24/07/2019 12:00
Bệnh viêm da cơ địa: Những thông tin liên quan đến bệnh bạn cần biết
Viêm da cơ địa là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ em nó làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Cho nên, tìm hiểu rõ về bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị là biện pháp giúp giải quyết tốt nhất. Vậy, viêm da cơ địa là gì và điều trị như thế nào, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu.
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng bệnh viên Da liễu Trung ương thì bệnh viêm da cơ địa có tên khoa học là Atopic Dermatitis-AD (hay bệnh eczema, sẩn ngứa Besnier, chàm thể tạng, Liken đơn dạng mãn tính,…) là một dạng cấp tính, bán cấp tính hay mãn tính với biểu hiện ngứa ngáy ở dưới da. Bệnh để lâu sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, bong tróc, sưng tấy, nứt nẻ gây khó chịu.
Viêm da cơ địa là một dạng cấp tính, bán cấp tính hay mãn tính với biểu hiện ngứa ngáy ở dưới da
Hiện nay ngày càng có nhiều người mắc bệnh. Theo số liệu thống kê từ của bệnh viện Da liễu Trung ương thì có đến 20% số bệnh nhân đến chữa viêm da ở bệnh viện này thuộc viêm da cơ địa.
Đến đây hẳn bạn đã biết viêm da cơ địa là gì rồi vậy thì những đối tượng nào dễ mắc bệnh này. Theo các bác sĩ, viêm da cơ địa xảy ra ở cả người lớn và trẻ em nhưng trẻ em có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Số liệu thống kê của bệnh viện Da liễu cho biết, viêm da cơ địa thường xảy ra ở trẻ sơ sinh thời kỳ 2 tháng đầu chào đời. Số liệu thống kê chỉ rõ, có tới 60% trẻ sơ sinh trong thời kỳ này bị mắc bệnh viêm da cơ địa. Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa lúc này nhìn thấy là tình trạng xuất hiện những dám da đỏ ngứa ngáy, đặc biệt là có mụn nước nông, dễ vỡ và đóng vảy nến.
Viêm da cơ địa ở trẻ em hầu hết sẽ tự khỏi khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi và có 1 nửa số đó là tự khỏi sau 10 tuổi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu vì thế cha mẹ cần chú ý đến biểu hiện của trẻ để đưa bé đi khám và chữa bệnh sớm.
Viêm da cơ địa ở người lớn
Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn thì thường xảy ra ở phần khuỷu tay, rốn, cổ, vùng mặt hay vùng khoeo. Các vùng bị nặng nhất chính là những chỗ nếp gấp của da như khuỷu tay hay khoeo. Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa rõ nhất ở người lớn là tình trạng da khô như da có, hiện tượng da dày lên và môi bị bong vảy.
Bệnh viêm da cơ địa thường xảy ở những vị trí như mặt, tay, chân,…
Ở mặt: Vị trí ở mặt thì thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhất là vùng hai má với các triệu chứng là có đám đỏ và mụn nước ở da khiến trẻ thấy ngứa. Còn với người lớn thì thường xuất hiện ở quanh mí mắt, môi với biểu hiện như khô môi, bong vảy.
Ở tay: Chủ yếu là ở lòng bàn tay (chiếm 20 – 80%) và đây là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh viêm da cơ địa.
Ở chân: Bàn chân, khuỷu chân là những vị trí thường xuất hiện viêm da cơ địa với các biểu hiện như khô, da dày, da cá.
Triệu chứng viêm da cơ địa
Biểu hiện của viêm da cơ địa rất rõ ràng và dễ nhận biết. Nếu bạn có những triệu chứng sau thì chứng tỏ bạn đã bị viêm da cơ địa.
-
Những tổn thương da khô khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.
-
Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa cho thấy da bạn dày lên.
-
Da có nguy cơ bị nhiễm vi trùng.
Ngoài ra, khám lâm sàng còn thấy một số triệu chứng khác nữa của bệnh viêm da cơ địa, chẳng hạn như:
-
Giai đoạn cấp tính: Biểu hiện là những đám đỏ trên da với ranh giới không rõ nét. Các sẩn, đám sẩn, mụn nước tiết dịch, da không có vảy, phù nề, dịch chảy hay đóng vảy tiết chính là biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa cấp tính.
-
Giai đoạn bán cấp tính: Biểu hiện nhẹ hơn giai đoạn cấp tính như da không phù nề và không tiết dịch
-
Giai đoạn mãn tính: Biểu hiện như da dày thâm với ranh giới không rõ ràng, hiện tượng liken hóa xuất hiện các vết nứt và cảm thấy đau. Đây là giai đoạn viêm da cơ địa và dày sừng.
Nguyên nhân bị bệnh viêm da cơ địa
Có nhiều nguyên nhân viêm da cơ địa trong đó chủ yếu là 2 nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền: Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh da liệu” của Bộ Y tế có ghi, có khoảng 60% số người bị viêm da cơ địa thì sẽ có con cái bị bệnh này. Con số này sẽ tăng lên nếu trường hợp gia đình có cả bố và mẹ đều bị bệnh.
Viêm da cơ địa có thể điều trị bằng Tây y
Môi trường: Môi trường sống cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa. Môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, lông gia súc,.. sẽ khiến da bị viêm nhiễm gây bệnh.
Viêm da cơ địa và cách điều trị
Viêm da cơ địa nếu không được điều trị sẽ phát triển không chỉ làm ảnh hưởng tới thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng tới tâm sinh lý, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cho nên, khi có dấu hiệu của bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Viêm da cơ địa và cách chữa trị không khó nhưng phải đúng cách. Có nhiều biện pháp chữa bệnh nhưng chủ yếu là áp dụng Đông y và Tây y. Dưới đây là hai phương pháp chữa viêm da cơ địa chủ yếu.
# Trị viêm da cơ địa bằng Tây y
Thuốc Tây y chữa bệnh viêm da cơ địa nhằm mục đích:
-
Điều trị chống nhiễm trùng
-
Điều trị chống viêm
-
Phòng bệnh
Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc tây chủ yếu là dùng kháng sinh gồm những thuốc thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm,… nhằm làm hạn chế các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Tùy vào mức độ bệnh mà bác sĩ kê những loại thuốc khác nhau. Theo đó, thuốc tây y trị viêm da cơ địa gồm: Thuốc Corticoid, mỡ kháng sinh, mỡ corticoid, dung dịch, thuốc làm ẩm da, thuốc bạt sừng bong vảy, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc Kháng histamin H1, thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn.
Thuốc tây y chữa bệnh viêm da cơ địa mang đến ưu điểm là dễ sử dụng cho hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc cũng có một số nhược điểm là có thể gây ra tác dụng phụ, dễ bị nhờn thuốc khiến bệnh mãi không khỏi,… Cho nên cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất.
# Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Đông y cũng mang đến nhiều bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa, tùy theo từng thể bệnh và mức độ bệnh mà có những bài thuốc khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị viêm da cơ địa hiệu quả.
Thuốc Đông y chữa bệnh viêm da cơ địa
Thuốc uống: Đó là các thảo dược có tác dụng giải độc gan thận, mát gan điều trị phù nề như thảo dược rô rô, phật phà, tang nhiệt.
Thuốc bôi: Tác dụng tái tạo tế bào da, làm lành vết thương, điều trị ngứa rát như nghệ, lá trầu không.
Thuốc ngâm tắm: Tác dụng tăng sức đề kháng cho da, làm sạch và sát khuẩn như lá trầu không, lá lốt, mò trắng.
Ưu điểm của những bài thuốc Đông y là tác dụng tận gốc rễ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Tuy nhiên nhược điểm của những bài thuốc này là cần phải có thời gian dài vì thuốc tác động tương đối chậm. Hơn nữa, Đông y chỉ thực sự có hiệu quả với những người phù hợp với thuốc vì thế không phải ai cũng sử dụng được.
Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh viêm da cơ địa và cách điều trị. Tuy bệnh này không nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống vì thế hãy đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu bệnh.
Nguyễn Quỳnh (t/h)
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác