06/06/2024 09:55
Thực hiện theo kế hoạch số 114/KH-TTYT ngày 23/4/2024 của Khoa KSBT Trung tâm Y tế huyện Krông Năng về việc triển khai hoạt động tẩy giun cho học sinh tiểu học đợt 1 năm 2024.
Sáng ngày 02 tháng 5 năm 2024, chiến dịch tẩy giun cho toàn bộ học sinh theo học tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện, nhằm giảm tỷ lệ nhiễm các bệnh giun truyền qua đất, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống các bệnh giun truyền qua đất và cải thiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
Giun là một loại ký sinh trùng, sống chủ yếu trong đường ruột. Những loại giun thường sống kí sinh ở người bao gồm: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.
Ai cũng có thể bị nhiễm giun đặc biệt là trẻ em. Nhiễm giun ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, trí tuệ và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Hình ảnh: Cán bộ y tế tư vấn cho học sinh về tác dụng của thuốc tẩy giun
* Những nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun: Giun có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ, uống nước chưa được đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, nguồn nước không hợp vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và cả nguồn không khí bị ô nhiễm.
* Các biểu hiện khi bị nhiễm giun
- Đau bụng vùng rốn, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun.
- Khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn vào ban đêm.
- Trẻ biếng ăn, khó chịu, thay đổi trong hoạt động hàng ngày.
- Trẻ em gái có thể bị mẩn đỏ và ngứa quanh vùng âm đạo.
- Có biểu hiện thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
- Trong một số trường hợp, người bị nhiễm giun có máu trong phân, có biểu hiện thiếu máu, thở khò khè hoặc ho khan.
* Để phòng ngừa nhiễm giun chúng ta phải thực hiện tốt những việc sau:
- Cần được tẩy giun định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần (1 năm 2 lần).
- Chống phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường bằng cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như:
+ Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện;
+ Luôn cắt móng tay sạch sẽ, không mút móng tay;
+ Luôn đi giày, dép, không nghịch đất, không ngồi lê la trên đất;
+ Không đại tiện, tiểu tiện, phóng uế bừa bãi;
+ Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường, lớp, chỗ học tập sạch sẽ.
- Không ăn: thức ăn ôi thiu, chưa nấu chín, hoa quả chưa rửa sạch, không uống nước lã.
Hình ảnh: Học sinh uống thuốc tẩy giun
Tẩy giun là hoạt động có ý nghĩa to lớn trong việc phòng chống bệnh giun, sán cho trẻ em, góp phần vào việc nâng cao sức khoẻ, cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh lứa tuổi tiểu học.
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác
- TRUYỀN THÔNG NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH NĂM 2024 ( 17/11/2024)
- NGÀY TIM MẠCH THẾ GIỚI 29/9/2024 ( 30/09/2024)
- PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI ( 04/09/2024)
- CHIẾN DỊCH DỌN VỀ SINH MÔI TRƯỜNG, DIỆT LĂNG QUĂNG, BỌ GẬY PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ( 29/08/2024)
- RẮN VÀO NHÀ CẮN CHẾT NGƯỜI LÚC NỬA ĐÊM ( 23/08/2024)
- TRUYỀN THÔNG NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ DS - KHHGĐ NĂM 2024 TẠI CÁC XÃ, THỊ TRẤN ( 21/08/2024)
- PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VIRUS ( 28/07/2024)
- TẬP HUẤN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ( 23/07/2024)
- PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH BẠCH HẦU ( 19/07/2024)
- TUYÊN TRUYỀN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT RÉT ( 26/04/2024)
- PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ( 25/04/2024)
- Ngày Thế giới phòng, chống lao ( 22/04/2024)
- TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH WHITMORE ( 17/04/2024)
- phòng chống bệnh Dại ( 11/04/2024)
- TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI ( 01/04/2024)
- TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG ( 25/08/2023)
- [VIDEO] THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYÊT ( 11/08/2023)
- TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM 2023 ( 25/07/2023)
- NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/07/2023 ( 11/07/2023)
- NGÀY THẾ GIỚI TÔN VINH NGƯỜI HIẾN MÁU 14/06/2023 ( 14/06/2023)