14/02/2017 12:00
Khẩu trang y tế được bán khắp nơi từ các nhà thuốc đến các quầy di dộng ở lề đường, vỉa hè. Trên các tuyến đường ở TP.HCM, không khó để tìm thấy một điểm bán các loại khẩu trang y tế.
Chạy qua nhiều tuyến đường khác nhau chúng tôi thấy khẩu trang y tế "đua nhau" tràn
xuống đường.
Khẩu trang y tế...
giá bèo
Dọc một đoạn đường 3 Tháng 2 (Q.10), cứ chừng trăm mét lại thấy một điểm bán khẩu trang y tế 50 cái/hộp, giá 25.000 đồng. Ngoài ra còn có cả loại 35.000 đồng/hộp. Các loại đều được bày nghiêng ngả hứng bụi bẩn giữa
lề đường.
Thấy khách ngập ngừng sợ khẩu trang không an toàn, người bán nói các loại khẩu trang này đều có tính kháng khuẩn và không gây dị ứng(!).
Qua nhiều quận huyện khác, khẩu trang y tế cũng được bán trên khắp vỉa hè. Trên tuyến đường Phạm Ngũ Lão (Q.Gò Vấp) giá chỉ 20.000 đồng/hộp 50 cái. Mỗi tuyến đường giá rao bán khẩu trang y tế đều khác nhau.
Một số nhà thuốc có bán 2 loại khẩu trang y tế thuộc hai hãng khác nhau, đều của Việt Nam sản xuất. Giá bán 2.000 đồng/cái, nếu mua nguyên hộp 50 cái thì giá 50.000 đồng và 65.000 đồng, tùy theo hãng.
Thế nào là khẩu trang
y tế?
Nhiều bạn đọc cho rằng hiện khẩu trang y tế được bày bán mọi nơi, nhưng hiếm ai biết được quy chuẩn của một khẩu trang y tế ra sao, mức độ hậu kiểm thế nào.
TS.BS Bùi Thái Vi, trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Tai - mũi - họng TP.HCM, cho biết khẩu trang y tế thông thường phải là khẩu trang không được gây dị ứng da cho người đeo, bề mặt khẩu trang phải sạch sẽ, không có đầu chỉ xơ vải và theo quan sát bề ngoài thì không có lỗ.
Cũng theo TS.BS Bùi Thái Vi, dây đeo phải được may chắc chắn ở bốn góc khẩu trang, dùng loại dây có tính đàn hồi, giúp cho việc đeo, tháo khẩu trang dễ dàng, đảm bảo. Khẩu trang không bắt buộc về kiểu dáng nhưng phải đảm bảo che khít mũi và miệng, các mép khẩu trang phải ôm khít vào mặt người.
Cấu trúc các lớp vải khẩu trang y tế có thể từ 2-4 lớp vải không dệt, không thấm hút nước, dạng phẳng và có nếp gấp, có lớp vi lọc thấu khí nhưng không thấm nước. Thanh nẹp mũi có thể bằng kim loại hoặc bằng nhựa, dễ điều chỉnh và có tác dụng kẹp khít khẩu trang trên sống mũi.
Giới hạn cho phép của các nguyên tố kim loại nặng có trong vải không dệt phải đạt tiêu chuẩn theo quy định như mỗi ký sản phẩm không quá 0,17mg asen, 1mg chì, 0,12mg thủy ngân...
Nhãn phải được dán trên hộp cactông với các thông tin tối thiểu như tên sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, ghi rõ các tiêu chuẩn quy định, ngày sản xuất, hạn sử dụng, dấu kiểm tra và hướng dẫn sử dụng.
Một loại nữa là khẩu trang y tế chống nhiễm khuẩn, khẩu trang này có thêm lớp có tác dụng
diệt khuẩn.
Đối với kết cấu, vật liệu có thể kiểm tra bằng mắt thường. Còn một số tiêu chí khác như hiệu suất lọc, trở lực hô hấp, xác định giới hạn các nguyên tố kim loại nặng đều có tiêu chuẩn để
kiểm tra.
Dễ bị bội nhiễm
nếu không đạt chuẩn
Khẩu trang bày bán lòng lề đường, dính đầy bụi bẩn ngoài đường liệu có đảm bảo vệ sinh cho người dùng?
TS Bùi Thái Vi cảnh báo: “Mang khẩu trang với mục đích là chống bụi, giảm bớt vi
khuẩn, mà nếu không đạt tiêu chuẩn thì dễ bị bội nhiễm. Nếu dùng không đúng cách sẽ dễ tạo ra mầm bệnh, ổ chứa vi khuẩn. Hoặc nếu khẩu trang có những chất vượt quá tiêu chuẩn
cho phép, không đảm bảo kỹ thuật, khi mang vào, tiếp xúc
với mặt lâu ngày bị kích ứng, dị ứng, nhiễm độc, có hại cho
sức khỏe".
Theo TS Thái Vi, người dùng nên chọn mua khẩu trang đảm bảo tiêu chuẩn, có nơi sản xuất uy tín và mua ở nơi uy tín. Ví dụ như ở nhà thuốc, cửa hàng thiết bị y tế thì sản phẩm sẽ có sự kiểm tra, quản lý.
Khẩu trang y tế thì sử dụng một lần, khẩu trang vải thì phải thường xuyên giặt, để chỗ thông thoáng, phơi khô.
Còn sản phẩm trôi nổi, không biết nơi sản xuất thì khó biết đảm bảo hay không. Nếu vật tư không đảm bảo thì chỉ thiệt thòi cho người dùng.
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác