29/08/2024 02:27
Ngày 28 tháng 8 năm 2024, tại Hà Nội, Cục Dân số, Bộ Y tế phối hợp với Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam và sự tham gia hỗ trợ của Công ty Xã hội NSG tổ chức Hội thảo quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp.
Ông Đỗ Xuân Tuyên - Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo.
Tham dự hội thảo có GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; Bà Helga Margarete Barth, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam; Ông Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, Ông Lê Thanh Dũng, Bí thư Đảng bộ, Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế; Lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; đại biểu các bộ, ngành Trung ương, Sở Y tế/Chi cục Dân số một số tỉnh/thành phố; đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện Merck Healthcare Việt Nam, đại diện Công ty Xã hội NSG và các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước, quốc tế và các cơ quan báo chí.
Hội thảo được tổ chức dưới hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hội thảo diễn ra trong 02 phiên với 09 báo cáo tham luận. Qua các báo cáo tham luận của chuyên gia quốc tế và Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thảo luận của về cơ hội, thách thức và các giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp tại Việt Nam.
Ông Lê Thanh Dũng – Cục trưởng Cục Dân số phát biểu khai mạc
Mở đầu buổi hội thảo, Cục trưởng Cục Dân số đã đưa ra những thông tin về thành tựu đạt được trong công tác dân số, nhưng bên cạnh đó cũng nêu bật những thách thức của tình trạng mức sinh thấp tại Việt Nam. Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 tạo cơ hội cho nền kinh tế bứt phá, phát triển nhanh. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Dân số được phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, cơ hội mà thành tựu giảm sinh trong thời gian qua mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức mới nảy sinh: việc duy trì mức sinh thay thế vững chắc trên phạm vi toàn quốc chưa thực sự bền vững, mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, xuất hiện xu hướng mức sinh thấp. Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.
Bà Ghislaine Dondellinger, Tổng giám đốc Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam phát biểu khai mạc
TS. Phạm Vũ Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Dân số trình bày tại hội thảo
Trong báo cáo “Tổng quan thực trạng và xu hướng mức sinh thấp tại Việt Nam”, TS. Phạm Vũ Hoàng đã đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng mức sinh tại Việt Nam, dự báo dân số Việt Nam 2019-2069 và những chính sách dân số của Việt Nam, trong đó nêu bật các nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 02 con cho vùng mức sinh thấp. Các cơ chế, chính sách có thể kể tới như duy trì, đẩy mạnh truyền thông, vận động thay đổi hành vi; điều chỉnh, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích; mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan: xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản.
GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân - Đại biểu Quốc hội Khóa XV - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị - nguyên Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh, nguyên Phó Thủ tướng trình bày tại Hội thảo
GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân trình bày báo cáo “Phát triển bền vững về dân số của Việt Nam 2023-2050: Nguy cơ, thời cơ và giải pháp đồng bộ”. Bài báo cáo đã trình bày tổng quan tình hình dân số, kinh tế và xã hội của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước thu nhập cao (1970-2023) và bài học cho Việt Nam. Từ đó, kiến nghị các quan điểm và chính sách phát triển dân số Việt Nam bền vững giai đoạn 2025 – 2050. Cuối bài báo cáo, Nguyên Phó thủ tướng đã kết luận: một đất nước muốn phát triển bền vững, tiếp tục tồn tại và hạnh phúc hàng trăm năm, hàng nghìn năm nữa phải bền vững về môi trường; bền vững về năng lượng; bền vững về văn hóa; bền vững về con người; dân chủ, chính quyền do dân, vì dân; chung sống hòa bình, hợp tác với tất cả các nước để cùng phát triển bền vững, cùng hạnh phúc.
TS. Wassana Im-em, Chuyên gia kỹ thuật về Dân số và Phát triển, Văn phòng UNFPA Châu Á – Thái Bình Dương
Bài báo cáo “Mức sinh thấp và tác động đối với Việt Nam: Tổng quan về các can thiệp chính sách và kinh nghiệm quốc tế” của TS. Wassana Im-em đã chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến mức sinh thấp là sự không tương thích giữa sự nghiệp và cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng mức sinh thấp cần có các chính sách hỗ trợ gia đình như: khuyến khích tài chính; hỗ trợ chăm sóc trẻ em; nghỉ phép nuôi con; cân bằng công việc – cuộc sống. Bài học chính từ các quốc gia có mức sinh thấp chỉ ra rằng: cần chuyển trọng tâm từ Dân số sang Con người; thay đổi tư duy từ “tăng hoặc giảm tỷ suất sinh quốc gia” sang “hỗ trợ người dân đưa ra lựa chọn sinh sản sáng suốt” và giúp họ tăng năng suất lao động.
ThS. Natascha Braumann, Giám đốc chính sách toàn cầu, ngành hàng Sinh sản, Tim mạch và Nội tiết, Merck KgaA
ThS. Natascha Braumann đã trình bày báo cáo “Chính sách sinh sản: các ví dụ và thực hành tốt từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác” và giới thiệu về Fertility Counts. Đây là sáng kiến nhằm tìm kiếm để giải quyết những thách thức xã hội, kinh tế - xã hội liên quan đến tỷ lệ sinh thấp trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các thông điệp từ Fertility Counts đưa ra tập trung vào can thiệp chính sách cũng như tập trung vào thay đổi văn hóa để làm chậm quá trình giảm sinh và nâng cao nhận thức cho người dân về các chủ đề sinh con và ngăn ngừa tình trạng không có con không mong muốn.
GS. TS. Cho Youngtae, Trường Y tế Công cộng, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc
Trong buổi hội thảo, GS. Cho Youngtae đã trình bày báo cáo “Quá trình chuyển đổi mức sinh ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Báo cáo đã chỉ ra nguyên nhân mức sinh thấp – rất thấp ở Hàn Quốc là chính sách về dân số của Chính phủ sai thời điểm; Cơ chế chính sách về dân số của Chính phủ còn nhiều hạn chế; Các chính sách về dân số chưa quyết liệt. Từ những thực trạng chính sách đó của Hàn Quốc, Giáo sư đã đề xuất bài học kinh nghiệm với Việt Nam có những chính sách về dân số đúng thời điểm; việc quản lý chính sách dân số cần rút ra bài học từ những thất bại và các chính sách dân số cần quyết liệt hơn nữa.
GS. Samir Hamamah, Bệnh viện Đại học Montpellier, Pháp trình bày báo cáo
Bài báo cáo “Quan điểm, chính sách thực thi trong ứng phó với mức sinh thấp tại Pháp” của GS. Samir Hamamah đã chỉ ra rằng: cho đến nay, mức sinh đã giảm mạnh trên toàn thế giới từ năm 1950 và sẽ tiếp tục giảm ở hầu hết mọi quốc gia và vùng lãnh thổ tới năm 2100. Mức sinh thấp duy trì – kèm theo hậu quả giảm quy mô và già hóa dân số - sẽ dẫn tới những thách thức kinh tế nghiêm trọng và làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế, các chương trình an sinh xã hội và lực lượng lao động. Xu hướng tỷ suất sinh và số ca sinh trong tương lai sẽ lan tỏa sự dịch chuyển trong biến động dân số toàn cầu, định hướng sự thay đổi trong các mối quan hệ quốc tế và môi trường địa chính trị, đồng thời làm nổi lên những thách thức mới trong các mạng lưới di cư và hỗ trợ toàn cầu. Để giải quyết những vấn đề này cần phải có các hoạt động trọng tâm và hợp tác.
Hội thảo cũng được nghe bài tham luận của PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXHVN trình bày kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa số con mong muốn ở các tỉnh/thành có mức sinh thấp. Nghiên cứu cho biết mong muốn có hai con vẫn đang phổ biến trong xã hội nhưng không bền vững bởi các yếu tố cản trở sinh đẻ đang dần chiếm ưu thế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố chủ yếu là chi phí cao, không có đủ tiền để nuôi dậy tốt; sức khỏe không đảm bảo có vấn đề; tình trạng việc làm chưa phù hợp để sinh thêm con; mất quá nhiều thời gian, công sức; không có người hỗ trợ chăm sóc. Do đó người dân vẫn muốn có hai con, những hỗ trợ và khuyến khích sinh đẻ dù nhỏ so với nhu cầu vẫn có thể đem lại hiệu quả nhất định.
Một trong những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến mức sinh thấp đó là vô sinh hay nói cách khác là hiếm muộn. Việc dự phòng và điều trị vô sinh để đảm bảo quyền sinh con của phụ nữ được BS. Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế trình bày tại Hội thảo đã cho thấy rõ nét hơn các yếu tố y tế tác động đến xu hướng giảm sinh bên cạnh yếu tố xã hội và môi trường. Hiện nay số liệu thống kê về vô sinh của Việt Nam rất ít, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam khoảng 7,7%, một con số không hề nhỏ. Tuy nhiên Việt Nam đã không ngừng ban hành chính sách và áp dụng kỹ thuật mới, mở rộng các cơ sở y tế có khả năng điều trị vô sinh, hiếm muộn nhằm tăng cơ hội cho phụ nữ, cho các gia đình được đảm bảo quyền sinh sản.
Các đại biểu tham dự tại Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh quan điểm của Nghị quyết 21-NQ/TW, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII, đó là “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và Phát triển” và đề nghị thực hiện một số nội dung như sau:
Một là, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng, Nhà nước về công tác dân số, nhất là giải pháp duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc theo Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hai là, Sở Y tế, cơ quan dân số các cấp nỗ lực hơn nữa, chủ động triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao để hoàn thành các mục tiêu mục tiêu Nghị quyết 21-NQ/TW của Đảng, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và đặc biệt là Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030.
Ba là, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với xu thế mức sinh xuống thấp; do vậy, Bộ Y tế rất mong các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam giải quyết vấn đề này.
Bốn là, Đề nghị Cục Dân số tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các ý kiến của các đại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội thảo làm cơ sở để tham mưu, đề xuất các giải pháp can thiệp ứng phó với mức sinh thấp mang tính khả thi, hiệu quả trong thời gian tới, góp phần duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, đặc biệt là trong xây dựng dự thảo Luật Dân số và Khung chính sách tổng thể về dân số, bảo đảm tỷ suất sinh thay thế phù hợp với vùng, miền, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số trình Quốc hội.
Hội thảo quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp được tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh mức sinh đang có xu hướng giảm ở Việt Nam, đòi hỏi cần thiết phải có những chính sách khuyến khích sinh con cho người dân ở những vùng mức sinh thấp… Các báo cáo và ý kiến của các đại biểu là những minh chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp chính sách nhằm ngăn chặn mức sinh thấp, đảm bảo duy trì vững chắc mức sinh thay thế tại Việt Nam.
MAI TRANG
Nguồn: https://vnpa.moh.gov.vn
Ông Đỗ Xuân Tuyên - Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế phát biểu tại Hội thảo.
Tham dự hội thảo có GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam; Bà Helga Margarete Barth, Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam; Ông Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, Ông Lê Thanh Dũng, Bí thư Đảng bộ, Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế; Lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; đại biểu các bộ, ngành Trung ương, Sở Y tế/Chi cục Dân số một số tỉnh/thành phố; đại diện các tổ chức quốc tế, đại diện Merck Healthcare Việt Nam, đại diện Công ty Xã hội NSG và các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước, quốc tế và các cơ quan báo chí.
Hội thảo được tổ chức dưới hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Hội thảo diễn ra trong 02 phiên với 09 báo cáo tham luận. Qua các báo cáo tham luận của chuyên gia quốc tế và Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thảo luận của về cơ hội, thách thức và các giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp tại Việt Nam.
Ông Lê Thanh Dũng – Cục trưởng Cục Dân số phát biểu khai mạc
Mở đầu buổi hội thảo, Cục trưởng Cục Dân số đã đưa ra những thông tin về thành tựu đạt được trong công tác dân số, nhưng bên cạnh đó cũng nêu bật những thách thức của tình trạng mức sinh thấp tại Việt Nam. Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 tạo cơ hội cho nền kinh tế bứt phá, phát triển nhanh. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Dân số được phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, cơ hội mà thành tựu giảm sinh trong thời gian qua mang lại, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức mới nảy sinh: việc duy trì mức sinh thay thế vững chắc trên phạm vi toàn quốc chưa thực sự bền vững, mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, đối tượng, xuất hiện xu hướng mức sinh thấp. Mức sinh trên toàn quốc đang có xu hướng giảm dưới mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh năm 2023 là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.
Bà Ghislaine Dondellinger, Tổng giám đốc Công ty TNHH Merck Healthcare Việt Nam phát biểu khai mạc
TS. Phạm Vũ Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Dân số trình bày tại hội thảo
Trong báo cáo “Tổng quan thực trạng và xu hướng mức sinh thấp tại Việt Nam”, TS. Phạm Vũ Hoàng đã đưa ra một bức tranh tổng quát về thực trạng mức sinh tại Việt Nam, dự báo dân số Việt Nam 2019-2069 và những chính sách dân số của Việt Nam, trong đó nêu bật các nhiệm vụ, giải pháp nhằm vận động, hỗ trợ, khuyến khích người dân sinh đủ 02 con cho vùng mức sinh thấp. Các cơ chế, chính sách có thể kể tới như duy trì, đẩy mạnh truyền thông, vận động thay đổi hành vi; điều chỉnh, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích; mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan: xây dựng và triển khai các loại hình phòng, tránh vô sinh từ tuổi vị thành niên tại cộng đồng; phát triển mạng lưới hỗ trợ sinh sản.
GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân - Đại biểu Quốc hội Khóa XV - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị - nguyên Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh, nguyên Phó Thủ tướng trình bày tại Hội thảo
GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân trình bày báo cáo “Phát triển bền vững về dân số của Việt Nam 2023-2050: Nguy cơ, thời cơ và giải pháp đồng bộ”. Bài báo cáo đã trình bày tổng quan tình hình dân số, kinh tế và xã hội của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước thu nhập cao (1970-2023) và bài học cho Việt Nam. Từ đó, kiến nghị các quan điểm và chính sách phát triển dân số Việt Nam bền vững giai đoạn 2025 – 2050. Cuối bài báo cáo, Nguyên Phó thủ tướng đã kết luận: một đất nước muốn phát triển bền vững, tiếp tục tồn tại và hạnh phúc hàng trăm năm, hàng nghìn năm nữa phải bền vững về môi trường; bền vững về năng lượng; bền vững về văn hóa; bền vững về con người; dân chủ, chính quyền do dân, vì dân; chung sống hòa bình, hợp tác với tất cả các nước để cùng phát triển bền vững, cùng hạnh phúc.
TS. Wassana Im-em, Chuyên gia kỹ thuật về Dân số và Phát triển, Văn phòng UNFPA Châu Á – Thái Bình Dương
Bài báo cáo “Mức sinh thấp và tác động đối với Việt Nam: Tổng quan về các can thiệp chính sách và kinh nghiệm quốc tế” của TS. Wassana Im-em đã chỉ ra nguyên nhân chính dẫn đến mức sinh thấp là sự không tương thích giữa sự nghiệp và cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng mức sinh thấp cần có các chính sách hỗ trợ gia đình như: khuyến khích tài chính; hỗ trợ chăm sóc trẻ em; nghỉ phép nuôi con; cân bằng công việc – cuộc sống. Bài học chính từ các quốc gia có mức sinh thấp chỉ ra rằng: cần chuyển trọng tâm từ Dân số sang Con người; thay đổi tư duy từ “tăng hoặc giảm tỷ suất sinh quốc gia” sang “hỗ trợ người dân đưa ra lựa chọn sinh sản sáng suốt” và giúp họ tăng năng suất lao động.
ThS. Natascha Braumann, Giám đốc chính sách toàn cầu, ngành hàng Sinh sản, Tim mạch và Nội tiết, Merck KgaA
ThS. Natascha Braumann đã trình bày báo cáo “Chính sách sinh sản: các ví dụ và thực hành tốt từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác” và giới thiệu về Fertility Counts. Đây là sáng kiến nhằm tìm kiếm để giải quyết những thách thức xã hội, kinh tế - xã hội liên quan đến tỷ lệ sinh thấp trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các thông điệp từ Fertility Counts đưa ra tập trung vào can thiệp chính sách cũng như tập trung vào thay đổi văn hóa để làm chậm quá trình giảm sinh và nâng cao nhận thức cho người dân về các chủ đề sinh con và ngăn ngừa tình trạng không có con không mong muốn.
GS. TS. Cho Youngtae, Trường Y tế Công cộng, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc
Trong buổi hội thảo, GS. Cho Youngtae đã trình bày báo cáo “Quá trình chuyển đổi mức sinh ở Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Báo cáo đã chỉ ra nguyên nhân mức sinh thấp – rất thấp ở Hàn Quốc là chính sách về dân số của Chính phủ sai thời điểm; Cơ chế chính sách về dân số của Chính phủ còn nhiều hạn chế; Các chính sách về dân số chưa quyết liệt. Từ những thực trạng chính sách đó của Hàn Quốc, Giáo sư đã đề xuất bài học kinh nghiệm với Việt Nam có những chính sách về dân số đúng thời điểm; việc quản lý chính sách dân số cần rút ra bài học từ những thất bại và các chính sách dân số cần quyết liệt hơn nữa.
GS. Samir Hamamah, Bệnh viện Đại học Montpellier, Pháp trình bày báo cáo
Bài báo cáo “Quan điểm, chính sách thực thi trong ứng phó với mức sinh thấp tại Pháp” của GS. Samir Hamamah đã chỉ ra rằng: cho đến nay, mức sinh đã giảm mạnh trên toàn thế giới từ năm 1950 và sẽ tiếp tục giảm ở hầu hết mọi quốc gia và vùng lãnh thổ tới năm 2100. Mức sinh thấp duy trì – kèm theo hậu quả giảm quy mô và già hóa dân số - sẽ dẫn tới những thách thức kinh tế nghiêm trọng và làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế, các chương trình an sinh xã hội và lực lượng lao động. Xu hướng tỷ suất sinh và số ca sinh trong tương lai sẽ lan tỏa sự dịch chuyển trong biến động dân số toàn cầu, định hướng sự thay đổi trong các mối quan hệ quốc tế và môi trường địa chính trị, đồng thời làm nổi lên những thách thức mới trong các mạng lưới di cư và hỗ trợ toàn cầu. Để giải quyết những vấn đề này cần phải có các hoạt động trọng tâm và hợp tác.
Hội thảo cũng được nghe bài tham luận của PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXHVN trình bày kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hiện thực hóa số con mong muốn ở các tỉnh/thành có mức sinh thấp. Nghiên cứu cho biết mong muốn có hai con vẫn đang phổ biến trong xã hội nhưng không bền vững bởi các yếu tố cản trở sinh đẻ đang dần chiếm ưu thế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, các yếu tố chủ yếu là chi phí cao, không có đủ tiền để nuôi dậy tốt; sức khỏe không đảm bảo có vấn đề; tình trạng việc làm chưa phù hợp để sinh thêm con; mất quá nhiều thời gian, công sức; không có người hỗ trợ chăm sóc. Do đó người dân vẫn muốn có hai con, những hỗ trợ và khuyến khích sinh đẻ dù nhỏ so với nhu cầu vẫn có thể đem lại hiệu quả nhất định.
Một trong những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến mức sinh thấp đó là vô sinh hay nói cách khác là hiếm muộn. Việc dự phòng và điều trị vô sinh để đảm bảo quyền sinh con của phụ nữ được BS. Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế trình bày tại Hội thảo đã cho thấy rõ nét hơn các yếu tố y tế tác động đến xu hướng giảm sinh bên cạnh yếu tố xã hội và môi trường. Hiện nay số liệu thống kê về vô sinh của Việt Nam rất ít, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam khoảng 7,7%, một con số không hề nhỏ. Tuy nhiên Việt Nam đã không ngừng ban hành chính sách và áp dụng kỹ thuật mới, mở rộng các cơ sở y tế có khả năng điều trị vô sinh, hiếm muộn nhằm tăng cơ hội cho phụ nữ, cho các gia đình được đảm bảo quyền sinh sản.
Các đại biểu tham dự tại Hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Ông Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh quan điểm của Nghị quyết 21-NQ/TW, Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII, đó là “Dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và Phát triển” và đề nghị thực hiện một số nội dung như sau:
Một là, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, giải pháp của Đảng, Nhà nước về công tác dân số, nhất là giải pháp duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc theo Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hai là, Sở Y tế, cơ quan dân số các cấp nỗ lực hơn nữa, chủ động triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao để hoàn thành các mục tiêu mục tiêu Nghị quyết 21-NQ/TW của Đảng, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 và đặc biệt là Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030.
Ba là, Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với xu thế mức sinh xuống thấp; do vậy, Bộ Y tế rất mong các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam giải quyết vấn đề này.
Bốn là, Đề nghị Cục Dân số tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các ý kiến của các đại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội thảo làm cơ sở để tham mưu, đề xuất các giải pháp can thiệp ứng phó với mức sinh thấp mang tính khả thi, hiệu quả trong thời gian tới, góp phần duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên phạm vi cả nước, đặc biệt là trong xây dựng dự thảo Luật Dân số và Khung chính sách tổng thể về dân số, bảo đảm tỷ suất sinh thay thế phù hợp với vùng, miền, đối tượng dân cư và số lượng, chất lượng dân số trình Quốc hội.
Hội thảo quốc tế tham vấn chính sách, giải pháp ngăn chặn xu hướng mức sinh thấp được tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh mức sinh đang có xu hướng giảm ở Việt Nam, đòi hỏi cần thiết phải có những chính sách khuyến khích sinh con cho người dân ở những vùng mức sinh thấp… Các báo cáo và ý kiến của các đại biểu là những minh chứng khoa học cho việc đề xuất các giải pháp chính sách nhằm ngăn chặn mức sinh thấp, đảm bảo duy trì vững chắc mức sinh thay thế tại Việt Nam.
MAI TRANG
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác