19/03/2021 04:10
Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, giảm thiểu số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ em góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Cán bộ dân số huyện Krông Ana tư vấn về lợi ích của sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
Ảnh: Võ Thảo
Tại huyện Krông Ana, mỗi năm có khoảng 1200 phụ nữ mang thai và khoảng 1100 trẻ em được sinh ra. Nghị quyết và kế hoạch của huyện đã đề ra mục tiêu đến năm 2030: Trên 70% bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh; từ 85%trở lên trẻ sơ sinh được sàng lọc sơ sinh. Tuy nhiên tỷ lệ bà mẹ mang thai và trẻ sơ sinh được sàng lọc trong thời gian qua trên địa bàn huyện còn đạt ở mức rất thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và của cả nước. Đến cuối năm 2020 tỷ lệ sàng lọc trước sinh mới 35,8%, sàng lọc sơ sinh đạt 32.1% còn khá thấp so với mục tiêu huyện đề ra. Qua sàng lọc hàng năm đã phát hiện được từ 8 -12 trẻ bị thiếu men G6PD hoặc thiểu năng tuyến giáp để điều trị và can thiệp kịp thời góp phần giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh và các bệnh ở trẻ sơ sinh.
Để thực hiện tốt Đề án Sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác truyền thông, huy động tất cả các kênh truyền thông vào việc tác động đến nhận thức của người dân đến chương trình Sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Huy động sự nỗ lực tham gia phối hợp của các cấp, các ngành tạo sự chuyển biến mạnh mẽ toàn diện theo hướng “xã hội hóa” trong công tác truyền thông cũng như sử dụng, thực hiện dịch vụ SLTS, SLSS; sự đầu tư và hỗ trợ về nguồn lực của các cấp trong việc triển khai thực hiện đề ánlà cơ sở để thực hiện thắng lợi mục tiêu Dân số và Phát triển của huyện đến năm 2030./.
Bùi Thị Nguyên
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác