18/10/2019 12:00
Thông tin thuốc là việc thu thập, cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc bao gồm chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc và các thông tin khác liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các cơ sở có trách nhiệm thông tin thuốc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của cơ quan quản lý nhà nước về dược, tổ chức, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc gồm những nội dung sau:
-
Làm cách nào để phân biệt sản phẩm là thuốc, Trang 02
thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm
-
Liều dùng và cách dùng thuốc PPI Trang 04
-
Danh mục thuốc không nên nhai- bẻ- nghiền Trang 06
-
5 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an tòan Trang 09
-
Thức ăn đồ uống ảnh hưởng đến thuốc Trang 15
-
6 Nguyên tắc sử dụng thuốc nhóm Corticoid Trang 21
-
Danh mục thuốc cấm đình chỉ lưu hành Trang 23
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT SẢN PHẨM LÀ THUỐC, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HAY MỸ PHẨM? ✍
1. Thuốc: là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, văcxin, sinh phẩm y tế. Thuốc tây (tân dược) hay thuốc nam (đông dược) đều phải được sản xuất tại các nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc – theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Thuốc không phải là thực phẩm, phải cẩn trọng khi dùng, phải đúng liều đúng lượng.
2. Mỹ phẩm: một chất hoặc chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Mỹ phẩm không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc chữa bệnh và không được phép kê đơn cho người bệnh.
3. Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Thực phẩm chức năng có tác dụng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe người sử dụng. Cũng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc, không được phép kê đơn cho người bệnh.
Ngoài ra, trong thực tế, chúng ta còn gặp rắc rối là việc phân chia không thể rạch ròi vì có nhiều chất khó phân ranh giữa thuốc và thực phẩm. Bản thân thực phẩm chức năng hoặc có chứa yếu tố có lợi với hàm lượng cao hoặc được “cải tạo” để có nhiều tác dụng sinh học hơn (như sữa có thêm canxi, sữa chuyên cho người đái tháo đường…), những thực phẩm chức năng này còn được gọi là thực phẩm thuốc hay dược phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, một số mỹ phẩm cũng có tác dụng chữa bệnh: kem chống nắng, kem chống khô da, bột hút ẩm… rất hữu ích trong điều trị bệnh ngoài da.
Vậy để nhận biết thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm một cách chính xác hơn nữa, chúng ta cần biết mã số đăng ký lưu hành như sau:
1. Nhận biết sản phẩm là THUỐC:
Trên hộp ghi là số đăng ký (SĐK): V… - (Số được cấp) – (Năm cấp số đăng ký)
Trong đó:
• VD : thuốc sản xuất trong nước
• VN : thuốc nhập khẩu
• V…-H12 : thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước
• VS : thuốc dùng ngoài sản xuất trong nước
• GC : thuốc sản xuất gia công
• QLĐB : các thuốc quản lý đặc biệt
🗒 Ví dụ: SĐK: VN-17834-14
Có nghĩa là: Thuốc nhập khẩu có số thứ tự được cấp là 17834 và cấp năm 2014
2. Nhận biết sản phẩm là THỰC PHẨM CHỨC NĂNG:
Cách đơn giản nhất đó là trên bao bì sản phẩm có dòng chữ: Thực phẩm chức năng hoặc Thực phẩm dinh dưỡng hoặc Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra để nhận biết sản phẩm là thực phẩm chức năng có thể dựa vào cách ghi số đăng ký (SKĐ) trên hộp:
+ Đối với SĐK do Bộ Y tế (Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm) cấp:
(Số được cấp)/ (Năm cấp)/ ATTP-XNCB
Ví dụ: 8133/2015/ATTP-XNCB
Trong đó:
8133: số thứ tự
2015: năm cấp
ATTP-XNCB: An toàn thực phẩm – Xác nhân công bố
+ Đối với SKĐ do Sở y tế cấp:
(Số thứ tự)/ (Năm cấp)/ YT+(tên viết tắt tỉnh, thành phố) -XNCB
Ví dụ: 123/2010/YTBG-XNCB
Trong đó: 123: số thứ tự
2010: năm cấp
YTBG: Y tế Bắc Giang
XNCB: Xác nhận công bố
3. Nhận biết sản phẩm là MỸ PHẨM:
Số đăng ký ghi trên hộp là số công bố mỹ phẩm (SCBMP):
(số được cấp)/ (năm cấp)/ CBMP-(nơi cấp)
Ví dụ: Số CBMP: 58/18/CBMP-CT
Có nghĩa là: Mỹ phẩm có số thứ tự được cấp là 58, cấp năm 2018 và nơi cấp
Liều và cách dùng thuốc PPI
LIỀU VÀ CÁCH DÙNG ỨC CHẾ BƠM PROTON (PPI)
Hầu hết các thuốc ức chế bơm proton (PPI) có hai chế độ liều là chế độ liều chuẩn (standard dose) và chế độ liều thấp (low dose). Các PPI thường được dùng bằng đường uống với hai dạng bào chế là viên nén hoặc viên nang. Dạng đường tiêm tĩnh mạch chỉ được sử dụng đối với một số PPI.
Ở người lớn bị rối loạn acid dạ dày không biến chứng thường đòi hỏi dùng liều khởi đầu PPI uống là liều chuẩn.
Sử dụng PPI ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản (các triệu chứng phổ biến như ợ chua, cảm giác buồn nôn) cần phải được xem xét kỹ hơn.
Chỉ định
Esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole và rabeprazole sử dụng bằng đường uống được bào chế dưới dạng viên nén hoặc viên nang bao tan trong ruột. Những dạng thuốc này không nên nhai hoặc bẻ viên thuốc mà hãy nuốt nguyên viên thuốc với một lượng nhỏ nước hay nước trái cây. Ngoài ra, esomeprazole và pantoprazole còn được bào chế thành các hạt nhỏ đựng trong gói, có thể được uống bằng cách hòa với nước hoặc nước trái cây.
Esomeprazole, omeprazole và pantoprazole còn được phê duyệt dùng đường tiêm tĩnh mạch (IV) cho một số chỉ định chọn lọc.
Liều lượng
Hầu hết PPI có ít nhất hai chế độ liều là chế độ liều chuẩn và chế độ liều thấp. Một số PPI còn có thêm chế độ liều khác (ví dụ, esomeprazole có chế độ liều cao là 40mg)
Sử dụng PPI trong thời gian ngắn có thể điều trị rối loạn acid dạ dày tá tràng không biến chứng.
Sử dụng PPI liều chuẩn trong thời gian ngắn thích hợp trong điều trị một số bệnh nhân rối loạn acid dày không biến chứng. Tuy nhiên, cần sử dụng PPI ở liều cao hơn hoặc dùng liên tục trong thời gian dài để điều trị những bệnh khác. Trên những bệnh nhân dùng PPI kéo dài cần phải được đánh giá xem liệu có nên tiếp tục chỉ định thuốc không.
Trào ngược dạ dày – thực quản
Sử dụng PPI liều chuẩn hàng ngày trong vòng 4-8 tuần. Nếu tình trạng bệnh không tiến triển mặc dù đã sử dụng thuốc ở chế độ liều chuẩn đều đặn vào thời gian phù hợp thì có thể tăng gấp đôi liều PPI (ví dụ như omeprazole 20 mg tăng lên hai lần/ngày) trong 4 tuần, hoặc bệnh nhân nên được chỉ định nội soi dạ dày hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Nếu các triệu chứng được kiểm soát tốt sau 4-8 tuần, thử liệu pháp hạ bậc điều trị (giảm liều, sử dụng khi cần thiết hoặc ngừng sử dụng).
Bệnh loét dạ dày tá tràng do Helicobacter pylori.
Để diệt H.pylori sử dụng PPI liều chuẩn 2 lần/ngày kết hợp với amoxicillin và clarithromycin trong 7 ngày đầu tiên là lựa chọn đầu tay (first line).Tiếp tục sử dụng PPI ở bệnh nhân có loét dạ dày, với vết loét lớn (> 1 cm) hoặc vết loét bị biến chứng cho đến khi kết quả nội soi cho thấy vết loét đã lành. Ngưng sử dụng nếu có kết quả điều trị âm tính với H. pylori.
Bệnh loét dạ dày do NSAID
Sử dụng liều chuẩn PPI hàng ngày trong vòng 8-12 tuần để chữa lành các vết loét. Nếu có thể nên ngưng sử dụng các NSAID, thay vào đó hãy dùng paracetamol và các phương pháp vật lý trị liệu thay thế khác.
Duy trì sử dụng PPI để giảm nguy cơ tái phát nếu bệnh nhân được chỉ định phải sử dụng NSAIDS liên tục dài ngày.
Hội chứng Barret thực quản
Lưu ý: Bệnh nhân bị Barrett thực quản nên được kiểm soát bởi chuyên gia y tế trong quá trình điều trị.
Sử dụng PPI như ở hội chứng trào ngược dạ dày- thực quản, nếu các triệu chứng được kiểm soát thì nên hạ bậc điều trị.
Liều cao hơn của PPI có thể được sử dụng nhưng phải tùy vào việc kiểm soát triệu chứng và mức độ viêm thực quản. Thiếu bằng chứng về việc sử dụng PPI để ngăn ngừa quá trình tiến triển bệnh thành ung thư thực quản.
Sử dụng thuốc PPI liên tục, dài ngày
Điều trị PPI liên tục dài ngày được chỉ định trong những trường hợp đặc biệt:
· Kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản không kiểm soát được triệu chứng khi thử hạ bậc điều trị.
· Kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng ở bệnh nhân bị viêm thực quản nặng, hẹp thực quản hoặc xơ cứng thực quản. Có thể cần phải dùng liều cao hơn liều chuẩn PPI để khởi đầu điều trị.
· Điều trị và phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng do H.pylori nếu phác đồ diệt khuẩn thất bại hoặc chống chỉ định.
Dự phòng cho những bệnh nhân sử dụng dài hạn NSAID mà có nguy cơ cao bị loét dạ dày tá tràng do NSAID.
·Kiểm soát triệu chứng, chữa lành và ngăn ngừa loét dạ dày – tá tràng ở bệnh nhân bị hội chứng Zollinger-Ellison. Có thể cần dùng liều cao hơn liều chuẩn PPI để khởi đầu điều trị.
DANH MỤC THUỐC KHÔNG NÊN NHAI- BẺ-NGHIỀN
Vì sao một số thuốc không được nhai, bẻ nhỏ hoặc nghiền ?
Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làmthay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh. Các thuốc viên không nên nhai, bẻ nghiền bao gồm:
Viên phóng tích kéo dài: viên được thiết kế để giải phóng họat chất trong thời gian dài làm cho nồng độ thuốc trong máu ổn định, giảm số lần dùng thuốc, thuờng có kí hiệu ER, SR, LA, XR, MR, CD, XL, CR, LP. Nghiền viên phóng thích kéo dài sẽ làm giải phóng tòan bộ lượng lớn họat chất dẫn tới thuốc được hấp thu thanh và nhiều hơn thiết kế của viên, làm tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn, tăng độc tính cũng như làm giảm thời gian tác động của thuốc.
Viên bao tan trong ruột: viên được thiết kế để bảo vệ họat chất không bị phá hủy bởi acid dịch vị dạ dày, thuờng có kí hiệu EC hoặc EN nghiền viên bao tan trong ruột sẽ phá hủy lớp bao cho phép giải phóng họat chất trong dạ dày dẫn tới tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn và giảm hiệu quả điều trị do thuốc đã phá hủy trong môi trường achid dịch vị. Một số trường hợp có thể dẫn tới kích ứng tại chỗ và gây lóet do thuốc dị dính trong cổ họng và thực quản.
Một số viên khác: Thuốc điều trị ung thư, độc tế bào, ức chế miễn dịch, viên sủi, viên ngậm, viên ngậm dưới lưỡi, viên bao phim nhằm che dấu vị đắng, tránh ánh sáng hoặc làm trơn. Trong đó không nên nhai- bẻ- Nghiền các thuốc viên phóng thích kéo dài, viên bao tan trong ruột, các viên khác (thuốc điều trị ung thư, thuốc độc tế bào, ức chế miễn dịch) chỉ nghiền khi có phương tiện bảo hộ và dụng cụ phù hợp. Một số thuốc viên không nên nhai bẻ nghiền theo khuyến cáo của ngà sản xuất nhưng trong trưừong hợp khó nuốt hoặc bệnh nhân đặt sonde dạ dày có thể phân tán viên trong nước theo hướng dẫn.
BẢNG 01
Kí hiệu nhận biết thuốc giải phóng kéo dài
|
Kí hiệu
|
Tên tiếng Anh
|
Tên tiếng Việt
|
LA
|
Long acting
|
Tác dụng kéo dài
|
CR
|
Controlled release
|
Phóng thích có kiểm soát
|
CD
|
controlled delivery
|
Phóng thích có kiểm soát
|
SR
|
Sustained release
|
Phóng thích chậm
|
XL/XR
|
Extended release
|
Phóng thích kéo dài
|
SA
|
Sustained action
|
Tác dụng kéo dài
|
DA
|
Delayed action
|
Tác dụng kéo dài
|
MR
|
Modified release
|
Tác dụng kéo dài
|
ER
|
Extended release
|
Tác dụng kéo dài
|
PA
|
Prolonged action
|
Tác dụng kéo dài
|
Retard
|
Retard
|
Chậm
|
BẢNG 2:
DANH MỤC THUỐC KHÔNG NÊN NHI BẺ NGHIỀN TẠI TTYT HUYỆN KRÔNG ANA
STT
|
TÊN THUỐC
|
HỌAT CHẤT
|
DẠNG BÀO CHẾ
|
GHI CHÚ
|
1
|
Adalat LA 10mg
|
Nifedipin
|
Viên phóng thích kéo dài
|
|
2
|
Aspirin 81mg
|
Acetylsalicylic
|
Viên bao tan trong ruột
|
|
3
|
Colchicine galien 1mg
|
Colchicin
|
Viên nén
|
|
4
|
Dalekine 200mg
|
Valproat natri
|
Viên bao tan trong ruột
|
|
5
|
Ardineclav 500/125 500mg + 125mg
|
Amoxcillin + Clavulanicacid
|
Viên nén
|
Có rãnh giữa có thể bẻ viên
|
6
|
Vitamin C stada 1g
|
Vitamin C
|
Viên sủi
|
Sau khi hòa tan uống ngay
|
7
|
Nitralmyl 2,6mg
|
Glyceryl trinitrat (Nitroglycerin)
|
Viên nang
|
|
8
|
Esomeprazol 20mg
|
Esomeprazol
|
Viên nang
|
Có thể tháo viên theo hứơng dẫn BS
|
9
|
Dogastrol 40 mg
|
Pantoprazol
|
Viên nén bao phin tan trong ruột
|
|
10
|
TRIMPOL MR 35mg
|
Trimetzidin
|
Viên nén phóng thích kéo dài
|
|
11
|
Perglim M-2 2mg + 500mg
|
Gliclazid+Metformin
|
Viên nén phóng thích chậm
|
|
12
|
Melanov-M 80mg+500mg
|
Glimepirid+Metformin
|
Viên nén phóng thích chậm
|
|
13
|
Hapenxin capsules 500mg
|
Cefalexin
|
Viên nang
|
Không được mở viên chia liều
|
14
|
Cefadroxil 500mg
|
Cefadroxil
|
Viên nang
|
Không được mở vien chia liều
|
15
|
PANAGIN 175mg + 166,3mg
|
Magnesi aspartat + kali aspartat
|
Viên nén
|
|
16
|
VasHasan MR 35mg
|
Trimetazidin
|
Viên phóng thích kéo dài
|
|
5 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH AN TÒAN
Thuốc kháng sinh là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại, giúp cứu sống hàng triệu người mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, kháng kháng sinh đang gia tăng mức độ nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của cộng đồng. Đáng chú ý, sử dụng kháng sinh tại nước ta đã tăng vọt trong giai đoạn 2009-2015 với mức tăng gần gấp 3 so với giai đoạn 2005-2009, đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. “Chấm dứt lạm dụng kháng sinh - Chung tay hành động ngay hôm nay” với 5 nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh dưới đây
1. Dùng kháng sinh không đúng thuốc làm giảm hiệu quả của thuốc
Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước rất nhỏ, bao gồm cả vi khuẩn, virus và nấm. Ví dụ: Virus cúm thường gây ra ho và cảm lạnh, vi khuẩn phế cầu có thể gây viêm phổi, nấm sợi có có thể gây nhiễm trùng da. Ngoài ra, các vi sinh vật khác nhau có thể là nguyên nhân của cùng một loại bệnh. Chẳng hạn như: viêm họng có thể do cả vi khuẩn hoặc virus gây ra.. Tuy nhiên, chỉ có các bệnh gây ra bởi vi khuẩn thì kháng sinh mới có hiệu quả. Kháng sinh chỉ tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, chứ không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác.
Dùng kháng sinh đúng cách, vi khuẩn có thể học cách chống lại kháng sinh, làm cho kháng sinh không còn tác dụng.
2. Kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cúm, cảm lạnh
Các bệnh cảm lạnh, cúm; hầu hết các trường hợp viêm họng, viêm phế quản (85-95 %) là do virus gây ra. Kháng sinh không có tác dụng điều trị với các trường hợp này.
Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh do vi khuẩn, chiếm 20-30 % các ca viêm họng ở trẻ em và 5-15% các ca viêm họng ở người lớn. Bệnh này cần được điều trị bằng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn hiệu quả và không gây kháng kháng sinh.
3. Dùng kháng sinh đúng để đảm bảo hiệu quả của thuốc: Đúng kháng sinh; Đúng liều dùng; Đúng đường dùng; Đúng thời gian
Kháng sinh ngày nay đã trở thành một loại thuốc được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh gây ra hiện tượng kháng thuốc cùng nhiều tác hại khác như: không hiệu quả, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và có thể lây truyền sang người khác.
4. Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân hoặc bạn bè
-
Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.
-
Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn dù cho bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị sớm quá, một số vi khuẩn có thể sống sót và lại gây bệnh.
-
Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị đúng và làm cho vi Nếu bác sĩ của bạn xác định rằng bạn không mắc bệnh nhiễm khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn.
5. Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ
Viêm họng do liên cầu khuẩn là một loại bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra. Nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thận hoặc thấp tim. Điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp làm giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian bị bệnh, giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng trên. Đồng thời giúp hạn chế lây bệnh cho những người xung quanh.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị, cần phải dùng kháng sinh đủ liều và đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ. Ngừng kháng sinh sớm hoặc không đủ liều có thể gây ra đề kháng kháng sinh, bệnh dễ tái phát lại và nghiêm trọng hơn so với ban đầu.
Hãy luôn ghi nhớ: dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều lượng, không bỏ sót liều và dùng đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ, kể cả khi bạn đã thấy khỏe hơn. Bỏ dở liệu trình điều trị là cơ hội cho vi khuẩn sống sót trở lại, tiếp tục nhân lên và đề kháng lại kháng sinh.
THỨC ĂN ĐỒ UỐNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THUỐC
Bưởi
Bưởi là loại quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe.Nhưng bưởi lại có phản ứng với hầu hết các loại thuốc nên nếu bạn vô tình kết hợp bưởi cùng với thuốc thì sẽ dẫn đến tình trạng tương tác thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc thậm chí còn xảy ra những tác dụng phụ gây nguy hiểm cho cơ thể.
Dù bạn có uống nước ép bưởi trước hoặc sau vài giờ bạn uống thuốc thì nó vẫn có thể vẫn còn nguy hiểm. Thế nên tốt nhất bạn không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đang sử dụng các loại thuốc.
Nước cam
Cam cũng là một loại quả có chứa nhiều axit nên bạn cần lưu ý khi đang sử dụng các loại thuốc chống axit có chứa nhôm. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng nước cam với các loại thuốc kháng sinh.
Chocolat
Đây là món ăn phổ biến được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên bạn nên dừng ăn loại thức ăn này nếu bạn đang điều trị bệnh trầm cảm bằng loại thuốc IMAO. Vì trong chocolate có chứa 1 lượng chất cafein làm tăng tác dụng của Ritalin(methylphenidate) và giảm tác dụng của Ambien (zopidem), khiến cho bạn không những không khỏi bệnh mà còn làm cho bệnh càng trầm trọng hơn.
Sữa
Uống thuốc kết hợp với sữa sẽ làm giảm tác dụng của thuốc và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất sắt của cơ thể. Canxi có trong sữa, sữa đậu nành, nước trái cây chứa sữa có thể cản trở tính hiệu quả của thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp. Tốt nhất bạn nên uống sữa sau khi dùng thuốc ít nhất là 4 giờ.
Thuốc lá
Thuốc lá là thứ mà bạn tuyệt đối không được sử dụng sau khi uống thuốc. Bởi nicotin sẽ gia tăng tốc độ phân giải thuốc trong gan không cung cấp đủ nồng độ thuốc trong máu và không phát huy được tác dụng của thuốc.
Chất cồn
Uống rượu khi dùng thuốc sẽ làm mất ác dụng của hầu hết các loại thuốc. Các chuyên gia cảnh báo, trong thời gian bạn uống thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần mà vẫn sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tử vong. Sử dụng thuốc cùng những loại đồ uống chứa cồn có thể gây tử vong
Nước nóng
Không nên sử dụng thuốc với nước nóng vì Enzyme là thành phần trợ giúp multienzyme tiêu hóa hiệu quả hơn nhưng khi gặp nước nóng sẽ làm biến đổi nước và làm mất tác dụng trợ giúp tiêu hóa của thuốc.
Rau có lá màu xanh sẫm
Các loại thuốc điều trị chống đông đặc máu sẽ phản ứng vitamin K có trong rau có lá màu xanh sẫm như bông cải xanh, bina có thể gây nên những tác dụng phụ với thuốc.
Để tốt cho sức khỏe bạn không nên uống các loại thuốc có chứa canxi trong vòng 2 tiếng trước và sau khi ăn rau các loại rau có lá màu xanh sẫm.
Cam thảo đen
Cam thảo được coi là một vị thuốc quý trong đông y. Nhưng dùng cam thảo đen những loại thuốc dùng để hỗ trợ tim mạch, điều trị chứng rối loạn nhịp tim thì có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm độc và gây hại cho dạ dày. Không những thế, cam thảo đen còn làm giảm hiệu quả với những loại thuốc lợi tiểu và thuốc điều trị huyết áp.
Nhân sâm
Nhân sâm làm tăng huyết áp khi sử dụng vì thế nó rất nguy hiểm với bệnh nhân tăng huyết áp hoặc với thai phụ nếu dùng không đúng cách. Nhân sâm còn làm chảy máu khi dùng thuốc aspirin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và ketoprofen.
Cà phê
Đây là loại đồ uống có chứa nhiều caphein có thể phản ứng với các loại thuốc hen suyễn rất nguy hiểm. Đặc biệt cà phê nếu phải “chung sống” với viên sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt một cách nghiêm trọng. Do đó, cần phải tránh dùng mọi thức ăn, đồ uống như cà phê, nước giải khát có chứa caffeine trong suốt thời gian dùng thuốc kháng sinh.
Trà xanh
Bình thường trà xanh là loại đồ uống thanh lọc rất có lợi cho sức khỏe nhưng với thuốc chống ung thư có tên bortezomib –có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư thì trà xanh lại là thức uống khắc tinh của thuốc.
Nước trà xanh lại có thể giữ các tế bào ung thư ở lại và phát triển mạnh mẽ hơn trong cơ thể. Hãy nhớ rằng trà xanh có thể giúp bạn chống lại ung thư nhưng lại “phản bội” bạn trong quá trình điều trị ung thư bằng thuốc.
Tỏi
Tỏi là loại gia vị thường được sử dụng để dậy mùi món ăn có tác dụng kháng khuẩn, phòng ngừa ưng thư, giảm huyết áp nhưng khi kết hợp với thuốc trị tiểu đường có thể gây giảm đường huyết trong máu đột ngột.
Chuối
Trong chuối có chứa hàm lượng kali cao, khi sử dụng cùng thuốc lợi tiểu sẽ gia tăng sự tích lũy kali trong cơ thể gây biến chứng về tim mạch và huyết áp.
Thực phẩm quá giàu chất xơ
Thực phẩm có chứa hàm lượng lớn chất xơ như cám gạo, ngũ cốc hoặc bánh gạo có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của dạ dày với những loại thuốc điều trị tim như Lanoxin, Lipitor và Zocor. Ngoài ra đây cũng là nhóm thực phẩm làm giảm hiệu quả của thuốc chống suy nhược.
6 NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC CORTICOID
Thuốc Corticoid là nhóm thuốc hormon tuyến vỏ thượng thận, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Đây là nhóm thuốc quan trọng, có nhiều ý nghĩa trong điều trị. Tuy nhiên đây cũng là nhóm thuốc được xếp vào nhóm các thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì thế, để sử dụng nhóm thuốc này cần thận trọng và tuân thủ đúng các nguyên tắc sử dụng thuốc corticoid.
Nguyên tắc 1: Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ
Thuốc corticoid là thuốc kê đơn, việc mua bán, sử dụng nhóm thuốc này phải có đơn của bác sỹ. Đây không đơn thuần là vấn đề thực hiện đúng quy định mà nó thực sự cần thiết vì sức khỏe của chính người bệnh.
Tuy nhiên trong thực tế, việc sử dụng nhóm thuốc này ở Việt Nam hiện nay rất bừa bãi. Thuốc corticoid được bán vô tội vạ ở các nhà thuốc, quầy thuốc mà không cần đơn của bác sỹ. Điều này thực sự nguy hiểm bởi vì nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng mà người bệnh, thậm chí người bán thuốc không biết hoặc không lường hết được.
Nguyên tắc 2. Sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
Liều dùng của thuốc Corticoid khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào loại bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh, giai đoạn tiến triển của bệnh và đáp ứng của người bệnh với thuốc. Chính vì thế, để có liều điều trị hợp lý thì bác sỹ cần có kinh nghiệm điều trị. Nguyên tắc đặt ra là sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, sử dụng trong thời gian ngắn nhất. Điều này giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ của nhóm thuốc Corticoid.
Nguyên tắc 3. Dùng thuốc vào buổi sáng và cách ngày đối với điều trị dài ngày
Đối với bệnh cần dùng thuốc corticoid dài ngày thì nên dùng thuốc vào buổi sáng và cách ngày (hai ngày dùng một lần). Điều này phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, hạn chế tác dụng phụ ức chế trục dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận của cơ thể.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, tuyến vỏ thượng thận tiết ra hormon cortisol. Nồng độ cortisol trong máu tăng dần từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng thì đạt cực đại sau đó giảm dần. Chính vì thế việc uống hoặc tiêm thuốc corticoid vào buổi sáng, tốt nhất là 8 giờ sáng và cách ngày là phù hợp với nhịp sinh lý của cơ thể, hạn chế được tác dụng phụ ức chế trục dưới đồi- tuyến yên- thượng thận.
Nguyên tắc 4. Thuốc corticoid thường chỉ điều trị triệu chứng, chỉ sử dụng khi cần thiết
Trong đa số trường hợp, thuốc corticoid chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng, không có tác dụng điều trị căn nguyên bệnh. Ví dụ, uống thuốc corticoid có thể làm mất triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng nhưng không có khả năng loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng là các dị nguyên. Trường hợp khác, thuốc corticoid có thể giảm đau xương khớp do có tác dụng kháng viêm nhưng không thể điều trị dứt điểm được bệnh viêm xương khớp, thậm chí còn làm nặng thêm tình trạng bệnh hoặc gây lệ thuộc thuốc.
Vì thế trong đa số trường hợp, việc điều trị cốt yếu vẫn phải là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Thuốc corticoid chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng, thường có ý nghĩa trong các bệnh cấp tính hoặc đợt cấp của bệnh mãn tính. Việc lạm dụng thuốc corticoid không khỏi được bệnh, ngược lại có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Nguyên tắc 5. Khi điều trị dài ngày với thuốc corticoid, không được dừng thuốc đột ngột
Dùng thuốc corticoid dài ngày (từ 2 tuần trở lên), không được dừng thuốc đột ngột. Khi cần dừng thuốc thì phải giảm liều từ từ. Điều này giúp cho cơ thể thich nghi dần dần, không gây sốc, giảm thiểu nguy cơ suy thượng thận.
Nguyên tắc 6. Không được chủ quan với thuốc corticoid dùng ngoài
Các thuốc corticoid dùng ngoài như thuốc tra mắt, kem bôi da cũng có thể gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng. Thuốc tra mắt corticoid có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thủng giác mạc nếu như dùng không đúng cách, đúng bệnh. Lạm dụng kem bôi da chứa corticoid (như trangala, eumovate, temprosone, flucinar,...) gây teo da, mỏng da, chùng nhão da, mụn trứng cá tại vị trí bôi. Ngoài ra các dạng thuốc corticoid dùng ngoài cũng có thể gây tác dụng phụ trên toàn thân nếu dùng trên diện rộng trong thời gian dài hoặc bôi thuốc ở những vị trí da mỏng, da trẻ em.
DANH DÁCH THUỐC ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM NĂM 2019 THEO QĐ SỐ 288/QĐ-QLD NGÀY 03/5/2019
Stt
|
Tên thuốc
|
Họat chất – hàm lượng
|
Dạng bào chế
|
Số đăng ký
|
1
|
Cefdivale injection
|
Cefazolin (dưới dạng Cefazolin sodium) 1g
|
Thuốc bột pha tiêm
|
VN-20620-17
|
2
|
Celfuzin injection
|
Cefoperazol (dưới dạng Cefoperazol natri) 1g
|
Bột pha tiêm
|
VN-18622-15
|
3
|
Pharmaton Fizzi
|
Cao nhân sâm đã định chuẩn Ginseng ext (tương đương với 0.9mg Ginsenoid RbI, RgI và Re)
|
Viên sủi
|
VN-21584-18
|
4
|
Rovastin 10mg
|
Rosuvastatin (dưới dạng Rosuvastatin calci) 10mg
|
Viên nén bao phim
|
VN-20592-17
|
5
|
Rovastin 20mg
|
Rosuvastatin (dưới dạng Rosuvastatin calci) 20mg
|
Viên nén bao phim
|
VN-20593-17
|
6
|
Saizen
|
Somảtopin 8mg
|
Bột pha tiêm
|
QLSP-1123-18
|
7
|
Clopisun
|
Clopidogrel (dưới dạng Clopidogrel bíulfat) 75mg
|
Viên nén bao phim
|
VN-21780-19
|
8
|
Tinosot gel
|
Isotretinoin 0.5mg/g
|
Gel bôi da
|
VN-20757-17
|
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác