23/04/2020 10:08
Theo báo cáo của Liên đoàn Kế hoạch hóa Gia đình Quốc tế (IPPF), hơn 1/5 số phòng khám thành viên của tổ chức này trên thế giới đã phải đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Hơn 5.000 phòng khám di động ở 64 quốc gia đã đóng cửa, chủ yếu ở khu vực Nam Á và châu Phi.
Một phụ nữ cầm vỉ thuốc tránh thai ở Harare, Zimbabwe
Chia sẻ với phóng viên AP (Mỹ), tiến sỹ Abebe Shibru, Giám đốc Marie Stopes International, một tổ chức phi chính phủ quốc tế cung cấp dịch vụ tránh thai và phá thai an toàn, chi nhánh Zimbabwe tiết lộ: "Ở thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát như hiện nay, các cơ sở y tế ở Zimbabwe bị quá tải. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị ảnh hưởng, đặc biệt là dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn nghèo khó đã phải "phong tỏa" tử cung của họ, không còn sự lựa chọn nào khác".
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC), tính đến nay, có 18 quốc gia ở châu Phi đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc vì Covid-19. Tất cả trừ những lao động ở lĩnh vực thiết yếu, những người đi mua sắm thực phẩm hoặc chăm sóc sức khỏe, còn lại đều phải ở nhà trong nhiều tuần. Rwanda, quốc gia đầu tiên ở châu Phi áp dụng lệnh phong tỏa, mới đây đã gia hạn 2 tuần khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Từ Pakistan (châu Á), Đức (châu Âu) đến Colombia (châu Mỹ), các thành viên của IPPF cho biết, họ đã phải giảm quy mô xét nghiệm HIV, gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng phó với vấn nạn bạo hành, quấy rối tình dục phụ nữ và phải đối mặt với tình trạng thiếu các biện pháp tránh thai. Tổng Giám đốc IPPF Alvaro Bermejo cho biết: "Phụ nữ nhiều nơi đã phải lên tiếng cầu xin sự giúp đỡ từ chính phủ để giúp cung cấp các thiết bị, vật dụng bảo vệ cá nhân, vệ sinh vùng kín. Đó là nhu cầu cơ bản và bức thiết".
Tại châu Âu, hơn 100 tổ chức phi chính phủ mới đây đã kêu gọi các cơ quan hữu quan đảm bảo dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và rất nhiều cơ sở y tế đã giảm hoạt động hoặc đóng cửa.
Nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn
Theo tiến sỹ Abebe Shibru, tại Zimbabwe, năm 2019, Marie Stopes International đã cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho hơn 400.000 phụ nữ và ngăn chặn gần 50.000 ca phá thai không an toàn. Nhưng giờ đây, dịch vụ tiếp cận cộng đồng của Marie Stopes International chỉ phục vụ được khoảng 60% khách hàng. Ngay cả khi một số phòng khám của tổ chức này vẫn hoạt động thì lượng khách hàng cũng giảm tới 70%.
Khi những người đàn ông không có việc làm, cũng không có thời gian chơi thể thao, tham gia các dịch vụ giải trí khác, họ ở cạnh vợ trong nhà nhiều tuần cho tới khi kết thúc phong tỏa. "Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều ca mang thai ngoài ý muốn. Hầu hết sẽ dẫn đến phá thai không an toàn, bạo lực gia đình. Văn hóa Zimbabwe nuôi dưỡng tính gia trưởng của người đàn ông. Khi sự cố mang thai ngoài ý muốn xảy ra, họ luôn quan niệm đó là lỗi của phụ nữ dù rằng, chính đàn ông mới là đối tượng khởi xướng", Future Gwena, một nhân viên tiếp cận cộng đồng của Marie Stopes International, cho biết.
Giám đốc Marie Stopes International tại Uganda, Carole Sekimpi, than vãn, họ không biết khi nào lô hàng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ đến vì Ấn Độ, nguồn cung cấp chính, đã ban hành lệnh phong tỏa vì Covid-19. Hiện Marie Stopes International ở Uganda đã hết hàng và nhu cầu sử dụng thuốc tránh thai ở đây là rất lớn. Bà Sekimpi lo lắng về những cô gái trẻ và phụ nữ bị cách ly trong nhà đang phải đối mặt với vấn nạn tấn công tình dục, có thai ngoài ý muốn. Tổ chức của bà đã đình chỉ hoạt động tiếp cận cộng đồng, dịch vụ cung cấp các biện pháp kế hoạch hóa gia đình cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Các phòng khám vẫn mở nhưng thống kê lưu lượng khách hàng đã giảm khoảng 20%.
Ngay cả Thủ đô Kampala của Uganda cũng bị ảnh hưởng. Tuần trước, bà Sekimpi đến thăm một bệnh viện công tại đây. Các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở thành phố này đều bị đình chỉ với lý do: đám đông không được tụ tập vì Covid-19. Bà Sekimpi dự đoán không chỉ bùng nổ dân số mà nạn phá thai không an toàn cũng sẽ gia tăng. Cùng với đó là tình trạng phụ nữ hoảng loạn tìm cách đặt vòng tránh thai hay cấy ghép que tránh thai sớm hơn dự kiến vì lo sợ không có nhân viên kế hoạch hóa gia đình nào giúp đỡ.
Không chỉ ở Zimbabwe, Uganda, nhiều quốc gia khác như Ethiopia, Kenya, Malawi, Madagascar... đều đang phải đối mặt với tình trạng này. Tiến sỹ Abebe Shibru kêu gọi, đại dịch Covid-19 nghiêm trọng nhưng sức khỏe của phụ nữ cũng rất quan trọng. Nếu không tập trung giải quyết triệt để, nỗi khổ này của phụ nữ sẽ nhanh chóng biến thành thảm họa.
Theo Phụ nữ VN
Nguồn: giadinh.net.vn
Một phụ nữ cầm vỉ thuốc tránh thai ở Harare, Zimbabwe
Chia sẻ với phóng viên AP (Mỹ), tiến sỹ Abebe Shibru, Giám đốc Marie Stopes International, một tổ chức phi chính phủ quốc tế cung cấp dịch vụ tránh thai và phá thai an toàn, chi nhánh Zimbabwe tiết lộ: "Ở thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát như hiện nay, các cơ sở y tế ở Zimbabwe bị quá tải. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bị ảnh hưởng, đặc biệt là dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Nhiều phụ nữ ở các vùng nông thôn nghèo khó đã phải "phong tỏa" tử cung của họ, không còn sự lựa chọn nào khác".
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC), tính đến nay, có 18 quốc gia ở châu Phi đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc vì Covid-19. Tất cả trừ những lao động ở lĩnh vực thiết yếu, những người đi mua sắm thực phẩm hoặc chăm sóc sức khỏe, còn lại đều phải ở nhà trong nhiều tuần. Rwanda, quốc gia đầu tiên ở châu Phi áp dụng lệnh phong tỏa, mới đây đã gia hạn 2 tuần khi mà dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Từ Pakistan (châu Á), Đức (châu Âu) đến Colombia (châu Mỹ), các thành viên của IPPF cho biết, họ đã phải giảm quy mô xét nghiệm HIV, gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng phó với vấn nạn bạo hành, quấy rối tình dục phụ nữ và phải đối mặt với tình trạng thiếu các biện pháp tránh thai. Tổng Giám đốc IPPF Alvaro Bermejo cho biết: "Phụ nữ nhiều nơi đã phải lên tiếng cầu xin sự giúp đỡ từ chính phủ để giúp cung cấp các thiết bị, vật dụng bảo vệ cá nhân, vệ sinh vùng kín. Đó là nhu cầu cơ bản và bức thiết".
Tại châu Âu, hơn 100 tổ chức phi chính phủ mới đây đã kêu gọi các cơ quan hữu quan đảm bảo dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát và rất nhiều cơ sở y tế đã giảm hoạt động hoặc đóng cửa.
Nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn
Theo tiến sỹ Abebe Shibru, tại Zimbabwe, năm 2019, Marie Stopes International đã cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho hơn 400.000 phụ nữ và ngăn chặn gần 50.000 ca phá thai không an toàn. Nhưng giờ đây, dịch vụ tiếp cận cộng đồng của Marie Stopes International chỉ phục vụ được khoảng 60% khách hàng. Ngay cả khi một số phòng khám của tổ chức này vẫn hoạt động thì lượng khách hàng cũng giảm tới 70%.
Khi những người đàn ông không có việc làm, cũng không có thời gian chơi thể thao, tham gia các dịch vụ giải trí khác, họ ở cạnh vợ trong nhà nhiều tuần cho tới khi kết thúc phong tỏa. "Tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều ca mang thai ngoài ý muốn. Hầu hết sẽ dẫn đến phá thai không an toàn, bạo lực gia đình. Văn hóa Zimbabwe nuôi dưỡng tính gia trưởng của người đàn ông. Khi sự cố mang thai ngoài ý muốn xảy ra, họ luôn quan niệm đó là lỗi của phụ nữ dù rằng, chính đàn ông mới là đối tượng khởi xướng", Future Gwena, một nhân viên tiếp cận cộng đồng của Marie Stopes International, cho biết.
Giám đốc Marie Stopes International tại Uganda, Carole Sekimpi, than vãn, họ không biết khi nào lô hàng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ đến vì Ấn Độ, nguồn cung cấp chính, đã ban hành lệnh phong tỏa vì Covid-19. Hiện Marie Stopes International ở Uganda đã hết hàng và nhu cầu sử dụng thuốc tránh thai ở đây là rất lớn. Bà Sekimpi lo lắng về những cô gái trẻ và phụ nữ bị cách ly trong nhà đang phải đối mặt với vấn nạn tấn công tình dục, có thai ngoài ý muốn. Tổ chức của bà đã đình chỉ hoạt động tiếp cận cộng đồng, dịch vụ cung cấp các biện pháp kế hoạch hóa gia đình cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Các phòng khám vẫn mở nhưng thống kê lưu lượng khách hàng đã giảm khoảng 20%.
Ngay cả Thủ đô Kampala của Uganda cũng bị ảnh hưởng. Tuần trước, bà Sekimpi đến thăm một bệnh viện công tại đây. Các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở thành phố này đều bị đình chỉ với lý do: đám đông không được tụ tập vì Covid-19. Bà Sekimpi dự đoán không chỉ bùng nổ dân số mà nạn phá thai không an toàn cũng sẽ gia tăng. Cùng với đó là tình trạng phụ nữ hoảng loạn tìm cách đặt vòng tránh thai hay cấy ghép que tránh thai sớm hơn dự kiến vì lo sợ không có nhân viên kế hoạch hóa gia đình nào giúp đỡ.
Không chỉ ở Zimbabwe, Uganda, nhiều quốc gia khác như Ethiopia, Kenya, Malawi, Madagascar... đều đang phải đối mặt với tình trạng này. Tiến sỹ Abebe Shibru kêu gọi, đại dịch Covid-19 nghiêm trọng nhưng sức khỏe của phụ nữ cũng rất quan trọng. Nếu không tập trung giải quyết triệt để, nỗi khổ này của phụ nữ sẽ nhanh chóng biến thành thảm họa.
Theo Phụ nữ VN
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác