23/07/2019 12:00
Bệnh gout hay còn được gọi là “bệnh của người nhà giàu” đang ngày càng trở nên phổ biến và nhiều người mắc phải. Gout gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu hết về tình trạng bệnh lý này. Hãy cùng yhocbonphuong.vn tìm hiểu các thông tin về căn bệnh thường gặp này
Gout là bệnh gì?
Bệnh gout là từ bắt nguồn từ tiếng Pháp (gout/gut), trong đông y gọi là thống phong là một dạng bệnh viêm khớp rất phổ biến và thường gặp ở nam giới. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là nam giới trong độ tuổi trung niên, đặc biệt là những người thường xuyên uống rượu.
Gout là tình trạng bệnh về xương khớp rất phổ biến
Bệnh gây ra những cơn đau nhức, sưng ở các khớp xương. Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng được các khớp bị sưng đỏ, chỗ sưng bị nóng râm ran, khó chịu và rất khó khăn trong cử động khớp.
Gout có thể gây đau nhức xương khớp, sưng đỏ ở khắp các vị trí trên cơ thể, trong đó thường gặp nhất là phần bàn chân, khủy tay, mắt cá chân, phần gót chân, ngón tay,… Các cơn đau này có thể diễn ra liên tục hoặc tái phát thường xuyên nếu không được điều trị tốt.
Ai có nguy cơ mắc bệnh gout cao nhất?
Bệnh gout là bệnh xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất gồm:
-
Nam giới độ tuổi trung niên
-
Người thừa cân, béo phì
-
Trong gia đình có người mắc bệnh
-
Người uống nhiều rượu
-
Ăn quá nhiều các thực phẩm giàu purin
-
Người bị khiếm khuyết về enzim, khiến cơ thể khó phân hủy purin.
-
Người bị phơi nhiễm chì trong môi trường
-
Người đã từng thực hiện cấy ghép bộ phận.
-
Người sử dụng nhiều các loại thuốc lợi tiểu
-
Sử dụng nhiều vitamin niacin.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần có biện pháp phòng tránh bệnh, bằng việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện để nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.
Các triệu chứng bệnh gout là gì?
Bệnh gout ở giai đoạn đầu phát triển rất âm thầm, trong 1 năm đầu ủ bệnh người bệnh gần như không thấy bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Trừ khi tiến hành kiểm tra nồng độ acid uric trong máu sẽ thấy các bất thường. Sau khoảng 1 – 3 năm ủ bệnh (tùy vào thể trạng từng người) các biểu hiện của bệnh sẽ rõ ràng hơn.
Cơn đau đầu tiên của bệnh sẽ xuất hiện ở ngón chân cái, phần ngón chân sẽ rất đau, tấy đỏ, ấm và bị sưng lên. Cùng với đó là các triệu chứng:
Các triệu chứng của bệnh rất rõ ràng
-
Đau ở các khớp: khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, các khớp nhỏ của bàn tay và những khớp nhỏ khác trên cơ thể.
-
Các khớp bị sưng tấy đỏ
-
Phần khớp có cảm giác nóng
-
Tình trạng cứng khớp
Các cơn đau sẽ kéo dài và diễn ra trong vòng 3 – 10 ngày sẽ thuyên giảm dù không điều trị. Tuy nhiên, các cơn đau bệnh gout sẽ thường xuyên tái phát nếu người bệnh thường xuyên bị căng thẳng, uống nhiều rượu hoặc sử dụng các chất kích thích, đời sống không lành mạnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh gout do đâu?
Theo các nghiên cứu y khoa, nguyên nhân sâu xa của bệnh gout được cho là do những trục trặc nằm ở gen gây ra. Với 5 gen được xác định có liên quan đến bệnh gout là: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn.
Nguyên nhân của bệnh gout được biết đến là do sự tích tụ nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất purin, nằm trong các mô tế bào của cơ thể. Các chất này được hình thành và bổ sung từ thực phầm, chế độ ăn uống hàng ngày.
Thông thường, các axit uric sẽ được hòa tan trong máu, lọc qua thận và bài tiết ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Tuy nhiên, có một số trường hợp axit uric không được hòa tan, lọc tốt dẫn đến tích tụ trong máu và gây ra bệnh gout. Các nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng là:
-
Lượng axit uric do cơ thể tạo ra tăng cao.
-
Thận không thể bài tiết hết được lượng axit uric được hòa tan trong máu.
-
Chế độ ăn uống không cân bằng, bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu puric.
Chẩn đoán và điều trị bệnh gout như thế nào?
Điều trị bệnh gout để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, giảm các triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn, ngăn ngừa bệnh tái phát và không phải chịu các biến chứng nguy hiểm người bệnh cần được chẩn đoán chính xác trước khi chữa.
Do bệnh gout ở giai đoạn đầu không có biểu hiện cụ thể gì nên người bệnh không thể phát hiện được sự xuất hiện của bệnh mà cần phải làm các xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng.
Bệnh được chẩn đoán bằng cách chọc hút mẫu dịch khớp và tìm tinh thể muối Urat dưới kính hiển vi để phát hiện bệnh gout. Sau khi phát hiện tình trạng bệnh, mức độ tiến triển của bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị, hướng trị liệu cho phù hợp.
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh gout được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng là: Tây y và đông y. Theo đó tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người, mỗi cách chữa sẽ mang lại những hiệu quả khác nhau.
Điều trị bệnh gout bằng Tây y
Tây y điều trị bệnh gout dựa theo tình trạng, mức độ phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp. Thông thường, thuốc được sử dụng trong chữa gout là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm,… để làm giảm các triệu chứng ảnh hưởng của bệnh.
Khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Một số loại thuốc thường dùng là:
-
Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): làm giảm nhanh chóng các cơn đau của bệnh gout.
-
Sử dụng Conchixin: giảm cơn đau nhanh chóng, đặc biệt cho hiệu quả tốt khi sử dụng trong vòng 12 giờ đầu tiên của cơn đau.
-
Corticosteroid – một dạng Steroid được tiết ra từ vỏ thượng thận có tác dụng điều trị gout ở giai đoạn cấp tính.
Các loại thuốc này được sử dụng ở giai đoạn bệnh cấp tính, trong trường hợp bệnh phát triển nhanh, các cơn đau thường xuyên và dữ dội hơn người bệnh sẽ cần đến sự can thiệp của các phương pháp điều trị khác. Gout nếu không được điều trị tốt chuyển sang mãn tính có thể gây ra biến chứng như suy thận, gan, phù nề giữ nước rất nguy hiểm.
Ưu điểm: Điều trị bằng thuốc tây y có thể cho tác dụng giảm đau, trị các triệu chứng bệnh nhanh chóng, tức thì. Người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng sự chuyển biến và giảm đau ngay khi dùng thuốc.
Nhược điểm: Thuốc tây y trị gout đều là thuốc kháng sinh, kháng viêm trong quá trình sử dụng có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với sức khỏe. Ngoài ra, nếu lạm dụng dùng thuốc tùy tiện sẽ dẫn đến nhờn thuốc và khó điều trị khi bệnh phát triển sau này.
Điều trị bệnh gout bằng đông y
Trong Đông y có nhiều bài thuốc điều trị bệnh gout sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng làm giảm lượng axit uric trong cơ thể, giảm đau nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát, sự phát triển của bệnh gout.
Thuốc Đông y chữa gout an toàn và hiệu quả
Một số loại thảo dược, bài thuốc đông y thường được dùng trong điều trị gout gồm: quả anh đào, cây móng quỷ, cỏ linh lăng, giấm táo, cây bồ công anh,… Mỗi bài thuốc điều có những tác dụng nhất định trong chữa gout và giảm các triệu chứng bất thường của bệnh.
Ưu điểm: Phương pháp điều trị gout bằng đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên không gây ra tác dụng phụ tới sức khỏe. Thuốc đông y có thể điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh, ngăn ngừa tái phát và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhược điểm: Tác dụng của thuốc đông y tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Người bệnh cần dùng thuốc trong thời gian dài mới có thể thấy được hiệu quả.
Điều trị bệnh gout cần tuân theo chỉ định và phác đồ điều trị liệu của bác sĩ chuyên khoa. Bởi bệnh nếu không được chữa và xử lý tốt sẽ rất dễ tái phát, phát triển nặng thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị.
Phòng tránh bệnh gout như thế nào?
Bệnh gout rất dễ gặp phải, tuy nhiên bệnh cũng có thể phòng tránh bằng việc thay đổi chính thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày. Cụ thể là:
Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
-
Giảm cân với chế độ ăn uống lành mạnh, vận động thường xuyên. Tránh để tình trạng thừa cân, béo phì.
-
Có chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh và các loại quả để bổ sung vitamin, chất khoáng cho cơ thể.
-
Nên uống nhiều nước: Khoảng 2 – 3 ít nước mỗi ngày để hòa tan acid uric trong cơ thể, loại bỏ ra đường tiết niệu.
-
Hạn chế các thực phẩm giàu uric như: cá cơm, cá mòi, ngỗng, nội tạng động vật, thịt, hải sản,…
-
Tập luyện thể dụng thường xuyên để các khớp khỏe mạnh, dẻo dai
-
Hạn chế để nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột như: tắm nước quá nóng, để cơ thể bị nhiễm lạnh,…
-
Không uống rượu bia, thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Bệnh gout gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh và khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh có thể hoàn toàn ngăn chặn và phòng tránh tái phát được nếu người bệnh chủ động đi khám, phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị, chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.
Vũ Lê Thùy
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác