07/04/2016 12:00
Xuất phát từ phong trào quần chúng thực hiện công tác bảo hộ lao động hơn 20 năm qua: phong trào "Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ" (1978 - 1985) do Tổng Công đoàn Việt Nam phát động, phong trào “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ”. Từ năm 1996 đến nay các hoạt động phong phú ở cơ sở như "Ngày an toàn lao động trong tháng" hoặc "Tháng an toàn lao động trong năm", hội thi "An toàn - vệ sinh viên giỏi..." các cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thấy cần thiết phải tổ chức Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ (AT-VSLĐ-PCCN) hàng năm để tạo nên cao trào trong cả nước, làm đà tiếp tục đẩy mạnh công tác ATVSLĐ-PCCN. Đây là cuộc phát động mang ý nghĩa rộng lớn gắn với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn bảo hộ lao động với bảo vệ môi trường và văn hoá trong sản xuất, đồng thời cũng phản ánh xu thế chung của hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc thực hiện những chương trình tổng thể để giải quyết vấn đề ATVSLĐ-PCCN.
Mục đích của việc tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN là nhằm nêu cao ý thức trách nhiệm
của người sử dụng lao động và người lao động đối với công tác an toàn vệ sinh lao động. Ảnh: Bảo Châu
Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN lần đầu tiên được tổ chức tại Việt nam vào đầu tháng 5 năm 1999, nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5. Năm 2016, là lần thứ 18 Việt Nam tổ chức Tuần lễ Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ, được phát động trên phạm vi toàn quốc 20/3/2016 đến ngày 26/3/2016 với chủ đề “Doanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật An toàn, vệ sinh lao động”. Khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động trong tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ – PCCN lần thứ 18 năm 2016:
1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ lần thứ 17 năm 2016.
2. Thi đua xây dựng doanh nghiệp “Xanh – Sạch – Đẹp, bảo đảm An toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ”.
3. Chấp hành tốt quy trình, biện pháp làm việc an toàn là nghĩa vụ của người lao động
4. Xây dựng văn hóa phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động
5. An toàn lao động vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
6. Mỗi doanh nghiệp, người lao động chủ động các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghề nghiệp và cháy nổ để bảo vệ chính mình, doanh nghiệp và xã hội.
Mục đích của việc tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN là nhằm phát động sâu rộng phong trào quần chúng lao động ở các ngành, địa phương, các doanh nghiệp, đơn vị chấp hành đúng quy định pháp luật về Bảo hộ lao động; hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ người lao động, bảo vệ tài sản Nhà nước và tài sản công dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Nêu cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động đối với công tác an toàn vệ sinh lao động; Đề ra chương trình hành động để thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN.
Bài: Hồng Vân (tổng hợp)
Ảnh: Bảo Châu
Trung tâm truyền thông - GDSK
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác