28/12/2022 09:16
Xác định chất lượng dân số là một trong những yếu tố hàng đầu, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư nâng cao chất lượng dân số chính là đầu tư cho tương lai, tạo nguồn lực phát triển xã hội nhanh và bền vững. Thời gian qua huyện Ea Súp đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành vi của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình(KHHGĐ).
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Phòng Dân số&TTGDSK-Trung tâm Y tế đã chủ động tham mưu cho ban giám đốc trình UBND huyện ban hành các kế hoạch, đề án, chương trình hành động của huyện như: “Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh”; “ Chương trình củng cố phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ” “Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” đến năm 2030,…Bên cạch đó, sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể liên quan triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh công tác truyền thông, huy động sự vào cuộc của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương; cùng với sự hưởng ứng của người dân trong việc tham gia thực hiện các chính sách dân số. Nhờ đó, nhận thức cũng như hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện có chuyển biến rõ rệt; việc xây dựng mô hình gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc được người dân đồng tình hưởng ứng. Dân số toàn huyện tính đến thời điểm hết quý III/2022: hiện có 75.005 người, tỷ suất sinh thô năm 2022 đạt 11.5%0 (năm 2021 đạt 13.1%0 ) mức giảm sinh giảm 1.62 %0 đạt kế hoạch đề ra; Tỷ lệ bà mẹ được sàng lọc trước sinh 48.7%, sàng lọc sơ sinh 15.8%; tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 67.6%. Tốc độ gia tăng dân số từng bước được khống chế; quy mô gia đình 2 con cơ bản được xã hội chấp nhận, chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số vàng, chất lượng dân số từng bước được nâng lên, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trong huyện.
Cấp ủy-chính quyền địa phương và nhân dân xã Cư Bang chung tay thực hiện công tác Dân số.
Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ còn một số hạn chế như tâm lý, tập quán muốn có đông con và phải có con trai để nối dõi tông đường còn rất nặng nề, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, các tiểu khu di cư tự do có hơn 90% là người dân tộc thiểu số sinh sống; Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh vẫn còn ở mức cao giao động không đều: năm 2022 đạt 116 trẻ nam/100 trẻ nữ (năm 2021 là 98.6 trẻ nam/100 trẻ nữ); Tỷ lệ tảo hôn ngày càng có chiều hướng tăng trở lại năm 2022 có 38 trường hợp (năm 2021: 26 trường hợp). Một số cấp ủy, chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, chủ quan, thỏa mãn với kết quả đạt được, chưa hiểu đầy đủ về công tác dân số và phát triển, coi nhiệm vụ Y tế - Dân số là chuyên môn của ngành dọc; ngân sách đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ còn rất hạn chế, mức phụ cấp cộng tác viên rất thấp chỉ từ 100 đến 150 ngàn đồng/tháng/CTV, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ đề ra.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số (tháng 12) và kỷ niêm 61 năm Ngày Dân số Việt Nam (26/12/1961-26/12/2022) với chủ đề: “Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững”. Trung tâm Y tế huyện đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn trạm Y tế các xã, thị trấn tham mưu trực tiếp cho cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng tháng hành động quốc qia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Lựa chọn các hình thức truyền thông thiết thực, lồng ghép hiệu quả với các chương trình hoạt động tại trạm Y tế, trong đó chú trọng các nội dung về nâng cao chất lượng dân số; chủ động tham mưu UBND xã và Đài truyền thanh xã tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, chủ đề của Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam, kết quả công tác dân số trong thời gian qua và nhiệm vụ trong thời gian tới. Tiếp tục triển khai các loại hình cung cấp dịch vụ như chăm sóc sức khỏe sinh sản; tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao. Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại, hệ lụy của việc tảo hôn, kết hôn cận huyết tại xã, thị trấn có người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích và tầm quan trọng của việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh, qua đó nâng cao nhận thức và vận động người dân tự nguyện tham gia; Triển khai đồng bộ chương trình “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi huyện Ea Súp đến năm 2030”.
Phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể liên quan tăng cường và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về công tác dân số theo tinh thần của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số - ổn định kinh tế - xã hội tại huyện biên giới Ea Súp.
Phòng DS&TTGDSK
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác