01/03/2022 04:46
Từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đến nay, số mắc COVID-19 (F0) trên địa bàn tỉnh liên tục tăng mạnh. Trong đó, trẻ em là đối tượng đáng quan tâm và lo ngại, bởi hiện nay trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 nên có nguy cơ mắc cao nhất.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cho thấy, từ ngày 7 đến ngày 27/2, toàn tỉnh ghi nhận 17.457 trường hợp mắc COVID-19, chiếm trên 51% so với tổng số ca mắc từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay (34.063 ca). Đặc biệt, trong một tuần trở lại (từ ngày 21 đến 27/2), số mắc mới COVID-19 trên địa bàn tỉnh tăng vọt với 11.882 ca, trong đó có 9.622 ca bệnh ghi nhận trong cộng đồng. Đáng chú ý, số trẻ em mắc bệnh tăng mạnh, ghi nhận từ ngày 21 đến ngày 27/2, toàn tỉnh đã có 2.459 trẻ em từ 0-11 tuổi và 1.129 trẻ em từ 12-17 tuổi mắc COVID-19, lần lượt chiếm tỷ lệ là 20,7% và 9,5% so với số ca mắc mới trong tuần.
Theo bác sĩ Trịnh Quang Trí, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, con số ghi nhận 2.000 ca/ngày mới chỉ là bề nổi, còn số mắc mới thực tế có thể gấp 3-4 lần số thống kê. Bởi, qua giám sát, dù không làm xét nghiệm giải trình tự gen để xác định biến thể của vi rút SARS-CoV-2, nhưng trong dịp Tết vừa qua, biến thể lây lan nhanh chủ yếu là Omicron. Theo bác sĩ Trịnh Quang Trí, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, con số ghi nhận 2.000 ca/ngày mới chỉ là bề nổi, còn số mắc mới thực tế có thể gấp 3-4 lần số thống kê. Bởi, qua giám sát, dù không làm xét nghiệm giải trình tự gen để xác định biến thể của vi rút SARS-CoV-2, nhưng trong dịp Tết vừa qua, biến thể lây lan nhanh chủ yếu là Omicron. Kết quả giám sát của TP. Hồ Chí Minh cho thấy có đến 76% trường hợp mắc là do biến thể Omicron. Đặc biệt, số mắcCOVID-19 trên địa bàn tỉnh có xu hướng trẻ hóa và trẻ em mắc bệnh tăng nhiều. Số liệu của Bộ Y tế cho thấy có đến 19% số mắc COVID-19 là người dưới 18 tuổi. Riêng tại Đắk Lắk, thống kê từ đầu mùa dịch đến nay, con số này là trên 30%. Từ báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy COVID-19 tác động lâu dài đến trẻ em, có thể dẫn tới viêm đa hệ thống, đa cơ quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
COVID-19 tác động lâu dài đến trẻ em, có thể dẫn tới viêm đa hệ thống, đa cơ quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Theo Bộ Y tế phần lớn trẻ em mắc COVID-19 đều không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp cấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn. Khi trẻ mắc COVID-19, dấu hiệu hay gặp là sốt, ho. Ít gặp hơn là chảy mũi, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, nôn, ăn kém… Tuy nhiên, nhiều trẻ mắc bệnh mà không có biểu hiện gì. Do đó, với trẻ nghi ngờ mắc COVID-19, gia đình cần báo với y tế phường để được hướng dẫn xét nghiệm hoặc gia đình có thể test nhanh tại nhà nhưng cần đảm bảo thực hiện đúng cách và báo lại y tế phường nếu kết quả dương tính để được hướng dẫn cách ly, theo dõi. Nếu trẻ không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ: Không có triệu chứng của viêm phổi (nhịp thở bình thường, không có biểu hiện của thiếu oxy, đo SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời), trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường đồng thời không mắc các bệnh lý nền, bệnh lý bẩm sinh thì có thể theo dõi tại nhà. Bộ Y tế đưa ra các dấu hiệu chuyển nặng cần báo ngay cho cơ sở y tế để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay, gồm: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh; Khó thở, cánh mũi phập phồng; Rút lõm lồng ngực; Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; Tím tái môi đầu chi; SpO2 < 95%. Ngoài ra, với 8 triệu chứng sau đây của trẻ, gia đình cần báo ngay cho nhân viên y tế: Sốt > 38 độ C; Đau rát họng, ho; Tiêu chảy; Trẻ mệt, không chịu chơi; Tức ngực; Cảm giác khó thở; SpO2 < 96%; Ăn/bú kém.
Thường xuyên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ
Khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ. Theo dõi sát sao nhiệt độ, đo chỉ số SpO2 ít nhất 2 lần/ngày. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt, có thể dùng Paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) với liều 10 -15mg/kg cân nặng/lần, 2 lần cách nhau ít nhất 4 tiếng. Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi hoặc nước mũi đặc quánh. Nếu trẻ ho, có thể dùng các loại si rô ho thảo dược để giảm triệu chứng. Ưu tiên sử dụng thuốc ho có thành phần thảo dược, không dùng thuốc có chứa Codein cho trẻ dưới 12 tuổi. Thuốc tiêu đờm, kháng histamin chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, không nên lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin. Không lạm dụng cho trẻ xông hơi, xông thảo dược, tinh dầu... vì không có tác dụng điều trị bệnh đồng thời có thể làm trẻ tăng sự khó chịu và có nguy cơ khiến trẻ bị bỏng. Tuyệt đối không tự dùng các thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc diệt vi rút... Tuyệt đối không dùng các đơn thuốc trên mạng, các đơn thuốc truyền miệng không rõ nguồn gốc và tác dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Bài: Mai Lê; ảnh: Quang Nhật
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác