07/03/2017 10:00
Chào mừng sự kiện công dân Việt Nam thứ 90 triệu, hưởng ứng tháng hành động quốc gia về dân số và kỷ niệm 52 năm Ngày dân số Việt Nam (26/12/1961 – 26/12/2013), sáng 20/12, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng buôn và sơ kết 5 năm thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ ở 33 buôn đồng bào dân tộc thiểu số.
Đông đảo đại biểu tham dự hội nghị.
Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế-chính trị, văn hóa-xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Dân số là 339.879 nhân khẩu sinh sống ở 247 thôn, buôn, tổ dân phố thuộc 21 xã, phường. Trong đó, có 33 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ (Ê Đê và M’nông) có số dân chiếm 11,06% dân số toàn thành phố. Ngoài ra còn một số một số dân tộc khác sống dan xen nhau như: Tày, Nùng, Mường, Thái…kết thành một nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc.
Luật tục về hôn nhân và gia đình có đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã có từ xa xưa, được đúc kết từ những lời nói có vần và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua già làng, trưởng buôn, họ tộc và được toàn thể cộng đồng tuân theo. Người Ê Đê và M’nông theo chế độ mẫu hệ và không được kết hôn với người cùng họ; có tục nối dây trong hôn nhân, con cái mang họ mẹ.
Trước đây, việc tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện kế hoạch hóa gia đình gặp nhiều khó khăn và phức tạp vì ràng buộc bởi luật tục, các cặp vợ chồng muốn sinh đông con để có lao động làm việc, sinh nhiều con gái để nối dõi và chăm sóc cha mẹ tuổi già. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn xảy ra...
Buôn trưởng buôn Krông Bông A, xã Ea Tu đọc bản tham luận.
Trước thực tế đó, hàng năm công tác công tác truyền thông về Dân số-KHHGĐ được sự quan tâm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự vào cuộc đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể ở thành phố Buôn Ma Thuột. Các mô hình Câu lạc bộ được thành lập như: Câu lạc bộ không sinh con thứ 3, gia đình hạnh phúc, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân….Mạng lưới y tế, dân số được kiện toàn và thực hiện tốt công tác tư vấn, vận động và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. Đặc biệt ở 33 buôn đồng bào dân tộc thiểu số đã lồng ghép công tác Dân số-KHHGĐ vào xây dựng hương ước của buôn.
Nhờ vậy, ý thức của cán bộ và nhân dân ở 33 buôn đồng bào dân tộc đã chuyển biến tích cực. Năm 2008 có 943 trẻ được sinh ra, trong đó số trẻ con thứ 3 trở lên chiếm 16,01%. Đến năm 2013 có 792 trẻ, trong đó, số trẻ sinh ra là con thứ 3 chỉ còn 12,63% (giảm 3,38%). Một số buôn có số sinh con thứ 3 thấp như: buôn A Kô Dhông(phường Tân Lợi) trong 5 năm qua chỉ có 2 cháu, buôn A Lê A(phường Ea Tam) 5 cháu, buôn Nao B (xã Ea Tu) 6 cháu…; 90% nam, nữ vị thành niên, thanh niên được tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, đồng bào dân tộc thiểu số đã thực hiện đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường; sinh con tại trạm Y tế…
Những kết quả đó đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế-xã hội ở 33 buôn đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và thành phố Buôn Ma Thuột nói chung. 33 buôn đều có nhà sinh hoạt cộng đồng, trường mẫu giáo; có 34 đội cồng chiêng, năm 2012 có 248 sinh viên đồng bào dân tộc ở các trường Đại học, cao đẳng...
Lãnh đạo UBND thành phố Buôn Ma Thuột trao giấy khen cho 4 buôn
tiêu biểu thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Dân số-KHHGĐ ở 33 buôn còn không ít khó khăn và thách thức cần khắc phục: tình trạng tảo hôn, sinh đông con vẫn còn xảy ra. Trong 5 năm đã có 12/33 buôn có số sinh con thứ 3 từ 30 cháu trở lên buôn như: buôn Păm Lăm(phường Tân Lập) có 88 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên, buôn Đung (xã Cư Êbuôr)có 73 trẻ, buôn Jù(xã Ea Tu) có 57 trẻ…
PTT
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác