11/10/2024 11:42
Ngày 11/10, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho biết, Bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu, điều trị cho một bệnh nhân bị sốc, chân hoại tử vì rắn cắn nhưng chữa trị chỗ thầy lang.
Bệnh nhân là N.T.T.H (SN 1968, trú tại xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông). 22 giờ đêm 9/10, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cấp cứu trong tình trạng sốc, nhiễm trùng, huyết áp và mạch không đo được, suy đa tạng, rối loạn đông máu, hoại thử chân phải. Theo bệnh nhân N.T.T.H, trước đó khoảng chiều ngày 5/10, bệnh nhân đang làm rẫy thì bị rắn cắn vào chân phải. Bệnh nhân dùng dây cột garô vết thương và gọi người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện. Tại Trung tâm Y tế, trong khi đang chờ các bác sĩ lấy máu xét nghiệm, bệnh nhân được người nhà của bệnh nhân giường kế bên chỉ tới địa chỉ nhà thầy lang chuyên chữa trị rắn cắn ở huyện Cư Yút (tỉnh Đắk Nông). Sau khi trò chuyện, bệnh nhân quyết định thuê xe tới chỗ thầy lang chữa trị. “Tới nhà thầy lang, ông ấy nói sẽ chữa trị khỏi bệnh với giá 70 triệu đồng. Gia đình tôi đã đưa trước cho thầy lang 40 triệu. Quá trình nằm điều trị tại nhà thầy lang, tôi được thầy lang cho uống thuốc lá không rõ loại, xông chân và thầy lang dùng dụng cụ xử lý vết thương cho tôi. Khi uống thuốc lá, tôi nôn ói và tiêu chảy, chân đau nhức, người mệt mỏi. Chữa trị tới đêm thứ 4 thì tôi ngất xỉu và được gia đình đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên”, bệnh nhân N.T.T.H chia sẻ.
|
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân bị hoại tử chân do rắn cắn nhưng chữa trị theo thầy lang. (ảnh: Đình Thi)
|
|
Viết thương hoại tử ở chân bệnh nhân. (ảnh: Đình Thi)
|
Theo bác sĩ CKII Huỳnh Thị Đoan Dung – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, sau khi tiếp nhận bệnh nhân N.T.T.H nhập viện trong tình trạng nặng vì rắn cắn nhưng chữa trị không đúng cách, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành cấp cứu, tiêm huyết thanh kháng độc rắn và xử lý vết thương hoại tử ở chân phải cho bệnh nhân. Đến nay, sau 2 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã có tiến triển tốt. Bác sĩ CKII Huỳnh Thị Đoan Dung cho biết, thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh liên tục ghi nhận các trường hợp người dân bị rắn cắn. Năm 2023, Bệnh viện đã tiếp nhận điều trị cho 300 bệnh nhân bị rắn cắn và từ đầu năm 2024 tới nay, đã có hơn 200 bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hầu hết các bệnh nhân đều nhập viện sớm nên quá trình điều trị có kết quả tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp người dân chủ quan, tin theo lời thầy lang hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng đắp các loại lá dẫn đến hậu quả đáng tiếc. “Tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào mùa vụ thu hoạch cà phê. Do đó, người dân cần hết sức thận trọng để không bị rắn cắn. Khi bị rắn cắn, người dân nên thực hiện sơ cứu đúng cách. Cụ thể, bệnh nhân nên bình tĩnh, không cử động chân, tay tại vùng có vết thương do rắn cắn, có thể bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Cần tháo bỏ trang sức, nới lỏng quần áo để tránh bị chèn ép do sưng nề khiến hoại tử chi. Bệnh nhân cần điều chỉnh tư thế ngồi, hoặc nằm sao cho chỗ bị rắn cắn thấp hơn vị trí của tim. Đồng thời, bệnh nhân cần làm sạch vết thương bằng xà phòng, nước muối sinh lý hoặc nước sạch, sau đó dùng một miếng gạc khô, sạch băng vết thương rắn cắn và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và tiêm huyết thanh kháng độc kịp thời. Lưu ý, bệnh nhân tuyệt đối không buộc garô vì buộc garô máu không lưu thông được sẽ khiến tình trạng nặng nề hơn, không uống các loại nước ngọt có ga, cà phê, bia rượu sẽ khiến chất độc hấp thụ nhanh hơn và tuyệt đối không tự ý chữa trị thầy lang để cắt lễ, đắp lá, cho uống sản phẩm không rõ công dụng, nguồn gốc… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân”, bác sĩ Dung nhấn mạnh.
Mai Lê
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác
- Chi bộ 4 thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên mới ( 01/11/2024)
- Triển khai tiêm vắc xin uốn ván – bạch hầu (Td) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ trên phạm vi toàn tỉnh ( 01/11/2024)
- Tập huấn cho cán bộ tham gia hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại huyện Ea Súp ( 31/10/2024)
- Đắk Lắk công bố triển khai mô hình khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học, Kiosk tự phục vụ ( 30/10/2024)
- Kiểm tra, giám sát hoạt động công đoàn năm 2024 ( 30/10/2024)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình ( 29/10/2024)
- Tập huấn phòng chống tác hại thuốc lá cho giáo viên để giảng dạy tại các trường phổ thông năm 2024 ( 25/10/2024)
- Hội thảo khởi động dự án “Phòng chống sốt rét cho dân di biến động giai đoạn 2024 – 2026” ( 24/10/2024)
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương giám sát hỗ trợ công tác tiêm chủng mở rộng tại Đắk Lắk ( 24/10/2024)
- Tập huấn dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con ( 24/10/2024)
- Hội nghị giao ban công tác y tế 9 tháng đầu năm 2024 ( 22/10/2024)
- Ghi nhận trường hợp thứ 3 tử vong vì bệnh sốt xuất huyết ( 17/10/2024)
- Bệnh viện trường Đại học Tây Nguyên khám sàng lọc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản miễn phí ( 16/10/2024)
- Nâng cao năng lực cho người cung cấp dịch vụ tuyến huyện về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời ( 16/10/2024)
- Ghi nhận một trường hợp bệnh nhân tử vong nghi do bệnh dại ( 16/10/2024)
- Nói chuyện chuyên đề truyền thông chuyển đổi hành vi về nâng cao chất lượng dân số ( 15/10/2024)
- Đoàn công tác của ANRS thăm và làm việc tại Đắk Lắk ( 15/10/2024)
- Cục Y tế dự phòng : chủ động giám sát, phát hiện, kiểm soát dịch bệnh Marburg xâm nhập vào nước ta ( 14/10/2024)
- Làm giả văn bản của cơ quan nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( 14/10/2024)
- Tập huấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên ( 11/10/2024)