30/01/2024 11:09
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, khuyến nghị Việt Nam nên đầu tư vào nguồn nhân lực bao gồm cả việc nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động cũng như hỗ trợ phụ nữ khi làm việc để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình già hóa. Ông Matt Jackson đã phát biểu khi trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam (VNA) nhân dịp Tết Nguyên Đán.
Sau đây là toàn văn phỏng vấn.
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
Phóng viên: Sau 4 tháng tại Việt Nam với tư cách là Trưởng đại diện UNFPA, Ông cảm nhận thế nào về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam?
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: Việt Nam là một quốc gia giàu về văn hóa, lịch sử và có cảnh quan đẹp. Khát vọng về một tương lai tươi sáng hơn đã giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ khó khăn, mang lại hạnh phúc cho nhiều người và đảm bảo rằng Việt Nam là thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Liên Hợp Quốc.
Tuy mới đảm nhiệm vị trí Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cách đây vài tháng, nhưng tôi đã có may mắn đến được các vùng khác nhau của Việt Nam và gặp gỡ những con người Việt Nam tuyệt vời. Tôi rất biết ơn vì có cơ hội thúc đẩy quan hệ đối tác giữa UNFPA với Chính phủ và người dân Việt Nam, đồng thời đóng góp cho những đổi thay đang diễn ra trên khắp đất nước, từ việc giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu đến tận dụng các cơ hội tăng trưởng kinh tế và biến động dân số. UNFPA đã duy trì hợp tác với Việt Nam trong suốt 46 năm và gặt hái được nhiều thành công. Trong những chuyến đi gần đây, tôi học được nhiều điều về mối quan hệ đối tác này cũng như nền văn hóa phong phú của Việt Nam, trong đó có chuyến thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghệ An và quê hương đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh.
Việt Nam đã có nhiều thay đổi kể từ lần đầu tiên tôi đặt chân đến đất nước các bạn cách đây 13 năm, nhưng điều tôi thích thú nhất cho đến nay là được gặp gỡ người dân Việt Nam. Cho dù đó là cuộc trò chuyện với các Bộ trưởng hay các nhân viên xã hội tại Trung tâm dịch vụ một cửa (Ngôi nhà Ánh Dương) do UNFPA phối hợp với Bộ LĐTBXH sáng lập, sinh viên Đại học FPT Hà Nội hay các nhóm cộng đồng hỗ trợ người cao tuổi ở các tỉnh phía Nam, tất cả đều khiến tôi ấn tượng vì tình người ấm áp. Ngoài ra, tôi không thể không nhắc đến những món ăn tuyệt vời và các sản phẩm tươi ngon từ khắp đất nước. Không có gì lạ khi Việt Nam được biết đến là đất nước với những con người thân thiện và đồ ăn ngon.
Trước thềm Tết Nguyên đán, tôi xin chúc mừng Việt Nam vì những cam kết mạnh mẽ với Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc đã được thể chế hóa trong Kế hoạch hành động quốc gia. Việt Nam đang đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục phấn đấu để đạt được những mục tiêu còn lại.
Nhân dịp năm mới, năm Giáp Thìn, Tôi xin chúc Chính phủ và toàn thể người dân Việt Nam một năm mới thịnh vượng và hạnh phúc.
Phóng viên: Một trong những thách thức lớn về dân số mà Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay là tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Xin ông cho biết thêm về vấn đề này? Ông có đề xuất gì để đảm bảo già hóa dân số không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam?
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: Trước hết, đây là một tin tức tốt lành. Thực tế người dân Việt Nam sống thọ hơn là kết quả tích cực của sự phát triển và thịnh vượng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ sự thay đổi nhân khẩu học nào, điều quan trọng là phải hiểu và chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới để đảm bảo rằng mọi người đều có thể tiếp cận các dịch vụ có chất lượng như y tế, giáo dục và tài chính, và mọi người, kể cả người cao tuổi đều có thể hưởng một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá.
Đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng từ khoảng 14% vào năm 2022 lên gần 26%. Tỷ trọng trẻ em dưới 14 tuổi sẽ di chuyển theo chiều ngược lại giảm từ 23% xuống 17%. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực. Tại Việt Nam, tháp dân số năm 2019 cho thấy đất nước hiện đang có cơ hội dân số vàng. Nói cách khác, Việt Nam đang có “lợi tức về dân số”. Điều này dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2039 và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới với quá trình chuyển đổi từ “già hóa dân số” sang “dân số già” dự kiến sẽ ngắn hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác.
Các phát hiện của Tài khoản Chuyển nhượng Quốc gia của Việt Nam do Tổng cục Thống kê phối hợp với UNFPA thực hiện đã cung cấp bức tranh toàn diện về tác động của những thay đổi nhân khẩu học đối với việc hoạch định chính sách bằng cách đặt dân số là trung tâm của tăng trưởng và phát triển kinh tế và đánh giá tác động của những thay đổi nhân khẩu học đối với thu nhập quốc gia, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, chính sách dân số thường bị đánh giá thấp về tầm quan trọng của nó, dẫn đến nhiều hệ lụy về nhân khẩu học, có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực này không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng mà còn tránh được chi phí bổ sung khi giải quyết các thách thức liên quan ở giai đoạn sau.
Việt Nam hiện đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc. Việc áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời đối với vấn đề già hóa dân số, tuân thủ các nguyên tắc đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), được tổ chức cách đây 30 năm, sẽ giúp Việt Nam tận dụng các cơ hội của lợi tức dân số trong chuẩn bị cho quá trình già hóa dân số. Điều này bao gồm đầu tư vào nguồn nhân lực như tăng cường sự tham gia vào lực lượng lao động và hỗ trợ phụ nữ trong lực lượng lao động.
Phóng viên: Xin ông cho biết một số chương trình, dự án UNFPA sẽ triển khai tại Việt Nam trong năm 2024?
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: Năm 2024 là thời điểm nhắc nhở thế giới về kết quả mang tính đột phá của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), được tổ chức lần đầu tiên tại Cairo năm 1994, trong đó đề cao sự phát triển lấy con người làm trung tâm, quyền và sự lựa chọn cho tất cả mọi người, và theo đuổi các mục tiêu chung như hòa bình và thịnh vượng.
Là cơ quan Liên Hợp Quốc chuyên trách về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, UNFPA đang nỗ lực để không có ca tử vong mẹ khi có thể ngăn ngừa, không có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình nào không được đáp ứng, không bạo lực dựa trên cơ sở giới và không có bất cứ thực hành nào có hại vào năm 2030. Đảm bảo quyền và lựa chọn cho tất cả mọi người như quyền tự chủ thân thể là một nguyên tắc chính của phát triển lấy người dân làm trung tâm bởi vì những người có thể đưa ra lựa chọn về cơ thể của mình thường có nhiều lựa chọn tốt hơn trong suốt cuộc đời của họ. Ba mục tiêu này là một phần trong kế hoạch chiến lược toàn cầu của UNFPA, trong đó có Việt Nam, và của Chương trình Quốc gia lần thứ 10 của UNFPA tại Việt Nam, giai đoạn 2022-2026.
Trong năm 2024, UNFPA sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực chiến lược bao gồm quyền và sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; phát triển thanh niên; già hóa dân số; xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới cũng như các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Một số lĩnh vực mà tôi mong chờ nhất là hợp tác với các Bộ, ngành và các đối tác khác để xây dựng kế hoạch triển khai tiêm chủng ngừa HPV, nhân rộng Trung tâm Dịch vụ Một cửa (Ngôi Nhà Ánh Dương) và Đường dây nóng Quốc gia để hỗ trợ người bị bạo lực giới, hỗ trợ kỹ năng sống và giáo dục giới tính toàn diện cho thanh thiếu niên, đồng thời cung cấp dữ liệu dân số đầy đủ để hoạch định chính sách hiệu quả.
UNFPA sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình ứng phó với già hóa dân số của Việt Nam thông qua hỗ trợ hệ thống bảo trợ xã hội tổng hợp và chặt chẽ, đồng thời áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời và chuyển đổi giới tính về già hóa để đáp ứng nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận công bằng với thông tin và dịch vụ, đồng thời hỗ trợ sự tham gia và phát triển toàn diện của thanh niên, tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế bao gồm người dân tộc thiểu số, thanh thiếu niên, người khuyết tật, LGBTQI+, công nhân di cư.
UNFPA cũng tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với các Bộ và ngành để đảm bảo việc hoạch định chính sách và chương trình dựa trên bằng chứng và dựa trên quyền, lập ngân sách và giám sát thông qua các hoạt động can thiệp về xây dựng và phân tích dữ liệu. Và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới cũng như giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và các thực hành có hại khác, bao gồm tảo hôn. Một lĩnh vực cụ thể mà chúng tôi cam kết thực hiện là hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện kỳ vọng mong đợi thông qua phát triển cơ chế điều phối đa ngành ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để phòng chống bạo lực giới, đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu và không để ai bị bỏ lại phía sau. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả những người bị bạo lực giới có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kịp thời và chất lượng bất kể vị trí hoặc hoàn cảnh của họ.
Đây chỉ là một vài ví dụ về nỗ lực của UNFPA nhằm “tạo ra một thế giới nơi việc mang thai được mong muốn, mọi ca sinh nở đều an toàn và tiềm năng của mỗi người trẻ tuổi đều được phát huy”.
Phóng viên: Xin cảm ơn!
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀Phạm Thu Hương
Nguồn: https://vietnam.unfpa.org
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, khuyến nghị Việt Nam nên đầu tư vào nguồn nhân lực bao gồm cả việc nâng cao sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động cũng như hỗ trợ phụ nữ khi làm việc để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình già hóa. Ông Matt Jackson đã phát biểu khi trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam (VNA) nhân dịp Tết Nguyên Đán.
Sau đây là toàn văn phỏng vấn.
Phóng viên: Sau 4 tháng tại Việt Nam với tư cách là Trưởng đại diện UNFPA, Ông cảm nhận thế nào về văn hóa, đất nước và con người Việt Nam?
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: Việt Nam là một quốc gia giàu về văn hóa, lịch sử và có cảnh quan đẹp. Khát vọng về một tương lai tươi sáng hơn đã giúp Việt Nam vượt qua thời kỳ khó khăn, mang lại hạnh phúc cho nhiều người và đảm bảo rằng Việt Nam là thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Liên Hợp Quốc.
Tuy mới đảm nhiệm vị trí Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cách đây vài tháng, nhưng tôi đã có may mắn đến được các vùng khác nhau của Việt Nam và gặp gỡ những con người Việt Nam tuyệt vời. Tôi rất biết ơn vì có cơ hội thúc đẩy quan hệ đối tác giữa UNFPA với Chính phủ và người dân Việt Nam, đồng thời đóng góp cho những đổi thay đang diễn ra trên khắp đất nước, từ việc giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu đến tận dụng các cơ hội tăng trưởng kinh tế và biến động dân số. UNFPA đã duy trì hợp tác với Việt Nam trong suốt 46 năm và gặt hái được nhiều thành công. Trong những chuyến đi gần đây, tôi học được nhiều điều về mối quan hệ đối tác này cũng như nền văn hóa phong phú của Việt Nam, trong đó có chuyến thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghệ An và quê hương đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh.
Việt Nam đã có nhiều thay đổi kể từ lần đầu tiên tôi đặt chân đến đất nước các bạn cách đây 13 năm, nhưng điều tôi thích thú nhất cho đến nay là được gặp gỡ người dân Việt Nam. Cho dù đó là cuộc trò chuyện với các Bộ trưởng hay các nhân viên xã hội tại Trung tâm dịch vụ một cửa (Ngôi nhà Ánh Dương) do UNFPA phối hợp với Bộ LĐTBXH sáng lập, sinh viên Đại học FPT Hà Nội hay các nhóm cộng đồng hỗ trợ người cao tuổi ở các tỉnh phía Nam, tất cả đều khiến tôi ấn tượng vì tình người ấm áp. Ngoài ra, tôi không thể không nhắc đến những món ăn tuyệt vời và các sản phẩm tươi ngon từ khắp đất nước. Không có gì lạ khi Việt Nam được biết đến là đất nước với những con người thân thiện và đồ ăn ngon.
Trước thềm Tết Nguyên đán, tôi xin chúc mừng Việt Nam vì những cam kết mạnh mẽ với Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc đã được thể chế hóa trong Kế hoạch hành động quốc gia. Việt Nam đang đạt được tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục phấn đấu để đạt được những mục tiêu còn lại.
Nhân dịp năm mới, năm Giáp Thìn, Tôi xin chúc Chính phủ và toàn thể người dân Việt Nam một năm mới thịnh vượng và hạnh phúc.
Phóng viên: Một trong những thách thức lớn về dân số mà Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay là tình trạng già hóa dân số nhanh chóng. Xin ông cho biết thêm về vấn đề này? Ông có đề xuất gì để đảm bảo già hóa dân số không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững ở Việt Nam?
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: Trước hết, đây là một tin tức tốt lành. Thực tế người dân Việt Nam sống thọ hơn là kết quả tích cực của sự phát triển và thịnh vượng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ sự thay đổi nhân khẩu học nào, điều quan trọng là phải hiểu và chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới để đảm bảo rằng mọi người đều có thể tiếp cận các dịch vụ có chất lượng như y tế, giáo dục và tài chính, và mọi người, kể cả người cao tuổi đều có thể hưởng một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá.
Đến năm 2050, tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng từ khoảng 14% vào năm 2022 lên gần 26%. Tỷ trọng trẻ em dưới 14 tuổi sẽ di chuyển theo chiều ngược lại giảm từ 23% xuống 17%. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực. Tại Việt Nam, tháp dân số năm 2019 cho thấy đất nước hiện đang có cơ hội dân số vàng. Nói cách khác, Việt Nam đang có “lợi tức về dân số”. Điều này dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2039 và Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới với quá trình chuyển đổi từ “già hóa dân số” sang “dân số già” dự kiến sẽ ngắn hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác.
Các phát hiện của Tài khoản Chuyển nhượng Quốc gia của Việt Nam do Tổng cục Thống kê phối hợp với UNFPA thực hiện đã cung cấp bức tranh toàn diện về tác động của những thay đổi nhân khẩu học đối với việc hoạch định chính sách bằng cách đặt dân số là trung tâm của tăng trưởng và phát triển kinh tế và đánh giá tác động của những thay đổi nhân khẩu học đối với thu nhập quốc gia, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, chính sách dân số thường bị đánh giá thấp về tầm quan trọng của nó, dẫn đến nhiều hệ lụy về nhân khẩu học, có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực này không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội và cộng đồng mà còn tránh được chi phí bổ sung khi giải quyết các thách thức liên quan ở giai đoạn sau.
Việt Nam hiện đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc. Việc áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời đối với vấn đề già hóa dân số, tuân thủ các nguyên tắc đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), được tổ chức cách đây 30 năm, sẽ giúp Việt Nam tận dụng các cơ hội của lợi tức dân số trong chuẩn bị cho quá trình già hóa dân số. Điều này bao gồm đầu tư vào nguồn nhân lực như tăng cường sự tham gia vào lực lượng lao động và hỗ trợ phụ nữ trong lực lượng lao động.
Phóng viên: Xin ông cho biết một số chương trình, dự án UNFPA sẽ triển khai tại Việt Nam trong năm 2024?
Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: Năm 2024 là thời điểm nhắc nhở thế giới về kết quả mang tính đột phá của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), được tổ chức lần đầu tiên tại Cairo năm 1994, trong đó đề cao sự phát triển lấy con người làm trung tâm, quyền và sự lựa chọn cho tất cả mọi người, và theo đuổi các mục tiêu chung như hòa bình và thịnh vượng.
Là cơ quan Liên Hợp Quốc chuyên trách về sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, UNFPA đang nỗ lực để không có ca tử vong mẹ khi có thể ngăn ngừa, không có nhu cầu kế hoạch hóa gia đình nào không được đáp ứng, không bạo lực dựa trên cơ sở giới và không có bất cứ thực hành nào có hại vào năm 2030. Đảm bảo quyền và lựa chọn cho tất cả mọi người như quyền tự chủ thân thể là một nguyên tắc chính của phát triển lấy người dân làm trung tâm bởi vì những người có thể đưa ra lựa chọn về cơ thể của mình thường có nhiều lựa chọn tốt hơn trong suốt cuộc đời của họ. Ba mục tiêu này là một phần trong kế hoạch chiến lược toàn cầu của UNFPA, trong đó có Việt Nam, và của Chương trình Quốc gia lần thứ 10 của UNFPA tại Việt Nam, giai đoạn 2022-2026.
Trong năm 2024, UNFPA sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực chiến lược bao gồm quyền và sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; phát triển thanh niên; già hóa dân số; xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới cũng như các hành vi có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Một số lĩnh vực mà tôi mong chờ nhất là hợp tác với các Bộ, ngành và các đối tác khác để xây dựng kế hoạch triển khai tiêm chủng ngừa HPV, nhân rộng Trung tâm Dịch vụ Một cửa (Ngôi Nhà Ánh Dương) và Đường dây nóng Quốc gia để hỗ trợ người bị bạo lực giới, hỗ trợ kỹ năng sống và giáo dục giới tính toàn diện cho thanh thiếu niên, đồng thời cung cấp dữ liệu dân số đầy đủ để hoạch định chính sách hiệu quả.
UNFPA sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình ứng phó với già hóa dân số của Việt Nam thông qua hỗ trợ hệ thống bảo trợ xã hội tổng hợp và chặt chẽ, đồng thời áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời và chuyển đổi giới tính về già hóa để đáp ứng nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương nhất. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận công bằng với thông tin và dịch vụ, đồng thời hỗ trợ sự tham gia và phát triển toàn diện của thanh niên, tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương và nhóm yếu thế bao gồm người dân tộc thiểu số, thanh thiếu niên, người khuyết tật, LGBTQI+, công nhân di cư.
UNFPA cũng tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với các Bộ và ngành để đảm bảo việc hoạch định chính sách và chương trình dựa trên bằng chứng và dựa trên quyền, lập ngân sách và giám sát thông qua các hoạt động can thiệp về xây dựng và phân tích dữ liệu. Và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới cũng như giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới và các thực hành có hại khác, bao gồm tảo hôn. Một lĩnh vực cụ thể mà chúng tôi cam kết thực hiện là hỗ trợ Chính phủ trong việc thực hiện kỳ vọng mong đợi thông qua phát triển cơ chế điều phối đa ngành ở cấp quốc gia và cấp tỉnh để phòng chống bạo lực giới, đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu và không để ai bị bỏ lại phía sau. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả những người bị bạo lực giới có thể tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ kịp thời và chất lượng bất kể vị trí hoặc hoàn cảnh của họ.
Đây chỉ là một vài ví dụ về nỗ lực của UNFPA nhằm “tạo ra một thế giới nơi việc mang thai được mong muốn, mọi ca sinh nở đều an toàn và tiềm năng của mỗi người trẻ tuổi đều được phát huy”.
Phóng viên: Xin cảm ơn!
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
Phạm Thu Hương
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác