Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 15 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân thấp nhất. Chiều cao trung bình của người Việt là 159,01cm (nam giới 164,44cm, nữ giới 153,59cm).
Người dân ở Hà Lan được xếp hạng cao nhất toàn cầu có chiều cao trung bình là 175,62cm. Trong khi đó, đứng cuối cùng của thang đo, là chiều cao của người dân Timor Leste, với chiều cao trung bình 155,47cm. Như vậy, mức chênh lệch chiều cao của người đầu bảng và cuối bảng là vào khoảng 20cm.
1. Timor Leste - 155,47cm
2. Lào - 155,89cm
3. Madagascar - 156,36cm
4. Guatemala - 156,39cm
5. Philippines - 156,41cm
6. Nepal - 156,58cm
7. Yemen - 156,92cm
8. Quần đảo Marshall - 157,05cm
9. Bangladesh - 157,29cm
10. Campuchia - 158,11cm
11. Indonesia - 158,17cm
12. Malawi - 158,31cm
13. Rwanda - 158,73cm
14. Ấn Độ - 158,76cm
15. Việt Nam - 159,01cm
16. Peru - 159,08cm
17. Papua New Guinea - 159,21cm
18. Quần đảo Solomon - 159,27cm
19. Mozambique - 159,37cm
20. Bhutan - 159,46cm
Nói về lý do có sự khác biệt chiều cao, ông Majid Ezzati, người điều hành nghiên cứu NCD tại Đại học Hoàng gia London cho rằng, di truyền học chỉ là một phần của câu trả lời.
Về chiều cao trung bình thay đổi như thế nào trong nhiều thập kỷ, ông Ezzati nói: "Khoảng 1/3 câu trả lời có thể do gene, nhưng điều đó không giải thích được sự thay đổi chiều cao theo thời gian. Các gene không thay đổi nhanh và nhiều như vậy trên toàn thế giới. Do đó, sự khác biệt phần lớn do môi trường”.
Các yếu tố môi trường như chế độ ăn uống kém có thể là một phần của câu trả lời, theo một nghiên cứu cho thấy sự khác biệt 20cm giữa trẻ em ở các quốc gia có chiều cao trung bình của người dân cao nhất và thấp nhất.
Giả thuyết trên giúp giải thích tại sao chiều cao trung bình ở một số quốc gia tăng giảm trong những năm qua. Trong khi các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chứng kiến chiều cao của người dân tăng lên, một số quốc gia châu Phi như Uganda và Sierra lại ghi nhận chiều cao của nam giới giảm xuống.