12/12/2020 04:24
UBND huyện Buôn Đôn đã ban hành kế hoạch số: 71/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2017 thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 – 2020. Từ đó, hàng năm các hoạt động được ngành chức năng ở huyện Buôn Đôn chú trọng triển khai.

Người dân tham gia buổi truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh.
Trong năm 2020, Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh tại 7 xã. Phối hợp tổ chức 01 buổi hội nghị NCT về nâng cao năng lực thực thi những quy định của pháp luật về MCBGTKS, và truyền thông già hóa dân số trong thời kỳ mới với trọng tâm về nâng cao chất lượng cuộc sống với thành phần tham gia là đại diện Ban thường vụ Huyện Ủy, UBND huyện, đại diện các ban, ngành đoàn thể, chủ tịch và phó chủ tịch hội NCT xã trên địa bàn toàn huyện, chủ nhiệm câu lạc bộ NCT.
Tập huấn trang bị kĩ năng kiến thức, phương thức truyền thông, vận động, về “đề án Kiểm soát MCBGTKS” và “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS- KHHGĐ cho VTN/ TN” cho 131 cộng tác viên dân số các thôn, buôn tại hội trường Ủy ban nhân dân của 07 xã. Phối hợp với Chi cục DS-KHHGĐ mở 02 lớp tập huấn cho cộng tác viên nội dung phương pháp truyền thông vận động về đề án “ KSMCBGTKS” và “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS- KHHGĐ cho VTN/ TN” tại Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn ngày 29-30/6/2020, với 100 cộng tác viên tham dự.
Tổng số trẻ sinh trong năm : 979 trẻ (trong đó, nam: 528; nữ: 451). Tỷ số chênh lệch giới tính: 117 trẻ trai/100 trẻ gái. Tỷ số chênh lệnh giới tính ở huyện Buôn Đôn hiện nay tăng và không đồng đều một phần quan trọng là do người dân sử dụng những dịch vụ lựa chọn giới tính khi sinh hiện đại để can thiệp và chẩn đoán. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chênh lệch tỷ số giới tính; Tâm lý mong muốn có con trai rất mãnh liệt do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo là nguyên nhân cơ bản dẫn đến MCBGTKS, cần phải nhìn nhận và đánh giá khách quan rằng: trước đây, mong muốn có con trai chỉ được thực hiện chủ yếu bằng cách đẻ nhiều con cho đến khi có được con trai mới thôi hoặc lấy thêm vợ để người vợ đó sinh được con trai. “Quy trình” này được thực hiện đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định, và vì thế, tỷ số giới tính khi sinh ít khi bị mất cân bằng, có chăng là sự chênh lệch không nhiều giữa trẻ gái sinh ra còn sống nhiều hơn so với trẻ trai sinh ra còn sống ở ngưỡng tỉ số giới tính khi sinh trung bình (ngưỡng cho phép). Tuy nhiên, khi các dịch vụ sinh sản bao gồm cả các dịch vụ siêu âm được sử dụng như một phần nội dung chăm sóc trước sinh. Các dịch vụ siêu âm thai nhi đã được sử dụng nhằm mục đích xác định giới tính và đã trở thành rất phổ biến và giá cả rất hợp lý đối với phụ nữ.

Cán bộ dân số vận động người dân không lựa chọn giới tính khi sinh.
Hiện nay, nhiều người vừa muốn sinh ít con lại vừa muốn có con trai nên họ đã lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện mong muốn này. Áp dụng từ lúc bắt đầu chuẩn bị có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn...); trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y...); khi đã có thai (sử dụng siêu âm, chọc hút dịch ối...) để chẩn đoán giới tính, khi thai là con trai thì họ giữ lại, còn nếu thai là con gái thì họ bỏ đi.
Dương Thị Liên
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác