07/03/2017 10:00
Sáng 29/11/2012, đoàn công tác Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức giám sát, đánh giá Mô hình Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại huyện Krông Pắk.
Mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở huyện Krông Pắk được triển khai từ tháng 10 năm 2009, tại 4 xã: Ea Phê, Ea Kệnh, Ea Uy và Ea Hiu. Đến nay, Mô hình được mở rộng thêm ở xã Ea Yiêng và Hòa Đông.
Quang cảnh buổi làm việc tại huyện Krông Pắk.
Ngay từ đầu năm 2012, các hoạt động tuyên truyền, vận động chuyển đổi hành vi được chú trọng. Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Krông Pắk đã phối hợp với Đài Truyền thanh-Truyền hình huyện, Đài PT-TH tỉnh thực hiện các phóng sự có nội dung tuyên truyền về hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Đồng thời, chú trọng tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề tại các xã triển khai Mô hình đã nhận được sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và sự hưởng ứng của già làng, trưởng buôn, các tầng lớp nhân dân. Huyện đã tổ chức được 24 buổi họp nhóm tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản Vị thành niên, thanh niên…; Công tác cung cấp sản phẩm truyền thông cũng được chú trọng.
Bên cạnh đó, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Krông Pắk đã ra mắt các điểm truyền thông tại 2 Trạm y tế xã và 1 trường dân tộc nội trú nhằm cung cấp các thông tiên về Luật hôn nhân và gia đình, cách xác định phả hệ, hệ trực trong dòng họ; hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Thành lập được 6 nhóm sinh hoạt cộng đồng và trường nội trú và 2 tổ thường trực tại các xã với 30 cộng tác viên, được Chi cục DS-KHHGĐ đào tạo, tập huấn.
Nhờ thực hiện tốt các hoạt động của Mô hình nên tình trạng tảo hôn ở huyện Krông Pắk đã giảm từ 18 cặp năm 2009 xuống còn 13 cặp năm 2012. Tuy nhiên, kết hôn cận huyết thống đã tăng thêm 1 cặp(từ 2 cặp lên 3 cặp).
Nguyên nhân chủ yếu là do một số địa bàn có đông đồng bào dân tộc tại chỗ, còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu; đội ngũ cán bộ chuyên trách của Mô hình chưa được đào tạo bài bản về các kỹ năng tuyên truyền, vận động; ở một số nơi, trình độ dân trí thấp, người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chưa giải phóng được sức lao động, nên việc tảo hôn còn xảy ra…
Ông Bùi Phụng – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Krông Pắk kiến nghị: Cần duy trì và nhân rộng các hoạt động của Mô hình cùng với các hoạt động của chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ; hỗ trợ thêm tài liệu, sản phẩm truyền thông…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thạc sỹ Trần Ngọc Sinh – Phó Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, Tổng cục DS-KHHGĐ ghi nhận những ý kiến của lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Krông Pắk. Đồng thời, đề nghị Trung tâm DS-KHHGĐ Krông Pắk tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về Mô hình, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách; cần tìm rõ các nguyên nhân để có các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Trong buổi làm việc tại huyện Krông Pắk, đoàn công tác của Vụ DS-KHHGĐ cũng đã đến giám sát đánh giá Mô hình Can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở xã Ea Phê.
Chị Nguyễn Thị Họa My(bìa trái), Cán bộ chuyên trách dân số xã Ea Phê báo cáo
kết quả triển khai Mô hình can thiệm giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Xã Ea cùng là xã được triển khai Mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống từ năm 2009.
Xã Ea Phê hiện có 5.039 nhân khẩu, với 23.896 nhân khẩu, sinh sống ở 32 thôn, buôn. Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 40% dân số. Tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống có chiều hướng giảm xuống. Năm 2010, số cặp vợ chồng tảo hôn là 6 cặp, kết hôn cận huyết thống là 3 cặp, đến nay chỉ còn 3 cặp vợ chồng tảo hôn, không còn trường hợp kết hôn cận huyết thống.
Có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc đồng bộ của các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là sự nỗ lực không biết mệ mỏi của Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số cơ sở trong việc tuyên truyền, tư vấn về các vấn đề liên quan đến Mô hình can thiệp giảm tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống./.
Võ Thảo
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác