25/01/2016 12:00
(Chinhphu.vn) - Sau khi thử nghiệm giai đoạn 1 trên 60 người lớn khỏe mạnh để đánh giá về tính an toàn của vaccine phòng bệnh bại liệt IPOVAC, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 trên 240 trẻ tại 10 xã của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
(Chinhphu.vn) - Sau khi thử nghiệm giai đoạn 1 trên 60 người lớn khỏe mạnh để đánh giá về tính an toàn của vaccine phòng bệnh bại liệt IPOVAC, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 trên 240 trẻ tại 10 xã của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Dự kiến, đến năm 2018, vaccine bại liệt IPOVAC sẽ có mặt trên thị trường, giúp các bà mẹ có thêm lựa chọn khi cho trẻ đi tiêm chủng (Ảnh: Lê Tuấn)
Dự kiến, đến năm 2018, vaccine bại liệt IPOVAC sẽ có mặt trên thị trường, giúp các bà mẹ có thêm lựa chọn khi cho trẻ đi tiêm chủng.
Đây là những trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn tuyển chọn được quy định về độ tuổi, cân nặng, không có tiền sử mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, chưa từng uống hoặc tiêm vaccine bại liệt, tại thời điểm tiêm trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Đặc biệt các trẻ tham gia nghiên cứu thử nghiệm phải được sự đồng ý, tình nguyện của cha, mẹ.
Theo đó, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vaccine bại liệt bất hoạt IPOVAC (vaccine bất hoạt là vaccine có kháng nguyên hay phân tử kích thích cơ thể sinh miễn dịch phòng bệnh bại liệt từ những virus bại liệt đã chết), mỗi mũi cách nhau một tháng. Mỗi trẻ sẽ được lấy máu 3 lần trước khi tiêm mũi 1, trước tiêm mũi 3 và sau tiêm mũi 3 một tháng để đánh giá về tính an toàn, tính sinh miễn dịch của trẻ trước và sau tiêm vaccine.
Các lọ vaccine đều được mã hóa để bảo đảm thiết kế, ngẫu nhiên và mù đơn (một thử nghiệm mà người thu thập dữ kiện biết đối tượng trong nhóm thử nghiệm, nhưng đối tượng tham gia nghiên cứu không biết).
Tất cả trẻ sau khi tiêm được theo dõi sức khoẻ hằng ngày trong vòng 7 ngày đầu, nhằm ghi nhận tất cả những dấu hiệu, phản ứng của trẻ sau tiêm và hằng tuần trong thời gian tiếp theo.
TS. BS Vũ Đình Thiểm, Trưởng Khoa Dịch tễ, Trưởng Phòng Thử nghiệm lâm sàng (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) cho biết, địa bàn Thanh Sơn, Phú Thọ đã từng triển khai thử nghiệm một số vaccine như viêm não Nhật Bản, Rotavirus. Do đó, cán bộ y tế ở đây có kinh nghiệm trong thực hiện các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và khả năng vận động người dân tham gia.
Theo kế hoạch, giai đoạn 2 sẽ được triển khai từ tháng 12/2015 đến tháng 7/2016. Nếu kết quả đạt yêu cầu về tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch thì sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 3 trên gần 1.000 trẻ.
Dự kiến, đến năm 2018, vaccine bại liệt IPOVAC sẽ có mặt trên thị trường, giúp các bà mẹ có thêm lựa chọn khi cho trẻ đi tiêm chủng.
Được biết, đây là một trong 6 thành phần của vaccine phối hợp “6 trong 1” đang được Chính phủ và Bộ Y tế đưa vào Chương trình sản phẩm quốc gia.
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác