ một lần, trước mắt tập trung vào quả cây Hồng Trâu. Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.
Nguồn :VFA
(Quả Hồng Trâu)
Điển hình là vụ ngộ độc do ăn quả cây Hồng Trâu tại tỉnh Cao Bằng vào ngày 01/8/2014 (làm 10 người mắc trong đó có 03 người tử vong), tại tỉnh Hà Giang vào ngày 02/8/2014 (làm 03 người mắc trong đó có 02 người tử vong). Quả loài cây này có cùi và hạt chứa độc tố tuy nhiên chưa có các nghiên cứu chi tiết về độc tính của chúng; các triệu chứng ngộ độc là đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, men gan tăng cao, rối loạn điện giải… có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Nguy cơ xảy ra ngộ độc ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của cộng đồng tại các tỉnh khu vực miền núi do người dân (đặc biệt là trẻ em) có thói quen hái, sử dụng, ăn “chơi” các loại quả rừng.
(Bên trong quả Hồng Trâu)
Để phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên, đảm bảo sức khỏe cho người dân, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1892/ATTP-NĐ ngày 07/8/2014 đềnghị Sở Y tế một số tỉnh/thành phố miền núi phía bắc chỉ đạo và triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp:
- Tham mưu, đề xuất và triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên trong động vật, thực vật theo đặc điểm vùng miền, đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng, đặc biệt khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng hoa quả, thực vật lạ, nghi ngờ có độc để ăn uống dù chỉ một lần, trước mắt tập trung vào quả cây Hồng Trâu. Khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.
Nguồn :VFA
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác