07/03/2017 10:00
Sáng 1/10, tại thành phố Cần Thơ, Tổng cục Dân số-KHHGĐ tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phối hợp với các ban ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông về DS-KHHGĐ khu vực phía Nam. Ông Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Chủ trì Hội thảo, cùng sự tham dự của đại diện các phòng chức năng Tổng cục DS-KHHGĐ, các Sở, ngành ở thành phố Cần Thơ và 66 đại biểu là lãnh đạo, đại diện phòng Truyền thông-Giáo dục thuộc 33 Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Văn nghệ chào mừng Hội thảo.
Trong 5 (từ 2008-2012), các ban ngành, đoàn thể và các cơ quan truyền thông trong cả nước luôn chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo toàn ngành về công tác DS-KHHGĐ; đưa các chỉ tiêu về dân số vào chỉ tiêu bình xét thi đua với từng cá nhân, tập thể; thường xuyên lồng ghép các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ vào các phong trào, cuộc vận động lớn trong cả nước, các hội nghị sơ kết, tổng lết.
Đồng thời, đẩy mạnh việc lồng ghép truyền thông chuyển đổi hành vi với nội dung và hình thức phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng. Huy động được sự tham gia của những người có uy tín trong cộng đồng tham gia vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ, nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, tổ chức cung cấp dịch vụ sàng lọc trước sinh và sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Với những hoạt động trên, từ năm 2008 đến 2012, các ban ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông ở các tỉnh, thành phố gồm:: Đài PT-TH, trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe…đã thực hiện được 21.500 bản tin, phóng sự, chuyên mục, Hội Nhà báo, Web site của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ có 152.320 tin, bài về công tác dân số; Hội liên hiệp phụ nữ xây dựng hơn 3.000 Câu lạc bộ không sinh con thứ 3, gia đình hạnh phúc; Hội nông dân với phong trào thi đua nông dân với 6 chuẩn mực, với 11.000 Câu lạc bộ nam nông dân không sinh con thứ 3, Tỉnh đoàn có 1000 Câu lạc bộ bình đẳng giới, dân số-sức khỏe-môi trường. Ngoài ra có vai trò quan trọng của Hội KHHGĐ, Hội Cựu chiến binh…góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi cho đối tượng về DS-SKSS-KHHGĐ.
Ban Tuyên giáo, trường Chính trị, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Sở thông tin truyền thông, Ủy ban mặt trận tổ quốc…đều có các văn bản, chỉ đạo tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ, tổ chức các cuộc thi sáng tác tranh cổ động, thơ ca tuyên truyền lưu động; biểu dương kịp thời những tập thể tiên tiến, gương người tốt, việc tốt về thực hiện KHHG, phê phán các hành vi vi phạm Pháp lệnh dân số.
Đông đải đại biểu tham dự.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động truyền thông lồng ghép với các ban ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông về công tác DS-KHHGĐ từ năm 2008 đến 2012 còn gặp không ít khó khăn như: Một số Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố còn chủ quan, lúng túng trong việc tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông lồng ghép, phối hợp; nhân sự tâm gia công tác DS-KHHGĐ còn thiếu và kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến chậm trễ trong triển khai các hoạt động phối hợp; nội dung, hình thức truyền thông chưa phong phú, chưa được thực hiện thường xuyên tại cơ sở. Đặc biệt là ngân sách đầu tư cho công tác truyền thông, lồng ghép phối hợp hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Cũng trong buổi Hội thảo, đại diện các Sở, ngành ở thành phố Cần Thơ đã Báo cáo tham luận về: công tác tổ chức, tham mưu thực hiện một số mô hình DS-KHHGĐ như Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh Trung học phổ thông. Đồng thời, chiếu thông điệp truyền hình về “tiếng nói của Vị thành niên, thanh niên”…
Ông Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng phát biểu tại Hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá cao hiệu quả trong các hoạt động truyền thông lồng ghép phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông về DS-KHHGĐ và các báo cáo tham luận. Đồng thời, ông Lê Cảnh Nhạc cũng chỉ đạo Chi cục DS-KHHG các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cần chú trọng thực hiện các hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ trong thời gian tới gồm: Về nội dung truyền thông: truyền thông về “đẻ đủ con” – mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đối tượng về tầm quan trọng của Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; phòng tránh tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; tác động của quá trình già hóa dân số; mất cân bằng giới tính khi sinh.
Kênh truyền thông: Tiếp tục duy trì các kênh truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp, chú trọng hình thức truyền thông qua internet. Ngoài những đối tượng của truyền thông về KHHGĐ là nhóm có mức sinh cao, người nghèo, những địa bàn vùng sâu, vùng xa, hiện nay cần quan tâm thêm đối tượng là giáo viên, cán bộ, công chức…/.
Võ Thảo
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác