27/07/2020 09:44
ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VII NGOẠI BIÊN (LIỆT BELL)
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH ĐA KHOA
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH ĐĂK LĂK
Liệt dây thần kinh số VII là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.
Liệt dây thần kinh số VII là bệnh gì?
Dây thần kinh số VII là dây vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Tình trạng này trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.
Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc chứng “khẩu nhãn oa tà” do phong hàn, phong nhiệt, huyết ứ xâm phạm vào lạc mạch của ba kinh dương ở mặt làm khí huyết kém điều hoà kinh cân thiếu dinh dưỡng không co lại được. Bệnh nhân thường có biểu hiện miệng méo, mắt bên liệt nhắm không kín, nếp nhăn mũi - má sâu.
1. Triệu chứng khi bị liệt dây thần kinh số VII:
Biểu hiện của căn bệnh này khá rõ ràng, rất dễ để người bệnh phát hiện. Các triệu chứng xảy ra đột ngột với các dấu hiệu:
Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài.
Liệt cơ khép vòng mi khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được.
Một vài trường hợp cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt.
Người bệnh khó cử động, khó cười nói, đau trong tai, nhức đầu.
Mất vị giác, nước mắt, tăng lượng nước bọt trong miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống.
2. Nguyên nhân gây bệnh liệt dây thần kinh số VII:
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm lạnh đột ngột, nhiễm virut, cảm cúm,… làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số VII, gây liệt mặt ngoại biên.
Một vài trường hợp khác là do các chấn thương vùng mặt, ở sọ vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng,…
Các phương pháp điều trị bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hiệu quảđược chỉ định tại Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk
H1: Điện châm điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên tại Bệnh viện y học cổ truyền
H2:Cứu điếu ngãi điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên tại Bệnh viện y học cổ truyền
H3:Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên tại Bệnh viện y học cổ truyền
H4: Thuốc thang dùng chữa liệt dây thầ kinh số VII ngoại biên tại Bệnh viện y học cổ truyền
3.Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc tại nhà
- Giứ ấm vùng mặt khi đi ra ngoài.
- Giữ vệ sinh mắt: Dùng nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý....để tránh khô mắt, mang kính khi đi ra ngoài ..
- Giữ vệ sinh răng miệng.
- Bài tập xoa bóp vùng mặt:
+ Miết dọc theo cung lông mày ra vùng thái dương khoảng 10 lần.
+ Day quanh mắt khoản 5 – 10 lần.
+ Day quanh môi khoảng 5- 10 lần.
+ Xoa xát má bên liệt khoảng 10 lần.
+ Dùng đầu ngón tay cái miết dọc hai bên sống mũi, từ khóe trong mắt lên đầu lông mày, miết cả hai bên. Mỗi bên làm khoảng 10 lần.
Mỗi ngày thực hiện từ 20 – 30 phút.
4. Phòng bệnh:
Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở ca đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm, không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài.
Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
Khi phát hiện bệnh hãy đến ngay Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đăk Lăk một địa chỉ tin cậy để được khám và điều trị kịp thời. Nơi mang tới sức khỏe niềm vui cho mọi người.
Ys Phạm Thị Anh - Khoa Khám bệnh đa khoa
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác