Rau củ và canh rau củ là thực phẩm không thể thiếu khi bà bầu bị ốm. (Ảnh minh họa)
Thêm vào đó, mẹ cũng có thể có thêm món canh trong thực đơn ăn hàng ngày của mình kể từ khi triệu chứng phát sinh cho đến khi bình phục hoàn toàn. Mặt khác, một chén canh nóng sốt, thơm ngon không chỉ giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp mẹ bổ sung nước, làm giảm cơn đau họng cũng như các triệu chứng nghẹt mũi.
Sữa chua
Nếu bà bầu đang bị ốm do sốt virus thì không nên bỏ qua sữa chua. Sữa chua là thực phẩm rất giàu lợi khuẩn tốt dành cho hệ tiêu hóa của bà bầu, giúp hỗ trợ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác mạnh mẽ hơn. Mặt khác, sữa chua còn giúp bà bầu bị sốt virus hạ nhiệt, phục hồi sức khỏe.
Bà bầu bị ốm không nên ăn gì?
Sau khi đã biết bị ốm nên ăn gì thay thuốc, mẹ bầu cũng nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn không có lợi cho sức khỏe trong thời gian bị ốm như:
Thức ăn dạng cứng
Chẳng hạn như bánh quy giòn, khoai tây chiên, các loại thực phẩm tương tự...sẽ khiến tình trạng ốm trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm và đồ ăn chế biến sẵn
Thực tế, các loại thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm cả thức ăn nhanh, sản phẩm đóng hộp có chứa rất ít chất dinh dưỡng. Khi bị ốm, cơ thể thường phải cố gắng tự chữa lành tổn thương. Do đó, điều quan trọng cần phải làm là hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương bằng cách cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất dành cho cơ thể.
Các loại thức uống có cồn
Rượu bia và những loại thức uống có cồn có khả năng làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ miễn dịch, đồng thời khiến tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.
Các loại cà phê và trà đặc
Cũng giống như các loại thức uống chứa cồn, cà phê, trà đặc hay soda đều có nguy cơ khiến cho lượng nước trong cơ thể mẹ bầu bị hao hụt nhiều hơn và làm tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, những thực phẩm này còn có chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Khi bị ốm, bà bầu nên cố gắng ăn uống đầy đủ, biết cách chăm sóc sức khỏe, tránh lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, chỉ nên sự dụng thuốc điều trị khi có sự tham vấn và chỉ định của các bác sĩ.