17/04/2024 08:52
Bệnh Whitmore (hay còn được gọi là bệnh do vi khuẩn ăn thịt người) đây thực chất là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi khuẩn gây ra. Loại vi khuẩn này sống trong bùn, đất, nước nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B.
Hình ảnh bệnh Whitmore - căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia Pseudomallei
* Dấu hiệu bệnh:
- Bệnh không có triệu chứng điển hình, dễ nhầm với các bệnh nhiễm trùng khác, đặc biệt ở giai đoạn đầu.
- Người mắc bệnh Whitmore thường sẽ có dấu hiệu sốt cao, đau dạ dày, viêm mang tai (rất giống với quai bị), đau cơ khớp, đau đầu và co giật, triệu chứng viêm phổi (ho, khó thở, đau ngực), nhiễm trùng trên da với các dấu hiệu đau hoặc sưng, loét và áp xe.
- Để nâng cao hiệu quả điều trị, người dân cần phải đặc biệt chú ý những dấu hiệu cảnh báo bệnh Whitmore ở giai đoạn đầu. Nếu có các triệu chứng kể trên, người dân nên đi khám ngay khi có thể để được làm xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
- Trong trường hợp bị bỏ sót hoặc điều trị nhầm theo hướng nhiễm trùng thông thường, bệnh có thể tiến triển kéo dài, dai dẳng và gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
- Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. và điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh Whitmore.
* Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.
- Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…) đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.
- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
Trên đây là những dấu hiệu và biện pháp cơ bản trong công tác phòng, chống bệnh Whitmore. Trung tâm Y tế huyện Krông Năng khuyến cáo mọi người dân cần thực hiện nghiêm túc để phòng, chống bệnh đạt hiệu quả nhât.
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác
- TRUYỀN THÔNG NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH NĂM 2024 ( 17/11/2024)
- NGÀY TIM MẠCH THẾ GIỚI 29/9/2024 ( 30/09/2024)
- PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI ( 04/09/2024)
- CHIẾN DỊCH DỌN VỀ SINH MÔI TRƯỜNG, DIỆT LĂNG QUĂNG, BỌ GẬY PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ( 29/08/2024)
- RẮN VÀO NHÀ CẮN CHẾT NGƯỜI LÚC NỬA ĐÊM ( 23/08/2024)
- TRUYỀN THÔNG NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI VỀ DS - KHHGĐ NĂM 2024 TẠI CÁC XÃ, THỊ TRẤN ( 21/08/2024)
- PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM GAN VIRUS ( 28/07/2024)
- TẬP HUẤN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ( 23/07/2024)
- PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH BẠCH HẦU ( 19/07/2024)
- Chiến dịch tẩy giun ( 06/06/2024)
- TUYÊN TRUYỀN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT RÉT ( 26/04/2024)
- PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT ( 25/04/2024)
- Ngày Thế giới phòng, chống lao ( 22/04/2024)
- phòng chống bệnh Dại ( 11/04/2024)
- TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỞI ( 01/04/2024)
- TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG ( 25/08/2023)
- [VIDEO] THÔNG ĐIỆP PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYÊT ( 11/08/2023)
- TẬP HUẤN VỀ CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM 2023 ( 25/07/2023)
- NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/07/2023 ( 11/07/2023)
- NGÀY THẾ GIỚI TÔN VINH NGƯỜI HIẾN MÁU 14/06/2023 ( 14/06/2023)