24/07/2019 12:00
Bệnh thấp khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thấp khớp là một trong những bệnh viêm nhiễm mãn tính ở phần dịch khớp rất phổ biến, hầu hết các đối tượng, độ tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh thường đi kèm với các đặc điểm đa hệ khác, có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, chất lượng của cuộc sống của người bệnh cũng như có nguy cơ dẫn đến các biến chứng xương khớp nguy hiểm cao.
Thấp khớp là gì?
Bệnh thấp khớp (Rheumatoid Arthritis) hay còn gọi là phong thấp, là một dạng bệnh viêm nhiễm về xương khớp rất phổ biến. Bệnh có liên quan đến hoạt động của hệ thống tự miễn dịch, nguyên nhân chính là do phần dịch khớp bị viêm nhiễm.
Thấp khớp gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng tấy và cứng khớp. Các vùng khớp xương bị bệnh thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có tính chất đối xứng. Nghĩa là một bên gối, bàn tay bị thấp khớp thì thông thường bên còn lại cũng sẽ bị. Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các khớp trong cơ thể. Kèm với tình trạng đau nhức khớp, người bệnh thường có triệu chứng ốm yếu, mệt mỏi và sốt.
Bệnh thấp khớp có 2 dạng thường gặp rất phổ biến là:
-
Thấp khớp có liên quan đến khớp: Là các tình trạng bệnh có ảnh hưởng đến khớp xương như viêm khớp dạng thấp, lupus, gut, viêm đốt sống,…
-
Thấp khớp không liên quan đến khớp: Là tình trạng bệnh khi các vùng khớp không bị ảnh hưởng mà chỉ những phần mô mềm và các cơ bị đau nhức giống viêm khớp dạng thấp.
Các triệu chứng bệnh thấp khớp là gì?
Biểu hiện bệnh thấp khớp rõ ràng nhất là tình trạng đau ở các khớp xương. Mỗi khi bệnh phát tác, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, sưng tấy khó chịu ở các vùng khớp xương.
Tình trạng đau nhức khớp xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi, chỗ đau sẽ bị sưng và tiết dịch ở trong, khi cử động sẽ càng đau hơn. Vào buổi sáng, người bệnh sẽ có cảm giác khớp tay, chân bị cứng một lúc sau mới có thể cử động được. Khi bệnh chuyển biến nặng, các cơn đau nghiêm trọng hơn, khi cử động sẽ thấy các khớp kêu răng rắc và đau nhiều do bị viêm.
Một triệu chứng thấp khớp khác thường gặp là:
Triệu chứng của bệnh bệnh là tình trạng đau nhức ở các khớp xương
-
Có dấu hiệu sốt nhẹ, người mệt mỏi, chán ăn
-
Các khớp nhỏ tại ngón tay, ngón chân, cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân,… bị sưng tấy và đau nhức
-
Ở các khớp lớn như gối cũng bị ảnh hưởng, đau nhức, tê cứng
-
Các khớp bị viêm dần dần bị tê cứng nếu không cử động trong thời gian dài
-
Xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da
Đặc biệt, với những người bị thấp khớp dạng thấp tình trạng đau nhức, sưng tấy ở khớp ở giai đoạn nặng bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính, không thể điều trị dứt điểm và kéo dài trong trong nhiều năm hoặc suốt đời. Bệnh gây tổn thương nghiêm trọng ở các vùng khớp xương.
Nguyên nhân gây thấp khớp là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh thấp khớp. Đó có thể là do những tác động từ bệnh ngoài môi trường, thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hoặc do vấn đề cơ địa, gen bên trong. Cụ thể là:
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thấp khớp
-
Do tuổi tác: Các thống kê khoa học cho thấy có khoảng gần 50% số người mắc bệnh viêm khớp ở độ tuổi từ 65 trở lên. Trẻ em là đối tượng hiếm gặp nhất của bệnh.
-
Do gen: Gen di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây thấp khớp. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, thì nguy cơ mắc thấp khớp sẽ cao hơn mức bình thường.
-
Giới tính: Nữ có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.
-
Hút thuốc lá: Trong một nghiên cứu tại Thụy Điển về tình trạng bệnh thấp khớp cho thấy, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn 21% so với người không hút thuốc.
-
Nghề nghiệp: Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, người thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, xăng dầu có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp rất cao. Ví dụ như các nghề: Sơn móng tay, thợ sơn, tiếp xúc với thuốc trừ sâu, xăng dầu,…
-
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng: Người béo phì là đối tượng có nguy cơ mắc thấp khớp rất cao. Do đó, cần điều chỉnh và cân bằng chế độ ăn uống để hạn chế tốt nhất các nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị bệnh thấp khớp có những phương pháp nào?
Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định, điều trị bệnh thấp khớp khá phức tạp và cần có phác đồ phù hợp với từng mức độ, tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, việc điều trị và ngăn ngừa sự phát triển, ảnh hưởng của bệnh cũng sẽ không quá khó khăn.
Điều trị bệnh thấp khớp có các phương pháp tây y, đông y, dân gian. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng đều hướng tới xử lý nhanh chóng các triệu chứng đau nhức của bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát, lây lan.
Chữa bệnh thấp khớp bằng tây y
Phương pháp chữa bệnh thấp khớp trong tây y chủ yếu là sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau,… nhằm đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng đau nhức của bệnh và hạn chế nguy cơ phát triển của bệnh.
Khám và điều trị bệnh thấp khớp theo chỉ định của bác sĩ
Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị bệnh gồm, thuốc chống viêm không chứa steroid, corticosteroid, thuốc chống thấp khớp DMARD, thuốc chống phân bào Anti-cytokine, thuốc giảm đau,…
Tùy vào từng giới tính, mức độ, tình trạng bệnh bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc cho phù hợp. Với đối tượng phụ nữ bị viêm đa khớp ở bàn tay, đầu gối thường được chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm, thuốc có corticoide. Với nam giới, có hiện tượng đau khớp ở đầu gối, cổ chân, cột sống,… sẽ được kê đơn dùng thuốc chống viêm, dầu xoa bóp,… với các tính chất nhất định.
Với trường hợp bị thoái hóa khớp ở đầu gối, hông, tay và cột sống sẽ điều trị bằng các loại thuốc chống viêm, thuốc xoa bóp, thuốc Aspirine, thuốc ngâm… phù hợp.
Ngoài ra, với những trường hợp bệnh nặng can thiệp bằng thuốc không cho hiệu quả cải thiện tình trạng và triệu chứng bệnh tốt, người bệnh có thể sẽ phải mổ để thay thế bằng khớp nhân tạo.
#Ưu điểm của phương pháp tây y: Tác dụng nhanh chóng, hiệu quả giảm đau nhức, sưng tấy khó chịu ở khớp nhanh.
#Nhược điểm: Các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm trong tây y khi sử dụng sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, phương pháp phẫu thuật có thể dẫn đến một số biến chứng, sang chấn nguy hiểm.
Chữa bệnh thấp khớp bằng đông y
Theo Đông y, tất cả các bệnh về đau nhức xương khớp, sung nóng tấy đỏ, tê buốt ở khớp đều có căn nguyên là do tắc nghẽn không thông. Sức đề kháng cơ thể yếu không thể tự bảo vệ khiến sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, không thông gây sưng đau, tê mỏi ở các khớp xương và toàn thân.
Mắc bệnh lâu ngày dẫn đến chính khí hư suy, khí huyết giảm sút không thể nuôi dưỡng được cân mạch gây thoái hóa khớp và gây đau đớn.
Thuốc đông y chữa bệnh thấp khớp an toàn nhưng tác dụng chậm
Chính vì vậy, nguyên tắc điều trị trong Đông y với bệnh thấp khớp là lưu thông khí huyết ở cân ở xương. Mục đích đẩy các yếu tố gây bệnh như phong, hàn, thấp, nhiệt ra ngoài cơ thể và hạn chế bệnh tái phát, lây lan.
Chữa thấp khớp bằng Đông y là các bài thuốc điều trị bệnh, sử dụng các thảo dược thiên nhiên tác động vào tận gốc căn nguyên của bệnh và tăng cường sức khỏe cho cơ thể, nhằm điều trị bệnh từ bệnh trong, hạn chế nguy cơ tái phát. Ngoài dùng thuốc còn kết hợp với các hình thức bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp,… để đả thông kinh mạch, giúp lưu thông khí huyết, đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
#Ưu điểm: Phương pháp Đông y sử dụng thảo dược thiên nhiên rất an toàn với sức khỏe và tác động vào tận gốc nguyên nhân của bệnh cho hiệu quả điều trị lâu dài và triệt để hơn.
#Nhược điểm: Để có được hiệu quả điều trị tốt người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài và mức độ chuyển biến của bệnh cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người.
Chữa thấp khớp trong dân gian
Chữa thấp khớp bằng phương pháp dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn. Với các bài thuốc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày được lưu truyền từ lâu đời và cho hiệu quả tốt.
Một số nguyên liệu dùng chữa thấp khớp thường được sử dụng là: lá lốt, rượu ngâm gừng, rượu ngâm tỏi, rượu ngâm hạt gấc,… Cách dùng rất đơn giản, người bệnh có thể chườm nóng hoặc dùng để xoa bóp lên vùng xương khớp bị đau nhức, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu, sưng tấy.
#Ưu điểm: Các bài thuốc dân gian chữa thấp khớp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên rất an toàn và dễ thực hiện, người bệnh có thể sử dụng ngay tại nhà.
#Nhược điểm: Thuốc có tác dụng chậm và tùy thuộc vào cơ địa từng người. Người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong thời gian dài mới thấy được sự thuyên giảm của các triệu chứng.
Phòng tránh bệnh thấp khớp như thế nào?
Bệnh thấp khớp có thể phòng tránh và hạn chế sự ảnh hưởng, phát triển của bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi. Theo đó các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên:
Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa bệnh thấp khớp
-
Thường xuyên tập luyện thể dục để giúp cơ thể khỏe mạnh, xương khớp dẻo dai và hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
-
Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ, canxi,… để xương chắc khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-
Giữ thể trạng, cân nặng luôn ổn định, hạn chế nguy cơ béo phì, thừa cân.
-
Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
-
Hạn chế những tác động, va chạm gây tổn thương đến xương khớp.
Mọi người nên chủ động phòng tránh và điều trị bệnh xương khớp sớm, đặc biệt là khi bước sang độ tuổi trung niên. Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường của bệnh nên đi khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện để có phương pháp phòng, chữa phù hợp.
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác