07/03/2017 08:18
Năm 2011, tỉnh Đắk Lắk triển khai Chiến dịch “Truyền thông vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ” đến vùng đông dân, có mức sinh cao và vùng khó khăn tại 80 xã thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố.
Đồng bào các dân tộc Đắk Lắk hưởng ứng Chiến dịch truyền thông dân số Kết quả đạt được
Trong Chiến dịch năm 2011, tỉnh Đắk Lắk đã có 43.710 trường hợp mới áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, đạt 120% kế hoạch chiến dịch và đạt 108,5% kế hoạch năm tại địa bàn các xã triển khai chiến dịch. Trong đó, biện pháp triệt sản có 345 ca (đạt 123,6%), vòng tránh thai có 9.641 ca (đạt 112%) kế hoạch chiến dịch, 12/15 huyện đạt và vượt chỉ tiêu về triệt sản và vòng tránh thai.
Bên cạnh đó, qua Chiến dịch có 90% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền, tư vấn các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Về gói dịch vụ phòng chống viêm nhiễm đường sinh sản, đã khám 36.781 phụ nữ, đạt 99% kế hoạch Chiến dịch, phát hiện 26.717 trường hợp viêm nhiễm và tiến hành điều trị cho 26.669 trường hợp.
Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của chính quyền các cấp ttrong việc tập trung mọi nguồn lực cho Chiến dịch; công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện chặt chẽ đối với địa bàn triển khai Chiến dịch; sự chung tay của các ban ngành, đoàn thể trong công tác truyền, vận động nhân dân tham gia. Các gói dịch vụ về chăm sóc SKSS/KHHGĐ được cung cấp kịp thời.
Đặc biệt, đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, nâng cao năng lực tham mưu, điều phối các hoạt động của chiến dịch. Họ là lực lượng nòng cốt để tuyên truyền, tư vấn và vận động đối tượng tham gia Chiến dịch và đăng ký thực hiện các gói dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
Người dân đăng ký thực hiện các gói dịch vụ KHHGĐ ở Trạm y tế
Bài học kinh nghiệm
Tuy nhiên, Chiến dịch 2011, diễn ra trong bối cảnh còn khó khăn: Hầu hết cán bộ chuyên trách dân số chưa trở thành viên chức chính thức, vì thế họ chưa yên tâm công tác.
Một số địa phương do kinh tế còn kém phát triển, kinh phí cho Chiến dịch còn hạn hẹp. Ở một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào theo đạo, trình độ dân trí thấp, còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu nên khó vận động thực hiện các biện pháp tránh thai…
Vì vậy, bài học kinh nghiệm đặt ra qua Chiến dịch 2011 ở Đắk Lắk là: Cần có sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời cho việc triển khai Chiến dịch; Ban chỉ đạo Chiến dịch các cấp cần xác định điểm tập trung chỉ đạo lễ ra quân, sau đó rút kinh nghiệm triển khai trên diện rộng, đẩy mạnh lồng ghép tuyên truyền lợi ích của kế hoạch hóa gia đình; tạo điều kiện tốt nhất để địa phương chủ động tổ chức lễ ra quân Chiến dịch; thực hiện việc giám sát, kiểm tra và cung cấp các gói dịch vụ đầy đủ và kịp thời. Đồng thời, cần phát huy tốt vai trò đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp (đặc biệt là cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số cơ sở) thực hiện chức năng nhiệm vụ trước, trong và sau Chiến dịch.
V.T
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác