Diễn đàn thường niên nhân ngày Quốc tế nam giới do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) phối hợp với Diễn đàn kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững (VNMENNET) tổ chức để hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 15/11 – 15/12, và Chiến dịch toàn cầu 16 ngày Đoàn kết hành động Chấm dứt bạo lực giới.
Diễn đàn năm nay lấy chủ đề của Tháng hành động là: "Đồng hành cùng nam giới và trẻ em trai trong việc giảm thiểu áp lực liên quan đến vai trò giới truyền thống". Qua Diễn đàn các đại biểu đã trao đổi và cùng tìm giải pháp huy động nam giới trong các nỗ lực gỡ bỏ các vai trò giới truyền thống, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới.
Nhờ nhận được sự ủng hộ to lớn của nhiều cá nhân, tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế, trong năm qua các hoạt động của các cá nhân, tổ chức là thành viên Diễn đàn đã diễn ra hết sức tích cực và hiệu quả tại cả ba miền của Tổ quốc. Tại diễn đàn, các cá nhân tích cực nhất, các nhóm hoạt động nam giới tiên phong đã giới thiệu các hoạt động, dự án điển hình và các phong trào tiêu biểu như: CLB nam giới tiên phong trong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái tại Đà Nẵng, Hội người khuyết tật thị xã Sơn Tây, Chiến dịch Hôn Nhân Không Khuôn Mẫu của ISEE, Làm cha là thế, Vượt lên chính mình của vận động viên khuyết tật quốc gia Lê Văn Công: Nhà vô địch của nỗ lực và lòng nhân ái.
Tại diễn đàn, bà Lê Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Trẻ em và Phát triển CCD cho biết, định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại. Thực tế, không chỉ là trẻ em, phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng chịu ảnh hưởng. Với nam giới phải chịu nhiều áp lực về khuôn mẫu giới từ trước tới nay như nam giới phải là trụ cột, mạnh mẽ, cứng rắn… Ngay từ khi còn nhỏ, cảm xúc đã bị dồn nén, các bé trai bị áp lực xung quanh. Như khi bé trai gặp vấn đề đều sẽ được bảo "đàn ông phải mạnh mẽ, không được khóc"... Đặc biệt trong xã hội hiện nay, người đàn ông chịu nhiều yêu cầu từ nữ giới, xã hội xung quanh không chỉ là người trụ cột kiếm kinh tế nữa mà còn phải cùng chăm sóc cho gia đình… Những điều này tạo ra áp lực nhiều hơn và những trường hợp nam giới bị bạo hành không hề thiếu.
Diễn đàn thường niên nhân ngày Quốc tế nam giới do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) phối hợp với Diễn đàn kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững (VNMENNET) tổ chức để hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới 15/11 – 15/12, và Chiến dịch toàn cầu 16 ngày Đoàn kết hành động Chấm dứt bạo lực giới.
Diễn đàn năm nay lấy chủ đề của Tháng hành động là: "Đồng hành cùng nam giới và trẻ em trai trong việc giảm thiểu áp lực liên quan đến vai trò giới truyền thống". Qua Diễn đàn các đại biểu đã trao đổi và cùng tìm giải pháp huy động nam giới trong các nỗ lực gỡ bỏ các vai trò giới truyền thống, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới.
Nhờ nhận được sự ủng hộ to lớn của nhiều cá nhân, tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế, trong năm qua các hoạt động của các cá nhân, tổ chức là thành viên Diễn đàn đã diễn ra hết sức tích cực và hiệu quả tại cả ba miền của Tổ quốc. Tại diễn đàn, các cá nhân tích cực nhất, các nhóm hoạt động nam giới tiên phong đã giới thiệu các hoạt động, dự án điển hình và các phong trào tiêu biểu như: CLB nam giới tiên phong trong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái tại Đà Nẵng, Hội người khuyết tật thị xã Sơn Tây, Chiến dịch Hôn Nhân Không Khuôn Mẫu của ISEE, Làm cha là thế, Vượt lên chính mình của vận động viên khuyết tật quốc gia Lê Văn Công: Nhà vô địch của nỗ lực và lòng nhân ái.
Tại diễn đàn, bà Lê Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Trẻ em và Phát triển CCD cho biết, định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại. Thực tế, không chỉ là trẻ em, phụ nữ mà ngay cả nam giới cũng chịu ảnh hưởng. Với nam giới phải chịu nhiều áp lực về khuôn mẫu giới từ trước tới nay như nam giới phải là trụ cột, mạnh mẽ, cứng rắn… Ngay từ khi còn nhỏ, cảm xúc đã bị dồn nén, các bé trai bị áp lực xung quanh. Như khi bé trai gặp vấn đề đều sẽ được bảo "đàn ông phải mạnh mẽ, không được khóc"... Đặc biệt trong xã hội hiện nay, người đàn ông chịu nhiều yêu cầu từ nữ giới, xã hội xung quanh không chỉ là người trụ cột kiếm kinh tế nữa mà còn phải cùng chăm sóc cho gia đình… Những điều này tạo ra áp lực nhiều hơn và những trường hợp nam giới bị bạo hành không hề thiếu.
"Câu lạc bộ "Làm cha là thế" được triển khai tập hợp những người đàn ông khá cởi mở. Họ dành nhiều thời gian cho gia đình. Khi hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc nhà, cùng chăm sóc con… áp lực giảm hơn. Hiện cộng đồng gồm hơn 1000 thành viên đến từ cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Chúng tôi mong qua những hoạt động diễn đàn sẽ giúp nâng cao nhận thức, chung tay vào việc chấm dứt bạo lực giới". – bà Lê Thu Hà chia sẻ.
Diễn đàn cũng đã kết nối và giới thiệu các dự án, hoạt động mạnh mẽ, truyền cảm hứng của các tổ chức, cá nhân trong nước khác như Tổ chức thúc đẩy bình đẳng giới Việt Nam (VOGE), Phong trào Bình đẳng giới tại Việt Nam (VGEM); giới thiệu một số dịch phẩm kinh điển về chủ đề giới, bình đẳng giới của dịch giả Nguyễn Thị Minh để cùng nhau chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và thực thi các giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới, góp phần vào sự phát triển bền vững ở Việt Nam.
Diễn đàn cũng chào đón sự ra mắt của Trung tâm Tư vấn pháp luật và Nghiên cứu chính sách (CLAP) trực thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), hứa hẹn sẽ đáp ứng được nhu cầu cần hỗ trợ và tư vấn pháp lý thiết yếu của không chỉ các nhóm yếu thế trong cộng đồng mà còn cả các tổ chức trong và ngoài nước trong quá trình thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam.
Diễn đàn đã thống nhất được một số phương hướng hoạt động trong năm tới, trong đó tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý thiết yếu cho nam giới có khả năng cao gây ra bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em; tổ chức các Trại hè thanh thiếu niên về Bình đẳng giới; cũng như các Talkshows nâng cao nhận thức về giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, giới thiệu các tác phẩm kinh điển và công trình nghiên cứu có tính ứng dụng về giới tại một số trường đại học/cao đẳng cũng như công chúng trong cả nước.
Phương Thuận
Nguồn: giadinh.net.vn