14/08/2020 03:49
Lưu thai là gì, tình trạng lưu thai có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Do đó việc nhận biết sớm các dấu hiệu thai lưu rất quan trọng và cũng là cách giúp các mẹ phòng ngừa và kịp thời nhận biết để xử lý.
1. Lưu thai là gì?
Đây là tình trạng em bé bị chết trước khi được sinh sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Đối với trường hợp em bé mất trước tuần 20 của thai kỳ thì không được gọi là lưu thai mà được gọi là sảy thai.
Đa số các phụ nữ sau khi có thai chết lưu đều sẽ có một đứa con khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo. Thông thường, thai chết lưu bị gây ra bởi rối loạn nhiễm sắc thể hoặc gặp vấn đề về dây rốn, khả năng xảy ra 1 lần thai chết lưu nữa rất ít.
Tuy nhiên, nếu tình trạng thai chết lưu là căn bệnh mạn tính ở người mẹ hoặc một số rối loạn di truyền của bố mẹ thì nguy cơ mẹ tiếp tục bị thai chết lưu tương đối cao. Nhưng trung bình cơ hội mang thai thành công trong tương lai của các mẹ lên tới 90%.
2. Dấu hiệu thai lưu
Thai chết lưu trong tử cung có thể lưu lại trong vòng 2 ngày. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nhất định, thai chết không khiến mẹ sảy ngay mà thai lại nằm lại trong tử cung một thời gian. Do đó nếu không kịp thời phát hiện thì thai chết lưu có thể gây ảnh hưởng đến mẹ, khiến người mẹ bị nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Để kịp thời phát hiện và xử lý, người mẹ cần chủ động chú ý những dấu hiệu dưới đây:
- Đối với giai đoạn đầu của thai kỳ, thông thường các biểu hiện của thai lưu không rõ ràng, điều này gây ra tình trạng khó nhận biết. Tuy nhiên, mẹ bầu nếu thấy máu từ âm đạo của mình chảy ra có màu sẫm, đồng thời xuất hiện các biểu hiện như ốm nghén giảm đi, bụng không thấy to lên,... các triệu chứng này đều là dấu hiệu cảnh báo có thể thai nhi đã chết lưu.
- Cách nhận biết thai lưu ở giai đoạn sau của thai kỳ, bà bầu có thể kiểm soát và dễ dàng nhận biết dấu hiệu thai lưu dễ dàng hơn. Đối với một số biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất trong đó là mẹ bầu không còn cảm nhận được việc thai đạp hay chuyển động.
Cũng có thể do thành bụng của người mẹ dày nên không rõ có phải do thai nhi đạp hay không. Cũng có thể do thai chết, tử cung người mẹ sẽ xuất hiện những cơn co thắt nhẹ khiến phụ nữ mang thai nhầm lẫn rằng thai nhi đang đạp.
Cách nhận biết thai lưu đơn giản nhất là không thấy bụng lớn lên mà thai đang nhỏ dần đi, ngoài ra hai vú còn tiết ra sữa non, âm đạo thỉnh thoảng xuất hiện máu đen, đây là dấu hiệu thai chết lưu.
- Dấu hiệu thai lưu là triệu chứng khi thai chết lưu sau 24 tuần thai kỳ.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các dấu hiệu thai chết lưu khác mà không được đề cập.
Các bà bầu có nguy cơ cao bị thai chết lưu sẽ xuất hiện các dấu hiệu trên. Tuy nhiên, không phải lúc nào các dấu hiệu này cũng là dấu hiệu thai chết lưu. Đối với các dấu hiệu về tình trạng thai chết lưu, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
Nên gặp bác sĩ khi nào?
Thực tế, các mẹ không thể nào biết rằng khi nào mình bị thai chết lưu và thai chết lưu xảy ra lúc nào. Do đó, nếu gặp các dấu hiệu bất thường hoặc câu hỏi nào nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Mỗi phụ nữ có cơ địa khác nhau, vì vậy đối với dấu hiệu thai lưu các mẹ nên chủ động hỏi bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân thai chết lưu
Mọi người đều thắc mắc nguyên nhân thai chết lưu xảy ra do tình trạng nào. Một vài nguyên nhân thai chết lưu dưới đây mà các mẹ cần để ý:
- Xuất hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi, có hoặc không có sự bất thường về nhiễm sắc thể.
- Khi dây rốn bất thường, thai nhi gặp phải tình trạng sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra và điều này ngăn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở được. Ngoài ra, dây rốn cũng có nguy cơ quấn, thắt chặt tay chân hoặc cổ của em bé trước khi sổ thai.
- Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng của thai bị bất thường cũng trở thành nguyên nhân thai chết lưu. Trong tình trạng bong, nhau thai có thể tách khỏi tử cung quá sớm.
- Nếu người mẹ mắc một số bệnh lý như tiểu đường, huyết áp cao, tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật.
- Trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung, điều này khiến thai nhi có nguy cơ tử vong do thiếu dinh dưỡng cao hơn.
- Thai nhi bị thiếu dinh dưỡng.
- Xuất hiện tình trạng nhiễm trùng trong thai kỳ.
- Thai nhi phải tiếp xúc với các tác nhân môi trường như: thuốc trừ sâu, carbon monoxide.
- Nếu cá nhân hoặc gia đình có tiền sử bệnh lý như đông máu huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi.
Thực tế, có đến hơn một nửa số thai chết lưu có liên quan đến các biến chứng nhau thai. Điều này có nghĩa là một lý do nào đó mà nhau thai hoạt động không đúng.
Có khoảng 10% trường hợp thai chết lưu còn do một số loại dị tật bẩm sinh, trong đó một tỷ lệ nhỏ của thai chết lưu là do vấn đề về sức khỏe của người mẹ như khi người mẹ bị tiền sản giật, các vấn đề khác như chấn thương hay nhiễm trùng dây rốn.
Theo Phụ nữ VN
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác