1. XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC BỆNH NHÂN
Để điều trị an toàn cho một bệnh nhân, người thực hiện phải biết chính xác người bệnh là ai. Tuy nhiên, đây là lĩnh vựcmà sự nhầm lẫn vẫn đang xảy ra. Xác định một bệnh nhân chỉ mất một phút, nhưng có thể cứu cả một mạng người.
Nguyên tắc 1
Sử dụng ít nhất hai công cụ để nhận dạng bệnh nhân (nhưng cả hai đều không phải là số phòng và số giường của bệnh nhân*)
Áp dụng:
- Khi lấy mẫu xét nghiệm phải sử dụng hai công cụ nhận dạng người bệnh. Ví dụ: băng cổ tay có ghi tên bệnh nhân và mã số của bệnh nhân để nhận dạng chính xác bệnh nhân (tên và mã số là hai thông tin về người bệnh).
- Khi dán nhãn lên tuyp bệnh phẩm cần có sự hiện diện của bệnh nhân.
- Tên và thông tin về người bệnh trên các nhãn bệnh phẩm phải giữ được trong suốt quá trình trước, trong và sau khi làm xét nghiệm
- Khi xác định tên bệnh nhân, NVYT không nên đọc tên và yêu cầu bệnh nhân tái xác nhận mà để bệnh nhân tự khai báo tên của họ. Bởi vì, những bệnh nhân có rối loạn hành vi có thể đồng ý ngay cả khi không phải tên của họ. Cách làm an toàn hơn là yêu cầu bệnh nhân tự nói tên của họ. Có thể yêu cầu bệnh nhân xác định nhân thân của họ nhưng cách làm này chỉ thích hợp khi NVYT cảm thấy đủ tin cậy bệnh nhân.
- Khi chăm sóc người bệnh tại nhà. Trong lần gặp đầu tiên với bệnh nhân tại nhà, cần có hai công cụ nhận dạng, những lần sau khi nhân viên y tế đã “biết” bệnh nhân rồi, thì công cụ nhận dạng có thể là hỏi tên và trực tiếp nhận diện mặt.
- Khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn hành vi. Các bệnh viện tâm thần có thể đính kèm ảnh bệnh nhân trong bệnh án để NVYT nhận diện. Ở những nơi bệnh nhân điều trị lâu dài, NVYT đã quen mặt vơi bệnh nhân, có thể chấp nhận việc nhìn mặt để nhận dạng.
- Khi chăm sóc bệnh nhân ngoại trú có phẫu thuật trong ngày hoặc những trường hợp gây mê, có thể sử dụng băng cổ tay ghi thông tin về người bệnh như họ tên, địa chỉ, ngày sinh, cùng với số mã vạch (nếu được).
- Xác nhận người bệnh hôn mê: người nhà người bệnh phải xác định nhân thân cho họ. Nếu một bệnh nhân hôn mê được đưa đến bệnh viện bởi công an hoặc dịch vụ cấp cứu và không có một chứng cứ nào về nhân thân, hãy hỏi công an hoặc nhân viên cấp cứu về người bệnh, nếu có thể. Cũng có thể đặt cho người bệnh một cái tên tạm thời nào đó và một con số của phòng cấp cứu hoặc số hồ sơ bệnh án. Những công cụ này sau đó có thể dùng để xác định bệnh nhân và để chắp nối với các công việc khác như dán nhãn xét nghiệm, y lệnh, v.v…Tiếp nhận một bệnh nhân hôn mê khó xác định nhân thân không phải là việc thường xảy ra ở một cơ sở y tế, nhưng quan trọng là phải đưa vấn đề này vào quy định và buộc mọi người phải tuân thủ quy định một cách nhất quán.
2. CẢI THIỆN THỒNG TIN GIỮA CÁC NVYT
Nguyên tắc 1
Phải làm rõ y lệnh miệng hoặc thông báo kết quả xét nghiệm bằng cách yêu cầu người nhận “đọc lại” đầy đủ y lệnh hoặc kêt quả xét nghiệm.
Hướng dẫn áp dụng
- Không khuyến khích y lệnh miệng. Tuy nhiên, ở hầu hết cơ sở y tế, xóa bỏ y lệnh miệng là điều không thể.
- Người nhận y lệnh miệng phải viết ra và đọc lại đúng nguyên văn cho người bác sĩ đã ra y lệnh nghe. Sau đó, bác sĩ xác nhận bằng miệng rằng lệnh đó là chính xác. Người nhận y lệnh về thuốc cần phải đọc lại tên thuốc và liều lượng cho người ra y lệnh. Khi đọc đánh vần như sau “B trong quả bóng”, “ P trong phở”; đánh vần từng con số, ví dụ: “ 0,2g” phải được đọc là “ không - phẩy - hai - gam” để tránh nhầm lẫn. Thận trong với các loại thuốc đọc nghe giống nhau.
Nguyên tắc 2
Chuẩn hóa danh mục các từ rút gọn, từ viết tắt
Áp dụng:
- Danh mục từ rút gọn hoặc viết tắt cần có sự tham gia xây dựng và thống nhất của các bác sĩ và điều dưỡng.
- In danh mục từ viết tắt trên giấy bìa cứng màu sáng và treo ở nơi thuận tiện để nhắc nhở mọi người hoặc in danh mục từ viết tắt ở lề dưới các tờ y lệnh hoặc phiếu theo dõi.
- Hướng dẫn cho các nhà thuốc không chấp nhận bất cứ một từ viết tắt nào không có trong danh mục từ viết tắt.
- Tiến hành một cuộc khảo sát thử để kiểm tra kiến thức nhân viên về danh mục từ viết tắt.
- Xúc tiến chính sách “không dùng từ viết tắt của tháng”.
- Tổ chức đào tạo khi thích hợp.
- Theo dõi sự tuân thủ của nhân viên với danh mục từ viết tắt.
Nguyên tắc 3
Kết quả xét nghiệm phải được tiếp nhận và báo cáo kịp thời bởi nhân viên phù hợp. Khoa xét nghiệm phải hồi kết quả xét nghiệm đảm bảo đúng giờ quy định và nhân viên tiếp nhận báo cáo kịp thời cho người có trách nhiệm.
Áp dụng:
- Chậm chễ trong việc trả kết quả xét nghiệm, nhất là các xét nghiệm cấp cứu ảnh hưởng đến quyết định điều trị và tới sự an toàn của người bệnh.
- Cơ sở y tế cần quy định cụ thể thời gian trả các kết quả xét nghiệm
- Quy định người tiếp nhận, cách quản lí và báo cáo kết quả xét nghiệm
- Đánh giá yếu tố đúng thời gian trong việc trả và báo cáo kết quả các xét nghiệm quan trong.
3. ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG DÙNG THUỐC
Nguyên tắc 1
Hàng năm cơ sở y tế phải rà soát danh mục các loại thuốc trông giống nhau hoặc nghe giống nhau và có các động thái ngăn ngừa sai sót dùng nhầm thuốc.
Áp dụng:
- Nhân viên của cơ sở y tế phải được thông tin đầy đủ về danh mục các tên thuốc khi đọc nghe giống nhau và trông-giống-nhau
- Viết rõ ràng rành mạch tên thuốc khi trao đổi thông tin về thuốc các thuốc này. Yêu cầu người nghe đọc lại tên thuốc để bảo đảm người đó hiểu chính xác.
- Xem xét khả năng sai sót khi pha thuốc vào các chai dịch truyền
- Ghi các lời nhắc nhở vào máy vi tính hoặc trên nhãn của vật chứa thuốc để cảnh giác NVYT về khả năng nhầm lẫn tiềm ẩn.
- Ghi các chỉ dẫn dùng thuốc vào đơn thuốc để giúp dược sĩ xác định các sai sót tiềm ẩn.
- Kiểm tra gói/nhãn thuốc theo phác đồ của người bệnh trước khi đưa thuốc cho người bệnh.
Nguyên tắc 2:
Loại bỏ các chất điện phân có nồng độ đậm đặc tại các buồng bệnh, đặc biệt ở những nơi có người bệnh rối lọa hành vi hoặc trẻ nhỏ.
Áp dụng:
- Tất cả các dung dịch điện phân đậm đặc phải được hạn chế để ở các khoa và chịu sự kiểm tra giám sát của khoa dược.
- Khi thực sự cần thiết mới cho phép để các chất điện phân chưa pha loãng tại phòng bệnh nhân. Phải xây dựng một hạn mức cho phép về khối lượng thuốc tại khoa, không vượt quá khối lượng cần thiết đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân ở một giai đoạn giới hạn nào đó ví dụ (một ngày).
- Phải kiểm soát việc sử dụng các dung dịch này và phải có biện pháp phòng ngừa thích hợp để tránh việc các dung dịch đậm đặc bị dùng nhầm với những loại thuốc có bao bì giống với bao bì của dung dịch.
- Phải có nhãn cảnh báo dễ nhìn, dễ thấy ở nơi chứa thuốc.
4. XÓA BỎ PHẪU THUẬT SAI VỊ TRÍ, SAI BỆNH NHÂN VÀ SAI PHƯƠNG PHÁP
Khuyến cáo về việc ngăn ngừa phẫu thuật sai vị trí, sai phương pháp, sai người bệnh dựa trên sự đồng thuận của các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực chuyên môn có liên quan và nó được ủng hộ bởi hơn 50 tổ chức và Hội đoàn nghề nghiệp thuộc Ngành Y trên toàn cầu
Nguyên tắc 1
Cơ sở y tế phái triển khai các chính sách, quy định nhằm hạn chế việc phẫu thuật sai vị trí, sai phương pháp, sai bệnh nhân phải được ngăn ngừa.
Áp dụng:
- Cơ sở y tế cần có một hướng dẫn cụ thể để đạt được mục tiêu xóa bỏ việc phẫu thuật sai vị trí, sai phương pháp, và sai bệnh nhân.
- Đảm bảo sự tham gia tích cực và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các thành viên của kíp mổ là điều quan trọng để thành công
Nguyên tắc 2
Thực hiện quy trình xác định chính xác người bệnh trước phẫu thuật
Áp dụng:
- Đảm bảo bệnh án và tài liệu liên quan phải sẵn sàng trước khi bắt đầu phẫu thuật và được nhân viên kíp mổ đọc và biết về vị trí, phương pháp phẫu thuật
- Có một quy trình về việc thu thập và làm rõ thông tin về người bệnh. Bắt đầu bằng việc làm rõ phương pháp, các tình huống và sự can thiệp liên quan đến việc chuẩn bị ngay trước khi bắt đầu phẫu thuật.
Nguyên tắc 3
Đánh dấu vị trí phẫu thuật để xác định rõ rang vị trí cần rạch và cấy ghép
Áp dụng:
- Thực hiện quy trình đánh dấu vị trí phẫu thuật và yêu cầu kíp mổ xác định rằng vị trí đã được đánh dấu.
- Đánh dấu vị trí phẫu thuật bắt buộc phải tập trung vào các ca có sự phân biệt bên phải / bên trái, các cấu trúc nhiều thành phần (ngón tay, ngón chân), và nhiều tầng khác nhau (xương sống).
- Quy định đánh dấu phải nhất quán trong cơ sở y tế. Việc sử dụng dấu “X” bị loại trừ vì ý nghĩa của nó mập mờ vì “X’ có thể hiểu là phẫu thuật ở đây hay không phẫu thuật ở đây. Một vạch chỉ vị trí muốn rạch, hay kí hiệu viết tắt tên bác sĩ phẫu thuật hoặc chữ 'YES" là những cách được chấp nhận để đánh dấu vị trí.
- Thực hiện chính sách “không đánh dấu, không phẫu thuật”
- Đối với việc phẫu thuật cột sống, thực hiện quy trình đánh dấu hai giai đoạn như sau: (1) trước khi phẫu thuật, đánh dấu mức chung cần thao tác (cổ tử cung, ngực, hoặc dưới lưng) và (2) trong khi phẫu thuật, đánh dấu vị trí chính xác cần mổ, sử dụng kỹ thuật chụp X quang đúng chuẩn lúc đang mổ.
- Nếu thao tác liên quan đến Xquang, kiểm tra xem phim có trong phòng mổ hay chưa, có được dán nhãn chính xác không, và được đặt đúng chỗ chưa. Kiểm tra xem tên của bệnh nhân có giống với tên trên phim không, và có giống với tên trên bìa kẹp hồ sơ không.
- Nếu có một vết thương hoặc vết xước rõ ràng ở vị trí định phẫu thuật, không cần phải đánh dấu. Tuy nhiên, nếu có nhiều vết thương hoặc vết xước và chỉ có vài vị trí sẽ được phẫu thuật, cần đánh dấu các vị trí này.
5. GIẢM NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN LIÊN QUAN TỚI CHĂM SÓC Y TẾ
Nguyên tắc 1
Tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh tay của Bộ Y tế
Áp dụng:
- Mọi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải cung cấp đủ các phương tiện cần thiết để bảo đảm vệ sinh tay và có sẵn các lọ đựng dung dịch chứa cồn trên các bàn khám bệnh, các xe tiêm, xe làm thủ thuật, lối ra vào khoa
- Khuyến khích bệnh nhân, gia đình họ yêu cầu NVYT rửa sạch tay trước khi chăm sóc, làm thủ thuật cho người bệnh
- Dán các áp phích bên bồn rửa tay và và trong phòng tắm để nhắc nhở nhân viên rửa tay.
- Giám sát tuân thủ rửa tay của NVYT và phản hồi với người phụ trách về việc thực hiện của nhân viên hoặc theo dõi số lượng cồn rửa tay dùng cho mỗi 1000 ngày.
- Thực hiện một chương trình về vệ sinh tay và làm cho các hoạt động vệ sinh tay trở thành một ưu tiên của cơ sở y tế
- Khuyến khích người bệnh việc rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn…
Nguyên tắc 2
Tuân thủ các phòng ngừa cách ly trong các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế.
Áp dụng:
- Thực hiện các thực hành về Phòng ngừa chuẩn
- Thực hiện các thực hành về Phòng ngừa theo đường tiếp xúc
- Thực hiện các thực hành về Phòng ngừa theo đường giọt bắn
- Thực hiện các thực hành về Phòng ngừa theo đường không khí
Nguyên tắc 3
Tuân thủ các quy định về vô khuẩn khi làm thủ thuật xâm lấn
Áp dụng:
- Dụng cụ y tế phải đảm bảo vô khuẩn cho tới khi sử dụng cho người bệnh
- Tuân thủ các kỹ thuật vô khuẩn trong khi tiến hành các công việc, các thủ thuật và các thao tác chuyên môn
Nguyên tắc 4
Tuân thủ các quy định về quy trình xử lí dụng cụ y tế để dùng lại
Áp dụng:
- Phân loại dụng cụ và xử lí dụng cụ theo mục đích sử dụng
- Thực hiện đúng quy trình khử nhiễm, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn
- Thực hiện các quy định về kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn
- Thực hiện các quy định về bảo quản và sử dụng các dụng cụ vô khuẩn
6. GIẢM NGUY CƠ GÂY THƯƠNG TỔN CHO NGƯỜI BỆNH DO BỊ NGÃ.
Các tai nạn do té ngã đứng thứ hạng cao trong danh mục sự cố, chiếm khoảng 4,6% .
Nguyên tắc 1
Đánh giá định kỳ nguy cơ làm cho người bệnh bị ngã , bao gồm nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến tình trạng bệnh, sử dụng thuốc, phương pháp điều trị của bệnh nhân và có các hành động can thiệp hiệu quả bất cứ nguy cơ nào khi đã được nhận diện.
Áp dụng:
- Thành lập ban ngăn ngừa té ngã để đánh giá những bệnh nhân về nguy cơ té ngã tiềm ẩn; để rà soát thường xuyên các sự cố té ngã, tìm kiếm các xu hướng và trao đổi những phát hiện mới với các nhân viên khác.
- Lắp đặt chuông báo động tại giường, trong các nhà vệ sinh, lối ra vào
- Hạn chế việc mở cửa sổ
- Huấn luyện bệnh nhân và gia đình về phòng ngừa té ngã khi vào viện
- Sử dụng “giường thấp” và có thành cho những người có nguy cơ té ngã.