18/08/2019 12:00
Những năm qua, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã vẫn xảy ra. Ban Dân số xã đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế hủ tục này.
Tảo hôn và sinh đông con là nguyên nhân của đói nghèo. Ảnh Võ Thảo.
Mỗi năm xã CưAmung cũng có 8 đến 10 trường hợp. Bên cạnh nguyên nhân do phong tục, tập quán lạc hậu, lấy vợ, lấy chồng sớm, còn do sự thiếu hiểu biết về pháp luật hôn nhân và gia đình của một bộ phận người dân. Họ muốn con cái kết hôn sớm để có thêm nhân lực lao động. Với quan niệm họ hàng lấy nhau thì của cải cứ “xoay vòng” trong dòng họ, không thất thoát ra ngoài, nhiều người chưa hiểu biết về hậu quả, tác hại của hôn nhân cận huyết thống. Trong khi đó, chính quyền địa phương còn bị động trong tuyên truyền, vận động, chưa xác định tầm quan trọng của việc ngăn chặn tình trạng này.
Nhiều trường hợp tảo hôn, sau khi tách hộ là hộ nghèo. Đến khi có con, thêm nhân khẩu, thiếu kinh nghiệm làm ăn, cái nghèo lại bủa vây. Tại xã Buôn tơ Yoa có 168 hộ và 1043 nhân khẩu phụ nữ 15-49 tuổi có 303, 15-49 tuổi có chồng 188, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 41,5%, trong buôn có 99 hộ nghèo và 27 hộ cận nghèo đây là buôn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện và có nhiều cặp tảo hôn nhất, trong năm 2018 có bốn cặp tảo hôn. Ở tuổi mà nhiều thanh niên còn lo học hành, vui chơi, thì các cặp vợ chồng trẻ con này đã phải tự lập, lo toan cuộc sống, kinh nghiệm sản xuất, vốn liếng làm ăn đều thiếu. Sau khi có con, gánh nặng cuộc sống lại càng đè nặng lên vai.
Chúng tôi cùng với chị H Kong Siu cộng tác viên của buôn và chị Nguyễn Thị điệp viên chức Dân số xã đến thăm nhà chị H Kuk Siu sinh năm 1973 chồng chị đã mất anh chị có với nhau 5 người con con gái đầu chị sinh năm 1999 và con út sinh năm 2006, hai đứa con gái đầu của chị đều đã lấy chồng và đã sinh con khi chưa đủ tuổi kết hôn .
Gia đình chị có tới 9 người đang sinh sống nhưng gia đình chị không có rẫy lương chủ yếu sống bằng việc đi làm thuê cho người ta, chị H Buk Siu cho biết hiện trong nhà chỉ có hai người đia làm thuê được thôi mỗi công người ta chỉ trả cho 120.000đ cả gia đình chỉ chông chờ vào số tiềm ít ỏi mà con chị đi làm thuê kiếm được để sống qua ngày, ngoài ra thì trông chờ vào sự cưu trợ của nhà nước, chúng tôi lại tiếp tục đến thăm gia đình chị H Hai Rcăm sinh năm 1980 vợ chông chị đã ly hôn chị đã bỏ đi lao động ở nước ngoài hiện tại không có tin túc gì, bỏ lại 4 đữa con tự chăm sóc nhau con đầu chị sinh năm 2000 con út sinh năm 2012, nhà cũng không có mảnh đất để chồng hoa mầu, 4 chị em chỉ chông chờ vào số tiền đi làm thuê của người chị đầu. Do không có cha mẹ và phải tự làm để nuôi em và quen biết bạn bè choi bời và đã kết hôn khi mới 17 tuổi và đã sinh con nên gia đình em đã khó khăn lại càng khó hơn.
Cán bộ dân số tuyên truyền cho người dân về Luật hôn nhân và gia đình. Ảnh Võ Thảo.
Để giảm hậu quả của tảo hôn và hhôn nhân cận huyết thống cũng như tình trạng đối nghèo trên địa bàn xã Cư Amung nói chung và tại Buôn Tơ Yoa nói riêng, UBND xã và Ban DS-KHHGĐ xã đã có một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trên như: Ban dân số xã đã tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình tại các điểm thôn, buôn trên địa bàn xã. tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS về hậu quả của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người uy tín, nhân dân để phát hiện, thuyết phục, giảm hủ tục này. Qua công tác tuyên truyền như trên sẽ giúp người dân, nhất là các bậc cha mẹ được cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Từ đó góp phần ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn xã.
Phạm Văn Đại
.
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác