26/08/2024 10:28
Phơi nhiễm HIV là việc niêm mạc hoặc da của người chưa nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với máu, mô, dịch cơ thể của người khác, từ đó làm cho nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên. Những hành vi có nguy cơ phơi nhiễm HIV cao như việc quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung bơm kim tiêm, dẫm phải bơm kim tiêm có chứa máu và một số hành vi liên quan đến tai nạn nghề nghiệp khác như y bác sĩ cấp cứu nạn nhân tai nạn bị máu bắn vào mắt, công an truy bắt tội phạm bị thương…Tất cả các hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV nếu được tư vấn và điều trị kịp thời thì chắc chắn sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân người bị phơi nhiễm trước sự tấn công của vi rút HIV.
Theo số liệu thống kê của Khoa Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, đến hết tháng 7 năm 2024 toàn tỉnh có 2154 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có 1197 bệnh nhân AIDS, 510 trường hợp tử vong vì AIDS. Các trường hợp mới nhiễm HIV có xu hướng tăng lên trong giới trẻ, đặc biệt là trong nhóm những người có hành vi quan hệ tình dục đồng tính nam (MSM) với người nhiễm HIV. Đối với tất cả mọi người khi có hành vi nguy cơ phơi nhiễm với HIV nếu được tư vấn, và điều trị phơi nhiễm kịp thời thì nguy cơ lây nhiễm HIV cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Bác sĩ CKI Huỳnh Thị Hồng Sinh - Khoa phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khuyến cáo: Đối với những người nhiễm HIV đã được điều trị ARV cần tuân thủ điều trị để tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình và người khác. Còn đối với những người có hành vi nguy cơ phơi nhiễm HIV cũng cần được tư vấn, điều trị phơi nhiễm ngay. Chính vì vậy việc tuyên truyền cho người dân, đặc biệt những người có nguy cơ cao nhanh chóng tiếp cận với cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm và điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là việc hết sức cần thiết.
|
Người dân được tư vấn và điều trị dự phòng HIV tại Khoa Phòng chống HIV/AIDS trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
|
Điều trị phơi nhiễm có 2 dạng, đó là điều trị trước phơi nhiễm và điều trị sau phơi nhiễm. Điều trị trước phơi nhiễm PrEP (Pre Exposure Prophylaxis), có nghĩa là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, Sử dụng thuốc kháng HIV cho các cá nhân chưa bị nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. PrEP thường điều trị cho những người biết chắc chắn mình sẽ đến gặp nguồn lây nhiễm, ví dụ như những trường hợp quan hệ đồng tính nam, nữ bán dâm, hoặc việc vợ chồng của người nhiễm chưa được điều trị ARV đủ 6 tháng nhưng muốn sinh con. PrEP giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự xâm nhập và nhân lên của vi rút HIV dùng để tạo ra các bản sao virus mới. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm sử dụng kết hợp của 2 loại dược phẩm kháng vi rút là với liều dùng mỗi ngày một viên, sử dụng hàng ngày cho những nhóm người có nguy cơ cao. Hoặc uống theo tình huống (ED-PrEP), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm theo tình huống được chỉ định cho nam quan hệ tình dục đồng giới có chỉ định dùng PrEP và có tần suất quan hệ tình dục trung bình dưới 2 lần/tuần và cần đảm bảo được việc dùng thuốc ARV trong vòng 2-24 giờ trước khi quan hệ tình dục.
Đối với điều trị sau phơi nhiễm (PEP), là dự phòng sau phơi nhiễm HIV là việc ngăn ngừa nhiễm HIV trong vòng 72 giờ ngay sau khi có nguy cơ phơi nhiễm (tức là có nguy cơ nhiễm HIV sau khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người có HIV). Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm phải uống đủ số liều trong vòng 28 ngày đối với những hành vi phơi nhiễm HIV khi quan hệ tình dục (ví dụ: bao cao su bị rách), dùng chung kim tiêm, bị xâm hại tình dục. Khi đang được điều trị cần phải biết rằng PEP có hiệu quả, nhưng không phải tuyệt đối, vì vậy nên tiếp tục sử dụng bao cao su với bạn tình và có các biện pháp an toàn trong khi đang điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, nhằm giúp thể bảo vệ bạn khỏi bị phơi nhiễm HIV một lần nữa và giảm cơ hội lây truyền HIV cho người khác nếu bạn bị nhiễm bệnh trong khi bạn vẫn đang dùng PEP.
Bác sĩ Huỳnh Thị Hồng Sinh chia sẻ thêm: Trong hơn 10 năm công tác ở vị trí điều trị ARV cho người nhiễm HIV tại tỉnh Đắk Lắk, tôi đã điều trị phơi nhiễm cho nhiều trường hợp, kể cả người bị phơi nhiễm trong nghề nghiệp và người dân thường. Kết quả gần như chưa có trường hợp nào được điều trị phơi nhiễm và tuân thủ điều trị mà chúng tôi theo dõi bị nhiễm HIV, họ đều an toàn, kể cả điều trị trước phơi nhiễm và sau phơi nhiễm. Chỉ ngoại trừ hai trường hợp bà mẹ lúc sinh con mới phát hiện bản thân bị nhiễm HIV, tâm lí không tốt và không tuân thủ cho bé uống thuốc dự phòng đúng liều, dẫn đến bé bị nhiễm HIV, còn các bé có mẹ tuân thủ điều trị dự phòng cho con đều được khỏe mạnh. Chính vì vậy tất cả mọi người khi có hành vi nguy cơ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Anh N.M.A thường trú tại huyện Krông Ana chia sẻ: “tôi vừa hoàn thành 28 ngày điều trị sau phơi nhiễm, nhận được kết quả xét nghiệm âm tính với HIV, bản thân vui mừng như trút được một gánh nặng khó tả, bác sĩ đã hướng dẫn cho tôi cách phòng ngừa trong thời gian tới và tiếp tục xét nghiệm kiểm tra sau 3 tháng 6 tháng. Nhờ có điều trị phơi nhiễm mà tôi an toàn vượt qua cú sốc lớn vừa qua, hi vọng rằng sắp tới sẽ có những chương trình miễn phí cho người dân điều trị phơi nhiễm”.
Đến thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh có 3 địa chỉ điều trị ARV mà người dân cần tiếp cận khi bị phơi nhiễm HIV là Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột và Khoa Phòng chống HIV/AIDS -Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đang hỗ trợ các đơn vị y tế tuyến huyện hoàn thành thủ tục để thực hiện điều trị ARV cho bệnh nhân tại địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc tiếp cận điều trị HIV/AIDS cũng như điều trị dự phòng lây truyền HIV trong thời gian tới.
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác
- Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (huyện Krông Bông) đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá tại trường học ( 03/12/2024)
- Những lưu ý khi bổ sung Vitamin A cho trẻ ( 03/12/2024)
- Sự cần thiết của việc khám, tư vấn sức khoẻ tiền hôn nhân ( 02/12/2024)
- Lợi ích của việc xét nghiệm HIV sớm ( 02/12/2024)
- Ngày thế giới phòng, chống AIDS - (World AIDS Day) ( 02/12/2024)
- Gia tăng tình trạng mắc bệnh sởi ở người lớn ( 27/11/2024)
- Cảnh giác với bệnh cúm mùa, chủng cúm A/H1pdm ( 27/11/2024)
- Sân khấu hóa truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá tại trường học ( 26/11/2024)
- Đoàn công tác của ANRS thăm và làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk ( 22/11/2024)
- Bệnh Zona thần kinh ( 20/11/2024)
- Gia tăng các trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại, người dân không nên chủ quan khi bị chó cắn, mèo cào ( 20/11/2024)
- Để Luật phòng chống tác hại của thuốc lá thực sự đi vào cuộc sống ( 19/11/2024)
- Lạm dụng tai nghe ở giới trẻ hiện nay ( 18/11/2024)
- Xét nghiệm đường máu định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường ( 15/11/2024)
- Thông tư quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP ( 15/11/2024)
- Những điều nên làm khi bỏ thuốc lá ( 14/11/2024)
- Ghi nhận buổi truyền thông Phòng chống tác hại của thuốc lá cho người dân xã Ea H’Leo, huyện Ea H’Leo ( 12/11/2024)
- Trường THPT Ngô Gia Tự với công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ( 11/11/2024)
- Trung tâm Y tế huyện Krông Năng với việc thực hiện môi trường không khói thuốc lá ( 08/11/2024)
- Phát hiện và điều trị sớm bệnh đái tháo đường type 2 để phòng các biến chứng ( 08/11/2024)