Triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
Nghị quyết số 21-NQ/TW được Ban chấp hành Trung ương khóa XII ban hành ngày về Công tác dân số trong tình hình mới chỉ ra đúng và trúng phương hướng giải quyết những vấn đề dân số nổi bật ở nước ta hiện nay và trong tương lai.
Nghị quyết số 21-NQ/TW là kim chỉ nam cho công tác dân số ở nước ta, đưa chính sách dân số sang một trang phát triển mới. Mục tiêu của Nghị quyết tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số.
Triển khai sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW giúp đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết. Từ đó biết được những kết quả đã đạt được, những bài học cần rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai Nghị quyết.
Áp dụng kinh nghiệm quốc tế trong ứng phó với già hóa dân số tại Việt Nam thông qua việc triển khai thực hiện Dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ứng phó với già hóa dân số theo mô hình Tsuyama, Nhật Bản" giai đoạn 2022-2024
Ngày 21/3/2022, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 668/QĐ-BYT phê duyệt Dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ứng phó với già hóa dân số theo mô hình Tsuyama, Nhật Bản".
Dự án được triển khai mở rộng tại 05 tỉnh/Tp Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Phú Thọ và Thanh Hóa với mục tiêu: "Tăng cường hệ thống thực hiện ứng phó với việc già hóa dân số tại Việt Nam thông qua thực hiện chương trình chăm sóc dự phòng cho người cao tuổi một cách bền vững tại địa bàn dự án bằng kinh nghiệm triển khai các bài thể dục phòng tránh ngã của Nhật Bản".
Chuyển đổi số trong công tác dân số được đẩy mạnh triển khai
Đẩy mạnh và mở rộng các hình thức truyền thông hiện đại, truyền thông trên nền tảng công nghệ số thu hút nhiều người truy cập, các trang tin mà vị thành niên/thanh niên, nam giới và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người cao tuổi ưa thích và quan tâm: Zalo, Tiktok, Youtube, Fanbook, Instagram, Tweeter.. nhằm đăng tải thông tin cập nhật về công tác dân số.
Các nội dung tọa đàm, phóng vấn, các thông điệp phát thanh, truyền hình, tài liệu truyền thông được phổ biến lan tỏa trên các kênh này; cung cấp thông tin, tư vấn qua internet, trang tin điện tử, mạng xã hội, điện thoại di động và các phương tiện truyền tin khác; truyền thông trên các trang tin có; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề dân số trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, Youtube, Instagram, Tweeter…
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ dân số/y tế về hướng dẫn sử dụng ứng dụng S-Health nhằm triển khai, mở rộng việc ứng dụng công nghệ số trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Nhiều hội thảo nghị, hội nghị, tập huấn, tọa đàm và hoạt động truyền thông được tổ chức trực tuyến trên nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội.
Cuộc thi "Sống chủ động, cùng viết nên câu chuyện ngày mai" trên mạng xã hội hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26/9/2022 được tổ chức thành công trong khuôn khổ Chương trình phối hợp giữa Tổng cục DS-KHHGĐ với công ty TNHH Bayer Việt Nam giai đoạn 2022-2026.
Sự kiện Dân số thế giới đạt 8 tỷ người với chủ đề: "8 tỉ người: Một thế giới với những tiềm năng vô hạn"
Dân số thế giới cán mốc 8 tỷ người: Động lực và thách thức. Vào lúc 1 giờ 29 phút ngày 15-11, bé gái Venice Mabansag chào đời tại Bệnh viện Dr. Jose Fabella Memorial ở Manila (Philippines).
Dấu mốc này vừa là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển, đồng thời cũng mang tới không ít thách thức trên hành trình hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
Con số 8 tỷ người: 8 tỷ cơ hội, 8 tỷ giải pháp, đây là một nguồn lực to lớn, nguồn lao động dồi dào để thế giới thực hiện những mục tiêu về phát triển con người, thúc đẩy kinh tế-xã hội; dấu mốc này cho thấy sự thành công trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, là minh chứng rõ nét nhất cho những đột phá về khoa học-công nghệ, y học, dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp gia tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh; "Con người chính là giải pháp, không phải là vấn đề. Kinh nghiệm trước đây cho thấy đầu tư vào con người, vào quyền và sự lựa chọn của con người, là con đường dẫn đến xã hội hòa bình, thịnh vượng và bền vững."
Tuy nhiên, đồng hành với những thuận lợi mà quy mô dân số 8 tỷ người đem lại, không thể không nhắc tới những thách thức nó đặt ra ở phạm vi toàn cầu. Đó là nó có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ tới an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; tạo áp lực nặng nề lên môi trường tự nhiên, hệ sinh thái, kéo theo nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Những cuộc khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu... vừa qua đang đe dọa các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu. Những tác động mà chúng gây ra có thể sẽ còn trầm trọng hơn một khi quy mô dân số thế giới không ngừng gia tăng.
Ở Việt Nam đã thực hiện đợt tuyên truyền rộng rãi về sự kiện 8 tỷ người. Qua đó nhấn mạnh lợi thế của quy mô dân số thế giới 8 người, là động lực cho phát triển. Đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho thế giới đòi hỏi tất các nước cùng hành động.
Đổi Sổ Ghi chép ban đầu về dân số (Đổi Sổ A0)
Triển khai Thông tư số 01/2022/TT-BYT ngày 10/01/2022 của Bộ Y tế Quy định ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành Dân số.
Sổ A0 là sổ để các cộng tác viên dân số thôn, bản, khối phố ghi chép, theo dõi các biến động về DS-KHHGĐ, ghi các thông tin cơ bản nhất của từng nhân khẩu trong hộ dân cư như: tình trạng cư trú, sử dụng các biện pháp tránh thai, biến động về sinh, chết, đi, đến… Các thông tin trong sổ A0 là kho thông tin cơ sở của hệ thống thông tin thống kê chuyên ngành DS-KHHGĐ. Định kỳ 5 năm, sổ A0 được thay đổi một lần trên phạm vi toàn quốc.
Việc thực hiện đổi sổ A0 nhằm cập nhật các thông tin DS-KHHGĐ đã được rà soát tại từng địa bàn dân cư vào kho dữ liệu điện tử; qua đó, tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, số liệu thống kê chuyên ngành phục vụ quản lý và điều hành công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn mới.