21/10/2019 07:12
Trong 9 tháng qua, công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về những hoạt động Dân số-KHHGĐ luôn được chú trọng triển khai.
Tuyên truyền công tác dân số ở trục đường trung tâm.
Đã có 9 Chuyên mục Dân số và Phát triển được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh (với 20 phóng sự); 10 bài trên báo Đắk Lắk...nhằm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, các tin tức, sự kiện về công tác dân số cũng được cập nhật thường xuyên trên trang Face book của Chi cục Dân số...
Song song với đó, các hoạt động truyền thông cũng đa dạng về nội dung và hình thức, đã có gần 500.000 tờ rơi được cung cấp đến người dân với nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh...
Các hoạt động truyền thông cấp tỉnh vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách Dân số-KHHGĐ; góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Nâng cao nhận thức cho người dân về kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số.
Vận động kế hoạch hóa gia đình ở vùng có mức sinh cao.
Tuy vậy, khó khăn trong công tác truyền thông hiện nay là Nguồn kinh phí cho công tác truyền thông chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; Chủ trương sát nhập Trung tâm Dân số-KHHGĐ vào Trung tâm Y tế đã ảnh hưởng không nhỏ tâm lý và tâm huyết của đội ngũ làm công tác Dân số-KHHGĐ. Phụ cấp cho Cộng tác viên dân số mỗi tháng chỉ từ 100.000 – 150.000/người là số tiền quá thấp so với công việc được giao, nên đội ngũ này thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động.
Không những vậy, Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng, với 47 dân tộc anh em, nhiều nơi có địa hình phức tạp, gây khó khăn trở ngại không nhỏ cho công tác truyền thông dân số...
Dương Liên
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác