07/03/2017 08:18
Bộ Tư pháp đề xuất, ai đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn, chung sống với người khác sẽ bị phạt tiền tới một triệu đồng. Mức này cũng áp dụng với trường hợp kết hôn đồng tính.
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Cơ quan này nhận thấy các mức phạt đang áp dụng còn thấp, không bảo đảm tính sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa nên đề xuất tăng tiền phạt với hầu hết các vi phạm.
Theo đó, người đã có gia đình mà chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 1.000.000 đồng.
|
Ảnh minh họa. |
Mức phạt này cũng áp dụng với người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn, chung sống với người mà mình biết rõ là đang có vợ/chồng nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính cũng bị phạt tương ứng.... Ngoài phạt tiền, dự thảo còn buộc người vi phạm phải chấm dứt các quan hệ hôn nhân trái pháp luật.
Theo quy định hiện hành (áp dụng Nghị định 87 ban hành năm 2001), mức phạt tương ứng với các hành vi nêu trên là 100.000- 500.000 đồng.
Theo dự thảo nghị định, hành vi tảo hôn, tổ chức kết hôn cho người chưa đến tuổi, hoặc cố ý duy trì quan hệ vợ chồng với người chưa đến tuổi kết hôn... sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000-400.000 đồng. Mức cũ là 50.000-200.000 đồng.
Bộ Tư pháp còn đề xuất phạt tiền 10-30 triệu đồng đối hành vi lợi dụng việc đăng ký kết hôn nhằm mục đích trục lợi, xâm phạm tình dục; môi giới kết hôn bất hợp pháp; kết hôn giả nhằm mục đích xuất cảnh...
Với hành vi ép buộc để có được sự đồng ý của người có quyền cho trẻ em làm con nuôi; lợi dụng nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác... , mức phạt đề xuất nêu trong dự thảo từ 3 đến 10 triệu đồng.
Với 74 điều, dự thảo còn quy định mức phạt 500.000-2.000.000 đồng với người dịch sai nội dung so với giấy tờ, văn bản gốc nhằm mục đích lừa dối, trục lợi hoặc gây tổn hại (thiệt hại) cho cá nhân, tổ chức yêu cầu. Phạt từ 3 triệu đến 20 triệu đồng với luật sư sách nhiễu, lừa dối, ép buộc khách hàng đưa thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý... Người đăng ký khai sinh chậm bị phạt 100.000-300.000 đồng. Mức phạt sẽ tăng thành 300.000-500.000 đồng nếu cố tình khai sinh không đúng sự thật.
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác