25/08/2018 12:00
Với suy nghĩ, sinh con ra phải gắn liền với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con đầy đủ, nhiều cặp vợ chồng ở Đắk Lắk sau khi cưới nhau đã thực hiện mô đình gia đình ít con, no ấm và hạnh phúc.
Với suy nghĩ, sinh con ra phải gắn liền với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con đầy đủ, nhiều cặp vợ chồng ở Đắk Lắk sau khi cưới nhau đã thực hiện mô đình gia đình ít con, no ấm và hạnh phúc.
Một gia đình hạnh phúc không sinh con thứ 3 ở xã Ea Ning, huyện Cư Kuin.
Anh Y Siêr Mdrang và chị Đàm Thị Thương ở buôn Ea H’Ning, xã Drây Bhăng, huyện Cư Kuin là một gia đình hạnh phúc tiêu biểu không sinh con thứ 3. Anh Y Siêr sinh ra và lớn lên ở buôn làng, chứng kiến nhiều gia đình khó khăn và khổ cực vì lẽ sinh đông con, vì thế sau khi cưới vợ và sinh được 2 người con, anh đã bàn bạc với vợ và thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Bản thân anh tự giác chọn một biện pháp tránh thai thích hợp cho mình. Hiện tại, người con đầu của anh Y Siêr và chị Thương 7 tuổi, còn người con út 3 tuổi. Nhờ sinh ít và sinh thưa nên vợ chồng anh Y Siêr có thời gian để chăm sóc 2 héc ta cà phê, kinh tế ngày một khá lên, các con được chăm sóc đầy đủ, hạnh phúc gia đình luôn được đảm bảo.
Người dân sinh ít con để có điều kiện chăm sóc đến nơi, đến chốn.
Còn chị Nguyễn Thị Kim Linh ở thôn 13, xã xã Drây Bhăng, huyện Cư Kuin sau khi sinh 2 người con (đều là con gái) nhưng chị Linh đã bàn bạc với chồng và quyết định thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đây là một quyết định không hề đơn giản bởi chồng của chị đôi lúc bị trêu chọc là ông ngoại, sau này không có con trai để nối dõi…Tuy nhiên, vượt qua những định kiến về giới, vượt qua tư tưởng cũ kỹ, cổ hủ “trọng nam khinh nữ’, vợ chồng chị Linh đã quyết định dừng lại. Hiện tại, ngoài việc chăm sóc 5 sào cà phê và hồ tiêu, chồng của chị Linh là anh trần Xuân lượng làm nghề nhạc công. Nhờ chăm chị lao độ nên cuộc sống của gia đình chị Linh ngày càng đầy đủ hơn, có điều kiện để chăm sóc các con ăn học đến nơi, đến chốn và xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững.
Gia đình anh Y Siêr và gia đình chị Nguyễn Thị Kim Linh là 2 trong số hàng nghìn gia đình ở tỉnh Đắk Lắk tự giác xây dựng mô hình gia đình ít con hạnh phúc. Họ đã không ngần ngại vượt qua mọi rào cản và quan niệm cũ để hướng đến tư tưởng mới tiến bộ. Họ không còn suy nghĩ “đông con hơn nhiều của”, hay “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”…thay vào đó là “dù gái hay trai chỉ hai là đủ”, để có điều kiện nuôi dạy các con của mình tốt nhất, đảm bảo hạnh phúc gia đình và tích cực tham gia đóng góp cho quê hương ngày càng phát triển.
Cần tiếp tục tư vấn, vận động mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 2 người con.
Tuy nhiên, thực tế ở tỉnh Đắk Lắk, tình trạng sinh đông con vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi chủ trương của Đảng và Nhà nước hiện nay là từng bước chuyển trọng tâm chính sách dân số từ Kế hoạch hóa gia đình sang Dân số và phát triển thì nhiều nơi trong tỉnh phải giải bài toán giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên. Điều đó đòi hỏi công tác truyền thông dân số phải từng bước thay đổi để nâng cao nhận thức cho người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và sinh đông con; chú trọng các vấn đề về chăm sóc khỏe sinh sản tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, chăm sóc người cao tuổi…góp phần nâng cao chất lượng dân số, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk./.
Dương Thị Liên
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác