07/03/2017 08:18
3 năm qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động thông qua các lớp tập huấn, tọa đàm, các mô hình truyền thông DS-KHHGĐ.
Trên cơ sở Chương trình phối hợp hoạt động DS-KHHGĐ đã được ký kết giữa Tổng cục DS-KHHGĐ, Trung ương Đoàn TNCS HCM và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, trong 3 năm 2008-2010, hai tổ chức này đã đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền vận động KHHGĐ, đặc biệt là truyền thông nhằm chuyển đổi hành vi cho các đối tượng.
Hiệu quả thiết thực trong 3 năm triển khai
3 năm qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động thông qua các lớp tập huấn, tọa đàm, các mô hình truyền thông DS-KHHGĐ. Trong năm 2010, TƯ Đoàn đã xây dựng 12 mô hình truyền thông dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho 4 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Quảng Trị, Bắc Kạn với mô hình CLB gia đình trẻ, Góc thân thiện, Đội giáo dục đồng đẳng, Đội kỹ năng sống.
Trong 3 năm qua, các cấp Hội Nông dân đã hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả 30.000 tổ, nhóm thuộc 40 CLB nam nông dân với công tác DS-KHHGĐ tại địa bàn 7 tỉnh (Hải Dương, Bắc Giang, Tuyên Quang, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Bình Phước). Đặc biệt, trong năm 2010, Trung ương Hội đã xây dựng mô hình điểm can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. 10 CLB nông dân với công tác DS-KHHGĐ đã thành lập và đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Ban Xã hội - Dân số - Gia đình: Trung ương Hội luôn tập trung truyền thông cho đối tượng là nam nông dân. Tuy nhiên, nam giới vẫn chưa thực sự chia sẻ trách nhiệm một cách đầy đủ với phụ nữ trong chăm sóc SKSS/KHHGĐ và sử dụng biện pháp tránh thai (sử dụng bao cao su chỉ chiếm khoảng 7%).
Cần chú trọng đổi mới nội dung, hình thức hoạt động
Nhìn nhận về hoạt động của Trung ương Đoàn TNCS HCM và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, TS.Trần Hoa Mai - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá cao tinh thần phối hợp tích cực của 2 tổ chức này trong việc triển khai Chương trình phối hợp DS-KHHGĐ trong 3 năm qua.
Với những thành tích đã đạt được cùng những cơ hội, thách thức của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới, Phó Tổng cục trưởng Trần Hoa Mai nêu rõ: "Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020. Năm 2011 là năm bản lề Việt Nam thực hiện Chiến lược DS- SKSS 2011- 2020, Chương trình Mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Năm 2011 cũng là năm kỷ niệm 50 năm thực hiện công tác DS - KHHGĐ ở Việt Nam (1961- 2011), năm thứ 2 thực hiện Tháng Hành động quốc gia về DS-KHHGĐ. Vì thế, TƯ Đoàn và TƯ Hội Nông dân Việt Nam cần xây dựng Chương trình hành động cụ thể thực hiện Chiến lược (khi được phê duyệt) và có các văn bản chỉ đạo các cấp tăng cường sự phối hợp với Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh để thực hiện tốt kế hoạch và mục tiêu công tác DS-KHHGĐ". “Đối với Trung ương Đoàn TNCS HCM, năm 2011 còn là Năm Thanh niên, do đó, cần có những mô hình và nội dung thiết thực, phù hợp, góp phần tận dụng cơ hội cơ cấu dân số "vàng", khẳng định vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp DS-KHHGĐ nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung”.
Tại buổi làm việc giữa Tổng cục DS-KHHGĐ và TƯ Đoàn, TƯ Hội Nông dân Việt Nam, các đại biểu đã trao đổi để hoàn thiện nội dung và kế hoạch hoạt động phối hợp giữa Tổng cục và 2 tổ chức, trong đó chú trọng hơn nữa việc xây dựng các mô hình hoạt động như mô hình Gia đình trẻ phát triển bền vững, câu lạc bộ gia đình trẻ, Đội kỹ năng sống, Góc thân thiện đối với Trung ương Đoàn; mô hình CLB Nam nông dân với công tác DS-KHHGĐ với Trung ương Hội Nông dân...
Chú trọng trao đổi thông tin hai chiều, đặc biệt là các định hướng công tác DS/SKSS/KHHGĐ trong giai đoạn tới, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ để tăng cường hơn nữa sự phối hợp trong công tác tuyên truyền vận động và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác