03/09/2014 12:00
Hòa lễ là xã thuộc vùng căn cứ cách mạng của huyện Krôngbông, nằm trãi dài khoảng 10 km dọc theo đường tỉnh lộ 14. Tống dân số khoảng 6897 khẩu ; trong đó có 142 người khuyết tật chiếm tỷ lệ 2,06%. Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội còn nhiều hạn chế. Đại bộ phận người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ nghèo cao chiếm 26 %; Số hộ gia đình có người khuyết tật nằm trong diện nghèo là 58/138 hộ khuyết tật chiếm 42,02 %
I. Đặc điểm tình hình chung:
Hòa lễ là xã thuộc vùng căn cứ cách mạng của huyện Krôngbông, nằm trãi dài khoảng 10 km dọc theo đường tỉnh lộ 14. Tống dân số khoảng 6897 khẩu ; trong đó có 142 người khuyết tật chiếm tỷ lệ 2,06%. Điều kiện phát triển kinh tế- xã hội còn nhiều hạn chế. Đại bộ phận người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ nghèo cao chiếm 26 %; Số hộ gia đình có người khuyết tật nằm trong diện nghèo là 58/138 hộ khuyết tật chiếm 42,02 %
II. Quá trình hình thành và phát triển câu lạc bộ:
Câu lạc bộ Người khuyết tật Hòa lễ được thành lập vào ngày 18/12/2003 từ ý tưởng của Dự án Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng do Ủy ban Y tế Hà Lan- Việt Nam (MCVN) và Sở Y tế Đăklăk thực hiện.
(Ảnh: Tập thể câu lạc bộ người khuyết tật xã Hòa Lễ)
Mục đích thành lập câu lạc bộ nhằm tập hợp những người khuyết tật, người thân của người khuyết tật trong toàn xã để họ có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để tự mình vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời, mong muốn câu lạc bộ sẽ là cầu nối giữa người khuyết tật với cộng đồng và giữa cộng đồng với người khuyết tật .
Trong giai đoạn đầu thành lập các hoạt động của câu lạc bộ gặp rất nhiều khó khăn, những khó khăn chính có thể kể đến như sau:
Một là, người khuyết tật chưa có trình độ, kỹ năng để quản lý nên thành phần Ban điều hành hoàn toàn là cán bộ các ban ngành như: Hội Phụ nữ; Trạm Y tế, Hội chữ Thập đỏ,…Bản thân các cán bộ này không có đủ thời gian để giành cho hoạt động câu lạc bộ và họ cũng chưa có kỹ năng quản lý nhóm.
Hai là, các hoạt động mang tính thụ động, phụ thuộc nhiều vào sự dẫn dắt của chính quyền và Chính quyền lúc đó cũng chưa thật sự quan tâm đúng mức.
Ba là, thiếu kinh phí hoạt động.
Bốn là, không có phòng làm việc, địa điểm sinh hoạt không cố định.
Năm là, các thành viên của câu lạc bộ mặc cảm, tự ti, không dám thể hiện suy nghĩ và khả năng của mình.
Biện pháp tháo gỡ khó khăn:
MCNV từng bước tổ chức tập huấn cho các thành viên Ban điều hành về kỹ năng quản lý nhóm. Đến năm 2007 bắt đầu tổ chức tập huấn cho một số thành viên là người khuyết tật của câu lạc bộ. Đồng thời, trong năm 2007 Dự án hỗ trợ cho các thành viên vay vốn để tăng thêm thu nhập, góp phần phát triển kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, các hoạt động về chăm sóc y tế như: Hướng dẫn tập luyện tại nhà, hướng dẫn một số kiến thức liên quan đến người khuyết tật cũng đã được ngành y tế huyện quan tâm.
Đến năm 2009, khi một số thành viên là người khuyết tật tự tin hơn đã được cơ cấu vào Ban điều hành câu lạc bộ. Sau khi trực tiếp tham gia vào việc quản lý câu lạc bộ, thành viên người khuyết tật được tạo điều kiện tham dự các lớp tập huấn nâng cao năng lực, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các câu lạc bộ và các địa phương khác.
Đến nay, Ban Điều hành gồm có 6 thành viên ( trong đó có 3 thành viên là người khuyết tật). Có 70 thành viên tham gia sinh hoạt ( lúc đầu 40 thành viên); Trong đó có 38 người khuyết tật và 32 thành viên đại diện gia đình người khuyết tật. Thành viên có độ tuổi và các dạng tật khác nhau.
(Ảnh: Thăm và tặng quà trung thu)
III. Các hoạt động được triển khai thực hiện từ sau năm 2009:
1. Về tổ chức:
Câu lạc bộ triển khai thực hiện các hoạt động theo nội quy, quy chế của câu lạc bộ. Hàng năm, Ban điều hành chủ động lập kế hoạch hoạt động và cố gắng tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra.
Ban Điều hành họp định kỳ vào ngày 25 của tháng cuối quý để bàn bạc, phân công và thống nhất nội dung sinh hoạt câu lạc bộ. Câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt định kỳ cho tất cả các thành viên vào ngày 30 của tháng cuối quý. Nội dung sinh hoạt theo các chủ đề khác nhau đã được thống nhất trong các buổi họp định kỳ của Ban điều hành. Đồng thời, các nhóm tín dụng tiết kiệm tổ chức sinh hoạt hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, sử dụng và phát triển nguồn vốn.
Câu lạc bộ tổ chức sơ kết 6 tháng để đánh giá lại quá trình thực hiện kế hoạch, bổ sung, điều chỉnh các hoạt động. Tổng kết cuối năm để đánh giá hoạt động trong năm và đưa ra phương hướng hoạt động cho năm sau. Biểu dương, khen thưởng các nhóm, cá nhân có thành tích tốt.
2. Chăm lo đời sống tinh thần cho hội viên:
Thăm hỏi thành viên ốm đau, qua đời: 42 lượt với tổng số tiền 5.200.000đ
Tổ chức vui chơi và tặng quà cho trẻ khuyết tật nhân dịp Tết Trung thu và ngày Quốc tế thiếu nhi: 20 lần với tổng số tiền 12.500.000đ
Thăm hỏi, tặng quà tất cả các thành viên trong dịp tết Nguyên Đán: 5 lần với số tiền 22.500.000đ
Tổ chức tọa đàm và tặng quà thành viên vào ngày 18/04 và ngày 03/12: 11 lần với số tiền 32.400.000đ
Tổ chức và tạo điều kiện cho các thành viên tham gia văn nghệ, trò chơi dân gian: Tổ chức văn nghệ 3 lần, có 19 thành viên tham gia; Thi trò chơi dân gian 2 lần, có 26 thành viên tham gia; Tọa đàm kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2013 cho phụ nữ khuyết tật, có 12 thành viên tham gia.
3. Xây dựng nhóm tín dụng tiết kiệm:
Nguồn vốn Dự án hỗ trợ cho các thành viên câu lạc bộ vay được triển khai từ năm 2007. Nguồn vốn này do Hội Phụ nữ quản lý. Ban điều hành câu lạc bộ có trách nhiệm phối hợp với Hội phụ nữ trong việc xét cho thành viên vay, kiểm tra, đôn đốc thành viên trong việc sử dụng và trả vốn vay. Ban quản lý nguồn vốn vay đã được Dự án phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh, Hội Phụ nữ huyện tập huấn về quản lý nguồn vốn. Các thành viên vay vốn được tập huấn về cách sử dụng vốn, kỹ thuật chăn nuôi,…
Hàng năm, Hội Phụ nữ xã và câu lạc bộ khảo sát thực tế tại hộ gia đình về việc sử dụng và phát triển vốn vay.
Đến nay câu lạc bộ đã tổ chức được 5 nhóm tín dụng tiết kiệm, số vốn vay cụ thể: Vốn từ Dự án hỗ trợ: 93.000.000đ; cho 25 người vay; 12 người đã trả nợ dần với số tiền 16.000.000đ; Hiện còn lại 77.000.000đ. Vốn từ nguồn tiết kiệm do thành viên đóng góp : 42.500.000đ; đã cho 62 lượt người vay.
4. Công tác truyền thông thay đổi nhận thức và vận động gây quỹ:
Thường xuyên tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về khuyết tật thông qua các buổi sinh hoạt, các bản tin, đài FM của xã, văn ngệ, trò chơi,…Đồng thời, tập huấn cho các thành viên về chế độ, chính sách để thay đổi nhận thức của chính thành viên câu lạc bộ (ví dụ: Hội thảo phổ biến luật người khuyết tật năm 2012 ).
(Ảnh: Biểu diễn văn nghệ gây quỹ)
Gây quỹ thông qua các buổi giao lưu, văn nghệ, vận động trực tiếp ở cộng đồng. Tổng số tiền vận động được trong 10 năm là 143.600.000đ. Trong đó: Dự án hỗ trợ 53.000.000đ; Chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng: 90.600.000đ
5. Xây dựng cơ sở vật chất:
Năm 2010, Ủy ban nhân dân xã hỗ trợ mặt bằng; Câu lạc bộ vận động sự ủng hộ của cán bộ viên chức Trung tâm Y tế, doanh nghiệp Thái Hiền, MCNV để xây dựng văn phòng sinh hoạt câu lạc bộ với tổng số tiền 35.000.000đ. Đến năm 2012, MCNV hỗ trợ máy vi tính, Internet, bàn ghế,.. tương đối đầy đủ phục vụ sinh hoạt.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ NKT:
Ban điều hành lắng nghe, thu nhận ý kiến của các thành viên. Sau đó, có trách nhiệm tìm hiểu, liên lạc, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công việc hỗ trợ người khuyết tật. Ví dụ như: Phối hợp với Hội chữ Thập đỏ, Cán bộ LĐTBXH trong việc làm chế độ chính sách cho người khuyết tật. Số thành viên đã được hưởng chế độ: 41/70; Đồng thời, Ban điều hành liên hệ với các trung tâm dạy nghề ở các tỉnh bạn để gửi các em đi học nghề ( Đã có 2 em học nghề ở TPHCM và Cần Thơ). Bên cạnh đó, câu lạc bộ cũng tích cực tham gia phát hiện sớm trẻ khuyết tật cùng cán bộ Y tế ( có 7 người khuyết tật được phát hiện qua kênh câu lạc bộ).
7. Tham gia các hoạt động khác:
Ban điều hành, cán bộ nhóm và một số thành viên là người khuyết tật được đi giao lưu với các câu lạc bộ trong tỉnh: CưMgar, Buôn Ma Thuột, Krôngpak ( 16 thành viên). Tham gia giao lưu các câu lạc bộ, tổ chức người khuyết tật các tỉnh tại Quảng Trị, Buôn Ma Thuột ( 3 thành viên tham gia). Tham gia dự án Tăng cường năng lực thông qua trãi nghiệm tại Hà Nội( 11 thành viên). Tham gia Hội thảo Định hướng phát triển Phục hồi chức năng tại Ninh Bình (1 thành viên).
Đồng thời câu lạc bộ đã tổ chức đón tiếp các đoàn về thăm: Đoàn của Bộ Y tế và 13 Sở Y tế các tỉnh (năm 2009); Các Câu lạc bộ và tổ chức người khuyết tật của 4 tỉnh: Phú Yên, Quảng Trị , ĐăkLăk, Hà Nội (năm 2010); Đoàn của Sở Y tế TPHCM và Cà Mau( năm 2012); và câu lạc bộ các Huyện: Lăk, CưMgar, Krôngpak.
Tổ chức văn nghệ gây quỹ ủng hộ cho người khuyết tật tỉnh Quảng Trị và người khuyết tật tỉnh Phú Yên bị bão lụt năm 2010.
IV. Kết quả sau 10 năm hoạt động:
1. Nhận thức của chính bản thân người khuyết tật, cộng đồng, chính quyền và các ban ngành đã có sự thay đổi rỏ rệt: Người khuyết tật đỡ mặc cảm tự ti, chính quyền và các ban ngành có quan tâm hỗ trợ người khuyết tật nhiều hơn, cộng đồng đã hiểu hơn về nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.
2. Cuộc sống của người khuyết tật từng bước được cải thiện: Có tiến bộ về chức năng ( có 6 thành viên hòa nhập cộng đồng), thu nhập được nâng cao nhờ vay vốn làm ăn( có 8 hộ thoát nghèo), đời sống tinh thần phong phú hơn.
3. Ban Điều hành đã có được một số kỹ năng cơ bản để quản lý câu lạc bộ. Thành viên Ban điều hành và các thành viên trong câu lạc bộ đã tự tin hơn khi gặp gỡ chính quyền, các ban ngành, các mạnh thường quân,... để đề đạt nhu cầu cần giúp đỡ.
V. Thành tích: Năm 2013, CLB được Ủy ban nhân dân tỉnh Đăklăk tặng Bằng khen.
VI. Đánh giá thuận lợi- Khó khăn:
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm hỗ trợ từ Dự án về kỹ thuật và một phần kinh phí; Sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Phòng Y tế, Hội Phụ nữ Huyện, Trung tâm Y tế, Chính quyền và các ban ngành tại địa phương; Nhận được hỗ trợ về vật chất từ doanh nghiệp, tập thể, cá nhân,...và đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong địa bàn xã. Đồng thời, sự nhiệt tình, tâm huyết của Ban Điều hành, cán bộ nhóm, các thành viên và câu lạc bộ đã có văn phòng sinh hoạt ổn định, tiện nghi cũng là yếu tố thuận lợi để thực hiện các hoạt động câu lạc bộ.
2. Khó khăn:
Câu lạc bộ chưa có tư cách pháp nhân. Thành viên Ban Điều hành không có chế độ phụ cấp. Kinh phí hoạt động của câu lạc bộ vẫn còn hạn hẹp.
VII. Bài học kinh nghiệm để duy trì và phát triển bền vững câu lạc bộ:
1. BĐH cần phải nhiệt tình, tâm huyết, năng động trong hoạt động.
2. Về mặt tổ chức, CLB cần do NKT trực tiếp tham gia vào công việc quản lý và ra quyết định trong việc tổ chức các hoạt động của CLB.
3. Để NKT có thể tự quản lý và điều hành phong trào hoạt động của CLB thì công tác tăng cường năng lực cho họ là vô cùng cần thiết.
4 .CLB muốn phát triển thì các hoạt động của CLB cần dựa trên nhu cầu thực tế của các thành viên, vì lúc đó các hoạt động đó mới đáp ứng được nhu cầu thiết thực của họ.
5. Sự quan tâm của chính quyền và các ban nghành là vô cùng cần thiết.
6. Việc giao lưu học hỏi đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường năng lực, nó góp phần thay đổi nhận thức và hành động.
7. Để người khuyết tật làm chủ thật sự các hoạt động của mình thì cần thời gian dài.
CN: Nguyễn Thị Hạnh
Trạm Y tế xã Hòa Lễ
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác
- 30-TRIAL-Krông Bông: Nỗ lực phấn đấu đạt xã tiên tiến về y dược cổ truyền năm 2016 90 ( 17/02/2017)
- 299-TRIAL-Công văn phòng chống lũ lụt 175 ( 07/11/2016)
- 253-TRIAL-Quyết định thành lập tổ kiểm tra nghĩa vụ quân sự của các xã, thị trấn 193 ( 20/09/2016)
- 125-TRIAL-Báo cáo tình hình triển khai phòng chống sốt xuất huyết tại huyện Krông Bông 5 tháng cuối năm 2016 296 ( 01/09/2016)
- 162-TRIAL-Sự nỗ lực của cán bộ y tế cơ sở trong vụ ngộ độc thực phẩm tại xã Êa Trul, huyện Krông Bông 173 ( 15/08/2016)
- 137-TRIAL-Kế hoạch triển khai hoat động phòng chống sốt xuất huyết 5 tháng cuối năm 2016 284 ( 10/08/2016)
- 53-TRIAL-Quyết định thành lập tổ giám sát và phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết 0 ( 05/08/2016)
- 45-TRIAL-Hiệu quả từ hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân ở Trạm Y tế xã Yang Reh 228 ( 15/07/2016)
- 277-TRIAL-Kế hoạch kiểm tra bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã giai đoạn đến năm 2020 trong 6 tháng đầu năm 2016 153 ( 01/07/2016)
- 137-TRIAL-Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của Y tế thôn, buôn, TDP. 297 ( 11/05/2016)
- 184-TRIAL-Lễ Mít tinh truyền thông phòng chông sốt rét về ngăn chặn sốt rét kháng thuốc Artemisinin nhân Ngày Sốt rét thế giới 174 ( 28/04/2016)
- 150-TRIAL-Hội nghị triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm và công tác phòng chống dịch bệnh - ký cam kết. 92 ( 21/04/2016)
- 150-TRIAL-Nhân ngày Thế giới phòng chống lao (24/3): Đừng để chết vì bệnh lao! 141 ( 01/04/2016)
- 80-TRIAL-Hoạt động Chào mừng Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2016). 55 ( 28/03/2016)
- 140-TRIAL-Trung tâm Y tế huyện Krông Bông triển khai lớp tập huấn phòng, chống bệnh do não mô cầu. 237 ( 22/03/2016)
- 243-TRIAL-Trung tâm Y tế huyện Krông Bông : Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2016 168 ( 02/03/2016)
- 78-TRIAL-Sở Y tế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm tại huyện Krông Bông 45 ( 26/02/2016)
- 123-TRIAL-Sở Y tế Đắk Lắk tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 43 ( 01/02/2016)
- 180-TRIAL-Hai trường hợp tử vong do Ăn cóc tại Buôn Bhung, xã Cư Pui, huyện Krông Bông 253 ( 10/12/2015)
- 62-TRIAL-Hội nghị triển khai và ký cam thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế 281 ( 23/11/2015)