19/05/2017 12:00
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ I
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC
TRƯỚC SINH CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI KHOA PHỤ SẢN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC 333
Từ ngày 01/03/2016 đến 31/08/2016
SỞ Y TẾ TỈNH ĐĂK LĂK
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC 333
DƯƠNG THỊ HỒNG YẾN
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ I
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC
TRƯỚC SINH CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI KHOA PHỤ SẢN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC 333
Từ ngày 01/03/2016 đến 31/08/2016
&
Eakar, năm 2016
|
SỞ Y TẾ TỈNH ĐĂK LĂK
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC 333
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU :
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC TRƯỚC SINH CỦA THAI PHỤ ĐẾN KHÁM TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC 333 NĂM 2016
Từ 01/03 đến 31/08 năm 2016
&
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ I
Chủ nhiệm : Dương Thị Hồng Yến
Cộng Sự: Ngô Cẩm Trang
Eakar, năm 2016
|
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ:................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TỒNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 3
1. Kiến thức chăm sóc trước sinh :.................................................... 3
2. Thực hành chăm sóc trước sinh:..................................................... 5
2.1 Khám thai đầy đủ:......................................................................... 5
2.2.Tiêm phòng uốn............................................................................. 6
2.3. Bổ sung viên sắt............................................................................ 7
2.4. Chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi.................................. 7
Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 10
1. Đối tượng nghiên cứu 10
2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 10
3. Phương phám nghiên cứu 10
4. Xử lý số liệu 12
Chương III DỰ KIẾN KẾT QUẢ 14
Chương IV DỰ KIÊN BÀN LUẬN.. 20
KẾT LUẬN.. 21
KIẾN NGHỊ 22
PHIẾU ĐIỀU TRA.. 23
DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1.1. Tuổi mẹ
Bảng 4.1.1. Nghề nghiệp của thai phụ
Bảng 4.1.2. Trình độ văn hóa của thai phụ
Bảng 4.1.2 Kiến thức về dấu hiệu đi khám thai.
Bảng 4.1.3 Kiến thức về mục đích khám thai.
Bảng 4.1.4 Số lần đi khám thai.
Bảng 4.1.5 Nơi khám thai
Bảng 4.1.6 Kiến thức về sự tăng cân.
Biểu đồ 4.1.7 Chế độ dinh dưỡng.
Bảng 4.1.8. Hiểu biết về chế độ lao động khi có thai
Bảng 4.1.8 Tiêm phòng uốn ván
Bảng 4.1.9 Uống bổ sung viên sắt
Biểu đồ : 4.1.2 Kiến thức về quan hệ của các thai phụ trong quá trình mang thai.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai nghén và sinh con là thiên chức, nhưng cũng là sự kiện đặc biệt trong đời của người người phụ nữ và trong cuộc sống gia đình. Mặc dù mang thai là quá trình sinh lý bình thường nhưng nó liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ về sức khỏe và sự sống còn cho cả mẹ và con.
Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) đưa ra khuyến cáo để có những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh thì các bà mẹ phải được chăm sóc sức khỏe liên tục từ khi có ý định mang thai đến khi trẻ chào đời. Sức khỏe, bệnh tật của bà mẹ mang thai, thời kỳ cho con bú đều ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của những đứa trẻ .Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 530.000 phụ nữ bị tử vong trong quá trình mang thai và sinh nở, hơn 3 triệu trẻ sơ sinh chết non, hàng triệu trẻ sơ sinh tử vong trong ngày đầu hoặc tuần đầu sau sinh, 640 triệu phụ nữ ốm liên quan đến thai nghén, 64 triệu phụ nữ gặp biến chứng khi sinh [3],[4].
Tại Việt Nam, hàng năm, hàng triệu thai nhi và và trẻ sơ sinh chết, nguyên nhân chủ yếu do sức khỏe của bà mẹ kém hay biến chứng sau sinh[3],[4]. Tuy nhiên với những cố gắng, nỗ lực trong nhiều năm, nghành y tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác chăm sóc Sức khỏe sinh sản. Mặc dù vậy tỷ lệ tử vong mẹ còn cao, do sự yếu kém của hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng, đặc biệt ở những vùng khó khăn. Có tới 75-80% trường hợp tử vong mẹ do các biến chứng và bệnh nhiễm trùng xảy ra trong quá trình mang thai[6]. Hầu hết các trường hợp tử vong mẹ đều có thể tránh được bằng cách chăm sóc sức khỏe mẹ tốt hơn đặc biệt trong thời kỳ mang thai[8].
Những năm gần đây, sức khỏe sinh sản trở thành một trong các lĩnh vực quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm. Chương trình sức khỏe sinh sản (SKSS) của liên hợp quốc tại Cairo – Ai Cập (1994) xác định SKSS gồm 10 nội dung cơ bản, trong đó có chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh đóng vai trò rất quan trọng [2].
Nhiều năm qua, Bệnh viện đa khoa khu vực 333 đã nổ lực để đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Trong đó dịch vụ chăm sóc trước sinh đến với người dân , nhưng do các nguồn lực còn giới hạn, kiến thức về khám thai của thai phụ còn hạn chế nên chất lượng của các dịch vụ này chưa đạt hiệu quả cao.
Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trước sinh, giảm các nguy cơ thai sản chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh của các thai phụ tới khám tại Khoa sản Bệnh Viện Đa khoa khu vực 333”, nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá kiến thức và thực hành chăm sóc trước sinh của bà mẹ trong thời kỳ mang thai.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc chăm sóc trước sinh của các bà mẹ mang thai.
Chương I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Thai nghén là một hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ, an toàn thai nghén là nhu cầu hết sức quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người mẹ và cho ra đời một cháu bé khỏe mạnh, thông minh, có ích cho xã hội sau này.Vì vậy khám thai, chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai là một vấn đề quan trọng, cần thiết mà các bà mẹ cần quan tâm. [1]
1.Kiến thức chăm sóc trước sinh
Chăm sóc bà mẹ khi có thai (chăm sóc trước sinh) : là những chăm sóc sản khoa cho người phụ nữ tính từ thời điểm có thai đến trước khi đẻ nhằm đảm bảo cho quá trình mang thai được an toàn, sinh con khỏe mạnh.
Nội dung của chăm sóc trước sinh bao gồm: Khám thai đầy đủ, tiêm phòng uốn ván, bổ sung viên sắt. Ngoài ra còn bao gồm giáo dục, điều trị những tình trạng bệnh lý hoặc biến chứng xảy ra trong thời kỳ có thai, hướng dẫn và xác định nơi sinh, giải thích những biến chứng có thể xảy ra, địa điểm khám và xử trí để đảm bảo an toàn, chế độ dinh dưỡng, chế độ lao động và nghỉ ngơi,… Chăm sóc phụ nữ trong thời kỳ mang thai tầm quan trọng to lớn và cần thiết để phát hiện kịp thời các nguy cơ như thể trạng mẹ không đảm bảo, các bệnh lý của người mẹ có sẵn cũng như mới xuất hiện do thai nghén ví dụ thiếu máu, nhiễm độc thai nghén [7]. Chăm sóc thời kỳ này tôt sẽ giảm thiểu được tử vong mẹ và con.
Thời kỳ mang thai là thời kỳ rất quan trọng, không những có ảnh hưởng lớn sức khỏe bản thân bà mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy bà mẹ cần nắm đầy đủ kiến thức cơ bản để tự chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như chăm sóc thai nhi. Bà mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về kiến thức khi mang thai như số lần khám thai, những việc cần làm khi mang thai, chế độ dinh dưỡng, chế độ lao động và nghỉ ngơi,…Trong thời kì mang thai các thai phụ cần có kiến thức về số lần khám thai, được tiêm phòng uốn ván, uống bổ sung viên sắt phòng thiếu máu.Khi mang thai tâm sinh lý của người phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, các bà mẹ cần nhận biết được những dấu hiệu bất thường để có hướng xử trí đúng đắn và kịp thời tránh những hậu quả không mong muốn.
1.1. Theo dõi cân nặng.
- Mức tăng cân của người mẹ là biểu hiện rõ mức tăng cân nặng của trẻ sơ sinh.[9]
- Theo dõi cân nặng giúp người mẹ biết được sự phát triển của thai để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Bình thường trong suốt thời gian mang thai người mẹ phải tăng từ 10 – 12kg, trong đó:
+ 3 tháng đầu tăng 1kg.
+ 3 tháng giữa tăng từ 3- 5kg.
+ 3 tháng cuối tăng 6kg
- Nếu thấy không tăng cân hoặc tăng quá nhanh thì cần phải đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.
1.2. Dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai.
- Phụ nữ có thai cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm
+ Chảy máu từ cửa mình ( hoặc giọt máu) và đau bụng
+ Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều.
+ Sốt
+ Có cơn ngất hoặc co giật
+ Nôn mửa quá nhiều : nôn mửa là hiện tượng thường gặp khi mang thai nhất là trong giai đoán nghén, tuy nhiên nôn qua nhiều là điều không bình thường.
+ Đau rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều.
+ Không thấy cử động của thai hoặc cử động thai yếu
+ Da xanh, mệt mỏi. đánh trống ngực, khó thở
+ Rỉ ối hoặc vỡ ối
+ Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ
Khi thai phụ có một trong các dấu hiệu trên, cần đến ngay trạm y tế xã, bệnh viện huyện hoặc tỉnh. Nếu đến muộn hoặc tự chữa trị ở nhà sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con [9]
2. Thực hành chăm sóc trước sinh
2.1 Khám thai
Để hạn chế những vấn đề sức khỏe có thể xảy ra đối với sức khỏe thai phụ và thai nhi thì khám thai là một biện pháp quan trọng. Ở việt Nam theo quy định của Bộ Y tế, trong một thời kỳ thai nghén người phụ nữ cần được khám thai định kỳ ít nhất 3 lần ở 3 quý của thai kỳ [7],[5].Tuy nhiên nếu cần khám đầy đủ thì phải là 7 lần đối với một thai kỳ bình thường, còn những thai kỳ nguy cơ cao như tim, cao huyết áp…thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn [1].
Lợi ích của khám thai
- Đi khám thai đều đặn để biết tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
- Nếu có dấu hiệu bất thường sẽ được theo dõi và điều trị.
- Nếu mẹ và thai nhi đều bình thường thì sẽ được cán bộ y tế hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén.
2.1.1 Tầm quan trọng của khám thai 3 tháng đầu
Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng vì:
- Bác sĩ sẽ chấn đoán có thai hay không
- Chẩn đoán được tuổi thai và ngày dự sinh ( nhiều phụ nữ không nhớ kinh cuối,không có kinh, kinh không đều…)
- Phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm theo như u buồng trứng, u xơ tử cung, viêm âm đạo, cổ tử cung….từ đó sẽ tư vấn cho bà mẹ cách điều trị thích hợp[1]
2.1.2 Tầm quan trọng của khám thai 3 tháng giữa
Phát hiện được các dị tật, dị dạng thai ( từ tuần 15 đến tuần 19)
Phát hiện được rối loạn huyết áp do thai ( tuần thứ 20 ). Từ đó dự phòng tiền sản giật.
Theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của bà mẹ, phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung [1]
2.1.3 Tầm quan trọng của khám thai 3 tháng cuối
Chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ từ đó tiên lượng được cuộc sinh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì
Phát hiện được những thai kỳ có nguy cơ cao và từ đó cho nhập viện trước khi dự sinh.
Nghe hướng dẫn các dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ dặn dò một số dấu hiệu nguy hiểm như ra máu âm đạo, ra nước ối sớm, nhức đầu hoa mắt….[1]
2.2. Tiêm phòng uốn ván :
Bệnh uốn ván là một trong năm tai biến sản khoa thường gặp, đây là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và trẻ sơ sinh. Để dự phòng tai biến này các thai phụ cần đi khám thai sớm và khám thai định kỳ , qua khám thai cán bộ y tế sẽ tư vấn thai phụ tiêm uốn ván, đồng thời kiểm tra việc tiêm phòng uốn ván có được thực hiện đầy đủ hay không.
Đối với thai phụ chưa tiêm phòng uốn ván lần nào : Tiêm mũi thứ nhất khi có thai vào tháng thứ 4 trở đi. Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng và phải cách thời gian dự sinh ít nhất 1 tháng [9]
* Với những thai phụ đã tiêm đủ 2 mũi nếu :
- Lần tiêm trước < 5 năm : tiêm 1 mũi
- Lần tiêm trước > 5 năm : tiêm 2 mũi
* Với những thai phụ đã tiêm 3 mũi hoặc 4 mũi cần tiêm nhắc lại 1 mũi.
* Với thai phụ đã tiêm đủ 5 mũi theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 1 mũi.
2.3. Bổ sung viên sắt
Viên sắt/ acid folic: uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày.
- Nếu thai phụ có biểu hiên thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2- 3 viên / ngày.
- Việc cung cấp sắt cần được thực hiên ngay từ lần khám thai đầu tiên. [9]
2.4. Chế độ dinh dưỡng, chế độ lao động và nghỉ ngơi
2.4.1 Chế độ dinh dưỡng
Nên:
- Ăn nhiều bữa hơn và mỗi bữa ăn nhiều hơn
- Thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến sao cho ngon miệng
- Ăn các lọai thức ăn hàng ngày vẫn ăn, không cần kiêng khem.
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt,nhiều muối khoáng,giàu canxi, vitamin A, chất bột đường, và acid folic như thịt, cá, trứng, rau xanh, tôm, cua, hoa quả…..và các thực phẩm có màu vàng , đỏ.
- Sử dụng muối Iot hàng ngày vì thiếu I ốt có thể dẫn tới sảy thai và sinh ra trẻ chặm lớn,dị tật….
- Uống đủ lượng nước cần thiết khi có thai
Không nên:
- Ăn mặn, dùng chất kích thích như rượu, bia, ớt, cà phê, thuốc lá
- Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.
2.4.2. Chế độ lao động và nghỉ ngơi:
Nên:
- Làm việc theo khả năng, xen kẽ thời gian nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, lao động vừa sức
- Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày, mỗi ngày cần bố trí giờ nghỉ trưa
- Tập thể dục nhẹ nhàng tránh chuột rút.
Không nên:
- Làm việc quá sức
- Không làm những công việc nặng như : gồng gánh nặng, cày cấy, nhất là những tháng cuối vì có thể dẫn tới đẻ non
- Ngâm mình dưới nước ( dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn) hoặc làm việc trên cao.
- Làm ban đêm
- Tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
- Đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh.
2.4.3 Vệ sinh cá nhân
- Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hại để bảo vệ sức khỏe và thai nhi.
- Tắm rửa thường xuyên, thay giặt quần áo sạch sẽ.
- Luôn giữ sạch bộ phận sinh dục để tránh nhiễm trùng. Tránh bơm rửa trong âm đạo
- Lau rửa đầu vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa phát triển đều để sau khi sinh trẻ có thể bú ngay.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Không nên đi giầy, guốc có đế cao.
2.4.4.Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai
Khi mang thai phụ nữ vẫn có thể quan hệ tình dục trong suốt quá trình thai nghén nhưng cần hạn chế, không được gây áp lực lớn lên tử cung, hay một bên đè cả sức nặng lên bụng.
Trong trường hợp có thai có nguy cơ cao: dọa sẩy,dọa đẻ non....thì tuyệt đối không được giao hợp.
Nếu bà mẹ đã từng sảy thai hoặc đẻ non ở lần thai nghén trước thì nên kiêng trong 3 tháng đầu và tháng cuối trước khi sinh.
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tất cả phụ nữ khám thai tại khoa Bệnh viện Đa khoa khu vực 333
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
2.1. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được triển khai từ ngày 01/03/2016 đến ngày 31/8/2016
2.2. Địa điểm ngiên cứu:
Tại Khoa Sản, Bệnh Viện Đa khoa Khu Vực 333.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Thiết kế nghiên cứu.
Là loại hình nghiên cứu mô tả cắt ngang.
*Cỡ mẩu:
N = Z21- α/2.p(1-p)/d2
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu
: Trị số phân phối chuẩn (Z1- α/2 = 1.96) tương ứng với ngưỡng tin cậy α = 0.05.
d = mức chính xác trong nghiên cứu này d = 0.05.
Ước lượng tỉ lệ p = 0.5.
Thay thế các trị số vào, ta được n = 384 là cỡ mẫu tối thiểu.
Để dự phòng sai số trong quá trình thu thập số liệu thêm 10% cỡ mẫu.Vậy cỡ mẫu cần điều tra là 422.
3.2. Xây dựng phiếu câu hỏi
Phiếu câu hỏi được xây dựng trên cơ sở tầm quan trọng và sự hiểu biết về chăm sóc trước sinh cùng các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ.
Phiếu câu hỏi được xây dựng theo chiều ngang để tiện cho công tác phỏng vấn và công tác thống kê.
3.3. Chọn phương pháp phỏng vấn để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu
Sau khi phỏng vấn, chúng tôi tư vấn thêm về một số kiến thức chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong thời kỳ mang thai cho các bà mẹ. Với phương pháp này đòi hỏi chúng tôi phải có một kỹ năng cơ bản cho cuộc phỏng vấn trực tiếp tốt. Những kỹ năng quan trọng nhất là:
- Thiết lập mối quan hệ.
- Lắng nghe sự trao đổi thông tin của đối tượng.
- Thăm hỏi và giải thích cho đối tượng rõ những vấn đề vướng mắc.
3.4. Phỏng vấn trực tiếp
- Thiết lập mối quan hệ
Cần phải tạo ra mối quan hệ tốt đẹp khi tiếp xúc phỏng vấn câu hỏi, trao đổi để tạo ra những mức độ hiểu biết về mọi mặt vấn đề của người được phỏng vấn.
Đối tượng được phỏng vấn đều được giải thích mục đích của nghiên cứu và có sự chấp nhận hợp tác.
Để phỏng vấn được kết quả chúng tôi cần:
+ Tạo ra không khí thân thiện, thân mật, thoải mái.
+ Dùng những từ ngữ đơn giản, tránh những từ khó hiểu làm các thai phụ bối rối.
+ Tỏ ra thiện cảm để người trả lời không lo lắng.
+ Dùng những câu hỏi có thể giúp người ta trả lời thoải mái như:
* Theo chị thì vấn đề này tốt hay không tốt?
* Chị nghĩ gì?
* Chị cảm thấy như thế nào?
* Chị có muốn đưa ra những ý kiến đề nghị của riêng mình không?
- Lắng nghe và quan sát:
Lắng nghe các đối tượng trả lời theo các hiểu biết của họ về chăm sóc trước sinh, hướng khắc phục. Từ đó chúng tôi hiểu rõ hơn mức độ hiểu biết của các đối tượng, các yếu tố ảnh hưởng đến họ và con của họ.
3.5. Nội dung phiếu phỏng vấn
* Phần hành chính:
-
Họ và tên
-
Tuổi
-
Địa chỉ
-
Nghề nghiệp
-
Dân tộc
-
Tôn giáo.
-
Trình độ học vấn.
-
Mang thai lần thứ mấy
* Nội dung phỏng vấn:
-
Kiến thức chăm sóc trước sinh:
- Kiến thức về mục đích khám thai.
- Kiến thức về chế độ ăn uống.
- Kiến thức về chế độ lao động.
- Kiến thức về sự tăng cân.
-
Thực hành chăm sóc trước sinh:
- Số lần khám thai.
- Nơi khám thai.
- Tiêm phòng uốn ván.
- Uống bổ sung viên sắt.
- Xử trí của thai phụ khi có dấu hiệu nguy hiểm.
4. Phương pháp xử lý số liệu:
- Thống kê thông thường.
5. Đạo đức nghiên cứu:
- Tiến hành nghiên cứu dựa trên sự tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.
- Luôn tôn trọng đối tượng nghiên cứu.
- Giữ bí mật thông tin của đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu được thông báo đầy đủ phương pháp nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, lợi ích thu được từ nghiên cứu.
- Nghiên cứu công khai, số liệu cụ thể , chính xác.
CHƯƠNG III DỰ KIẾN KẾT QUẢ
-
.Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu.
Biểu đồ 4.1.1. Tuổi mẹ
Nhận xét :
Bảng 4.1.1. Nghề nghiệp của thai phụ
Nghề nghiệp
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Cán bộ
|
|
|
Công nhân
|
|
|
Buôn bán
|
|
|
Nội trợ
|
|
|
Nông
|
|
|
Khác
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
Bảng 4.1.2. Trình độ văn hóa của thai phụ
Trình độ
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Mù chữ
|
|
|
Cấp I
|
|
|
Cấp II
|
|
|
Cấp III
|
|
|
Đại hoc, cao đẳng
|
|
|
Trên Đại học
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
Bảng 4.1.2 Kiến thức về dấu hiệu đi khám thai.
Dấu hiệu
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Trễ kinh
|
|
|
Nghén ( nôn,mệt mỏi, đau đầu..)
|
|
|
Ra máu
|
|
|
Khác ( chuột rút, khó thở)
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
Bảng 4.1.3 Kiến thức về mục đích khám thai.
Mục đích khám thai
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Phát hiện các bất thường của mẹ
|
|
|
Theo dõi sự bất thường của thai
|
|
|
Dự đoán ngày sinh
|
|
|
Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe
|
|
|
Hướng dẫn chuẩn bị cuộc đẻ
|
|
|
Khác
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
Bảng 4.1.4 Số lần đi khám thai.
Số lần khám thai
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
< 3 lần
|
|
|
³ 3 lần
|
|
|
Không khám
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
Bảng 4.1.5 Nơi khám thai
Nơi khám thai
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Bệnh viện, trạm xá
|
|
|
Phòng mạch tư
|
|
|
Thầy lang, mụ vườn
|
|
|
Không nhớ
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
Bảng 4.1.6 Kiến thức về sự tăng cân.
Số cân
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
5kg
|
|
|
8-10kg
|
|
|
10-12kg
|
|
|
12-16kg
|
|
|
³ 16kg
|
|
|
Không biết
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
Biểu đồ 4.1.7 Chế độ dinh dưỡng.
Nhận xét :
Bảng 4.1.8. Hiểu biết về chế độ lao động khi có thai
Nội dung
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Làm việc theo khả năng, có xen kẽ nghỉ ngơi
|
|
|
Làm việc quá sức,việc nặng (cày cấy, gánh nặng……)
|
|
|
Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét:
Bảng 4.1.8 Tiêm phòng uốn ván
Tiêm phòng uốn ván
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
1 mũi
|
|
|
2 mũi
|
|
|
Không tiêm
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
Bảng 4.1.9 Uống bổ sung viên sắt
Hiểu biết về uống viên sắt
|
Số người
|
Tỷ lệ %
|
Có
|
|
|
Không
|
|
|
Không nhớ, không biết
|
|
|
Tổng số
|
|
|
Nhận xét :
CHƯƠNG IV : DỰ KIẾN BÀN LUẬN
5.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
5.1.1 Tuổi mẹ
5.1.2. Nghề nghiệp và trình độ văn hóa :
5.1.3. Số lần mang thai của các thai phụ:
5.2. Kiến thức chăm sóc trước sinh của các thai phụ
5.2.1. Kiến thức về dấu hiệu đi khám thai
5.2.2. Kiến thức về mục đích khám thai.
5.2.3. Kiến thức về sự tăng cân
5.2.4. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của thai phụ
5.3. Thực hành chăm sóc trước sinh của các thai phụ
5.3.1. Thực hành về nơi khám thai
5.3.2. Thực hành về số lần đi khám thai.
5.3.3. Thực hành về tiêm phòng uốn ván
5.3.4. Thực hành về bổ sung uống viên sắt
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
PHIẾU ĐIỀU TRA
Nghiên cứu kiến thức và thực hành về chăm sóc trước sinh của các thai phụ đến khám tại khoa sản bệnh viện Đa khoa khu vực 333
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1. Họ tên:.................................................................................................................................
2. Địa chỉ:................................................................................................................................
3. Nghề nghiệp:.......................................................................................................................
4. Dân tộc:.................................................................... 5. Tôn giáo:......................................
6. Trình độ văn hóa:
a. Mù chữ c b. Cấp I c c. Cấp II c
d. Cấp III c e. Cao đẳng, ĐH c f. Sau đại học c
7. Mang thai lần thứ mấy 1. c 2. c ³ 3. c
II. KIẾN THỨC CHĂM SÓC BÀ MẸ TRƯỚC SINH
8. Dấu hiệu đi khám thai?
a. Trễ kinh c b, Nghén ( nôn,mệt mỏi, đau đầu…) c
c. Ra máu c d. Khác ( chuột rút, khó thở…) c
9. Mục đích khám thai?
a. Phát hiện bất thường của mẹ c b. Theo dõi sự bất thường của thai c
c. Dự đoán ngày sinh c d. Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe c
e. Hướng dẫn chuẩn bị cuộc đẻ c f. Khác ( xác định giới tính….). c
10. Trong quá trình mang thai khám bao nhiêu lần?
a. < 3 lần c b. . ³ 3 lần c
c. Không khám c
11. Nơi khám thai?
a.Bệnh viện, trạm xá c b. Phòng mạch tư c c.Thầy lang, mụ vườn c
d. Không nhớ c
12. Trong suốt thời gian mang thai phải tăng bao nhiêu kg?
a. 5kg c b.8-10kg c c.10-12kg c
d.12-16 kg c e. > 16kg c f. không biết c
13. Chế độ ăn uống:
a. Ăn kiêng c b. Bình thường c
c. Bổ sung thêm dinh dưỡng c
14. Lợi ích của tiêm phòng uốn ván
a. Phòng uốn ván cho mẹ c
b. Phòng uốn ván cho con c
c. Phòng uốn ván cho mẹ và con c
d. Không biết c
15. Tiêm phòng uốn ván ?
a. 1 mũi c b. 2 mũi c c.Không tiêm c
16. Chế độ lao động ?
a.Làm việc theo khả năng, có xen kẽ nghỉ ngơi c
b.Làm quá sức,việc nặng (cày cấy, gánh nặng….) c
c. Tránh tiếp xúc với môi trường độc hại c
17. Uống bổ sung viên sắt:
a. có c b. không c
c. Không nhớ, không biết c
18.Cách sử dụng thuốc?
a. Theo đơn bác sĩ c b. Tự mua c c. Không dùng c
19. Dấu hiệu nguy hiểm cần phải đi khám thai ?
a.Ra máu nhiều c b. Đau bụng dữ dội c c. Đau đầu, phù c
d. Sốt, nôn c e. Khác ( đau lưng, giảm cân, khó chịu....)
20. Khi có các dấu hiệu nguy hiểm chị đi khám thai ở đâu ?
a.Bệnh viện c b.Trạm y tế c c. Y tế tư nhân c
d. Thầy lang, mụ vườn c e. Không khám c
21.Trong thời gian mang thai có quan hệ tình dục không?
a. Có c b. Không c
Người thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Huỳnh Thị Thu Thủy, Khám thai, chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai, Bệnh viện Từ Dũ
2- Vương Tiến Hòa (2011), “Sức khỏe sinh sản’’, Nhà xuất bản y học.
3- Trần Thị Phương Mai và Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2001), “Làm mẹ an toàn chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tron gói’’.
4- Bộ y tế - vụ BVBMTE – KHHGĐ (2003), “ Hội thảo vùng xây dựng kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn’’, Vụ BVBMTE – KHHGĐ.
5- Bộ y tế (2003) , “ Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS’’, Nhà xuất bản y học – Hà Nội.
6- Bộ y tế - sức khỏe bà mẹ và trẻ em và KHHGĐ (2002), "Nghiên cứu về tử vong mẹ ở việt nam năm 2000 - 2003"
7- Trường cán bộ quản lý y tế và bộ môn BVSKBMTE – DS/ KHHGĐ (2000), “ giáo trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em’’, nhà xuất bản y học Trang 60- 69.
8- UNICEF (2008), “ Báo cáo của quỹ nhi đồng liên hiệp quốc nhấn mạnh nguy cơ tử vong bà mẹ ở các nước đang phát triển’’, Dân số và phát triển.
9- http://smp.vnu.edu.vn/content/cham- soc-phu- nu-trong- khi- mang- thai.
DỰ TRÙ KINH PHÍ THỰC HIỆN
TT
|
Nội dung
|
Số lượng
|
Thành tiền
|
1
|
Xây dựng đề cương
|
04 công thứ 7 + CN
|
1.000.000
|
2
|
Xét duyệt đề cương
|
|
1.100.000
|
3
|
Lập phiếu điều tra
|
02 công thứ 7 + CN
|
500.000
|
4
|
In phiếu điều tra
|
422 phiếu
|
422.000
|
5
|
Công thu thập số liệu
|
422 phiếu
|
844.000
|
6
|
Công xử lý số liệu
|
4 công thứ 7 + CN
|
1.000.000
|
7
|
Viết đề tài
|
03 công thứ 7 + CN
|
750.000
|
8
|
Nghiệm thu đề tài
|
|
1.100.000
|
9
|
Văn phòng phẩm
|
|
350.000
|
|
Cộng
|
7.066.000
|
Số tiền bằng chữ : (Bảy triệu không trăm sáu mươi sáu nghìn đồng)
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC BỆNH VIỆN
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐKKV 333
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỞ Y TẾ
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác