07/03/2017 10:00
GiadinhNet - “Đến hẹn lại lên”, tháng 3, hàng loạt địa phương trong cả nước lại ra quân mùa Chiến dịch tăng cường truyền thông, vận động lồng ghép, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại cộng đồng (gọi tắt là Chiến dịch-PV).
|
Tất cả cán bộ Dân số đã sẵn sàng để triển khai thông điệp mới của ngành tới từng người dân. Ảnh: Dương Ngọc |
Không chỉ có nhiều điểm đổi mới trong hoạt động nâng cao chất lượng dân số, năm nay nhiều tỉnh, thành đã nhanh nhạy đưa thông điệp mới của ngành Dân số “Mỗi cặp vợ chồng hãy nên sinh đủ 2 con” vào nội dung truyền thông.
Sinh đủ 2 con –“ích nước lợi nhà”
Gia đình chị Nguyễn Ngọc Kim (32 tuổi, nhân viên ngân hàng, đường Trần Văn Ơn, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP HCM) mới chỉ có một con, năm nay 5 tuổi. Khi được hỏi về thông điệp mới, chị cho biết: “Ai cũng muốn đủ, nhưng phải lựa theo điều kiện gia đình, tính toán làm sao mục đích cuối cùng là nuôi dạy con cho tốt chứ! Vợ chồng tôi vẫn do dự sinh cháu thứ hai vì nuôi con bây giờ tốn kém vô cùng!”.
Người dân rất quan tâm đến thông điệp mới “Năm nay, tất cả các cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số đều phải đưa thông điệp này đến tận từng nhà dân. Khi có cơ hội tuyên truyền trên cộng đồng đều phải tận dụng”, bà Tô Thị Kim Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP HCM cho hay. Chia sẻ về phản ứng của người dân trước thông điệp mới này, bà Hoa cho rằng, người dân TPHCM có truyền thống chấp hành chính sách rất tốt. Họ đều được nghe về thông điệp mới này, nhận thức được việc thành phố, nhà nước khuyến khích hãy nên sinh đủ 2 con là “ích nước lợi nhà”. |
Khác với quan điểm của chị Kim, ông Trần Hùng (65 tuổi, đường Lê Trọng Tấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú) lại cho rằng: “Thông điệp ngay từ bây giờ là đúng! Là thành phố năng động, trẻ trung thật, nhưng tôi thấy người già TP HCM giờ nhiều quá. Các bạn trẻ mải mê kiếm tiền, chỉ sinh một con. Nếu không sinh đủ hai con, lấy đâu ra lực lượng lao động thay thế chúng tôi đây?”.
Tân Phú là một quận trẻ, với 34% dân số nằm trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ người trên 60 tuổi tính đến tháng 3/2014 là 7%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 khoảng 3,5%. Nói về tính sẵn sàng hưởng ứng thông điệp, bà Phan Thị Diệu Hoa, Phó trưởng Phòng Y tế, phụ trách lĩnh vực DS-KHHGĐ quận Tân Phú cho hay: Không phải đợi đến bây giờ quận mới đưa thông điệp tới người dân. Từ 2 năm nay, quận đã có chủ trương tuyên truyền để người dân sinh đủ 2 con, không sinh con thứ 3, giãn khoảng cách sinh để đảm bảo chăm sóc con cái tốt nhất.
“Trong mấy năm gần đây, tỷ lệ sinh của quận giảm liên tục. Từ Tết Nguyên đán, chúng tôi đã treo băng rôn, khẩu hiệu về thông điệp mới trên các ngả đường. Chúng tôi cũng đã thống nhất với các ngành như: Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc… về nội dung này, quán triệt trong các chi bộ về việc khuyến khích sinh đủ hai con”, bà Diệu Hoa cho hay.
Theo bà Tô Thị Kim Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP HCM, toàn thành phố đã sẵn sàng khuyến khích người dân “sinh đủ hai con”. Năm 2013, trung bình mỗi bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ tại thành phố này chỉ sinh 1,33 con. Tỷ lệ sinh con thứ 3 chỉ dưới 4%; tỷ lệ sinh của thành phố năng động nhất cả nước khoảng 9%o, nghĩa là cứ 1.000 người dân thì có khoảng 9 đứa trẻ sinh ra.
“Năm nay, tất cả các cộng tác viên, cán bộ chuyên trách dân số đều phải đưa thông điệp này đến tận từng nhà dân. Khi có cơ hội tuyên truyền trên cộng đồng đều phải tận dụng”, bà Hoa cho hay.
Chia sẻ về phản ứng của người dân trước thông điệp mới này, bà Hoa cho rằng, người dân TPHCM có truyền thống chấp hành chính sách rất tốt. Họ đều được nghe về thông điệp mới này, nhận thức được việc thành phố, nhà nước khuyến khích hãy nên sinh đủ 2 con là “ích nước lợi nhà”.
Đưa thông điệp đến từng ban, ngành, từng hộ gia đình
“Không phải đợi đến bây giờ chúng tôi mới bắt tay vào tuyên truyền khuyến khích người dân hãy nên sinh đủ 2 con. Từ Tết vừa rồi, chúng tôi đã có chỉ đạo treo băng rôn, khẩu hiệu, đẩy mạnh tuyên truyền. Tới cuối tháng 3, chúng tôi sẽ tiến hành ký kết các hợp đồng trách nhiệm với các ban, ngành, đoàn thể. Chắc chắn chúng tôi sẽ đưa nội dung thông điệp mới vào”, bà Tô Thị Kim Hoa khẳng định.
Còn tại Long An – một địa phương có mức sinh thấp của cả nước – bà Trần Thị Liễu, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho hay: “Bao lâu nay, người dân đã quen với thông điệp mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con. Khi bà con nghe thông điệp mới, nhiều người ngỡ ngàng, lạ lẫm. Tuy nhiên, tất cả cán bộ ngành Dân số đã sẵn sàng để triển khai thông điệp mới của ngành tới tận từng người dân”.
Bà Liễu rất đồng tình với ý kiến của bà Kim Hoa về một bộ phận người trẻ tại thành thị do điều kiện kinh tế, công việc, sức khỏe… đã có tâm lý ngại sinh đủ hai con. “Đối với Long An, tại một số nơi mức sinh còn cao, chúng tôi vẫn tiếp tục vận động không sinh con thứ 3. Nhưng đối với các vùng có mức sinh thấp, phải vận động người dân không nên chỉ sinh một con để cơ cấu dân số hài hòa. Chúng tôi tiếp tục triển khai nội dung thông điệp mới trong các cuộc họp đảng, chính quyền các cấp”, bà Liễu cho hay.
Tại huyện Cần Đước (Long An), bà Trần Kim Liên – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện chia sẻ thông tin: “Một số bà con hỏi cán bộ dân số vì sao trên TP Tân An người dân “được” khuyến khích sinh đủ hai con. Chúng tôi đã giải thích cho bà con: Khi người dân “không chịu” sinh thêm con sẽ không có lực lượng lao động thay thế, người già nhiều, nên cần khuyến khích hãy nên sinh đủ hai con để đảm bảo cơ cấu dân số hợp lý”.
Cũng theo bà Kim Liên, dù quy mô dân số của huyện Cần Đước lớn (gần 200.000 người), nhưng tỷ lệ phát triển dân số hàng năm luôn dưới 1%, tỷ suất chết dưới 4,5%, tỷ lệ người cao tuổi trên 10%. Do đó, Cần Đước xác định phải vận động người dân hãy nên sinh đủ 2 con, không sinh con thứ 3 để có lực lượng lao động hợp lý. “Người dân Cần Đước có những gia đình chỉ sinh một con, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận người dân sinh con thứ 3. Hiện tại 118/118 ấp đã đưa chỉ tiêu về chất lượng dân số, quy mô dân số vào trong các tiêu chí phấn đấu của ấp mình”, bà Kim Liên nói.
Nhiều đổi mới trong hoạt động nâng cao chất lượng dân số Theo bà Kim Hoa, ngày 14/3 tới, TP HCM sẽ ra quân triển khai Chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số (gọi tắt là Chiến dịch). Năm 2014, dù Trung ương chỉ giao thực hiện Chiến dịch tại 6 xã, nhưng TP HCM đã hỗ trợ triển khai tại 82 phường, xã thuộc 24 quận, huyện. Năm nay, kinh phí thành phố hỗ trợ cho công tác Dân số khoảng hơn 23 tỷ đồng. Trong dịp này, Chiến dịch đã tranh thủ chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ nghèo của thành phố. Cụ thể, với các nội dung sàng lọc trước sinh, sơ sinh, khám sức khỏe tiền hôn nhân, thành phố hỗ trợ 100% kinh phí với đối tượng hộ nghèo; 50% với hộ cận nghèo. “Số tiền này ước tính khoảng 5 tỷ đồng, nằm trong Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo do Sở Y tế quản lý”, bà Kim Hoa cho biết. Điểm đặc biệt trong các hoạt động nâng cao chất lượng dân số, bà Kim Hoa cho hay: Từ năm nay, chúng tôi giao cho 322 phường, xã thực hiện đăng ký vận động xã hội hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân. Cụ thể, mỗi phường, xã vận động một cặp nam – nữ tự nguyện đi khám với chi phí khoảng 500.000đồng/ người/lần khám. TP HCM tiếp tục cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ miễn phí đến công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hiện toàn thành phố có 220.000 nữ công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Dự kiến khoảng 20% trong số này sẽ được cung cấp dịch vụ. Số tiền thành phố hỗ trợ để khám và điều trị thông thường lên tới 2,3 tỷ đồng. Còn tại Long An, từ 15/3, tỉnh sẽ triển khai Chiến dịch tại 114/192 xã. Long An tiếp tục hỗ trợ miễn phí cho thai phụ khám sàng lọc trước sinh, trị giá 235.000đồng/người. Đối với các trường hợp khám sức khỏe tiền hôn nhân, tỉnh hỗ trợ 190.000đồng/người, cao hơn so với 2 năm trước là 160.000 đồng/người. Theo bà Trần Thị Liễu, năm nay kinh phí hỗ trợ công tác dân số cấp xã, huyện 1,3 - 1,4 tỷ đồng (2-3 triệu đồng/xã; 30-50 triệu đồng/huyện). Tỉnh tạm cấp hơn 26 tỷ đồng. |
Thu Nguyên
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác