15/09/2015 12:00
Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện MĐrắk, từ năm 2011 đến năm 2014, số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên trong toàn huyện là 980 trẻ. Riêng năm 2014, có 242 trẻ, chiếm 18,72% tổng số trẻ sinh ra (cao hơn mặt bằng chung của tỉnh Đắk Lắk 4,82%). Một số xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao nhất như: xã Cư San (34,03%), Ea Trang (22,81%), Ea Mdoal (21,43%), Krông Jing (16,04%)…
Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng sinh con thứ 3 trở lên là một thách thức lớn trong công tác Dân số-KHHGĐ ở huyện MĐrắk.
Phụ nữ vùng sâu huyện MĐrắk với gánh nặng sinh đông con.
Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện MĐrắk, từ năm 2011 đến năm 2014, số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên trong toàn huyện là 980 trẻ. Riêng năm 2014, có 242 trẻ, chiếm 18,72% tổng số trẻ sinh ra (cao hơn mặt bằng chung của tỉnh Đắk Lắk 4,82%). Một số xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao nhất như: xã Cư San (34,03%), Ea Trang (22,81%), Ea Mdoal (21,43%), Krông Jing (16,04%)…
Vợ chồng anh Y Them Byă và Chị H’Nin Niê ở buôn Msuốt, xã Krông Jing hiện đã sinh 6 người con mà vẫn chưa áp dụng biện pháp tránh thai. Gia đình chỉ có 2 sào ruộng, 1 héc ta đất rẫy cằn cỗi trồng sắn. Anh Y Them là trụ cột của gia đình nhưng đã bị mù 10 năm nay. Vì thế, chị H’Nin phải gồng mình làm gánh vác mọi công việc. Nên cuộc sống của gia đình họ luôn “thiếu trước, hụt sau”. Còn vợ chồng anh Y Kim Byă và chị H’Zuôn Niê cũng ở buôn Msuốt, xã Krông Jing đã sinh 7 người con trai. Trong khi người con đầu 18 tuổi, thì con út mới 6 tháng tuổi. Chị H’Zuôn cho biết: “Sinh con nhiều khổ lắm nhưng vợ chồng mình muốn có đứa con gái để nhờ cậy khi về già”. Thu nhập chính chỉ có 2 sào ruộng và 5 sào đất trồng sắn. Anh Y Kim thường xuyên đi làm thuê, làm mướn; 3 người con đầu mới học đến lớp 6 đã lần lượt bỏ học để phụ giúp bố mẹ. Gần 20 năm nay, gia đình này vẫn chưa thoát được cảnh nghèo đói và túng thiếu.
Cán bộ dân số xã Krông Jing hướng dẫn chị H’Nin Niê
sử dụng biện pháp tránh thai.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng sinh con thứ 3 trở lên ở xã Krông Jing nói riêng và huyện MĐrắk nói chung là do trình độ dân trí không đồng đều, tồn tại nhiều phong tục tập quán cưới hỏi, sinh đẻ lạc hậu, đặc biệt là tâm lý “đông con hơn nhiều của”. Không những vậy, huyện MĐrắk là một trong những huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk, nơi có 17 dân tộc anh em chung sống, dân cư phân bố rải rác…nên công tác truyền thông Dân số-KHHGĐ gặp rất nhiều khó khăn.
Trước thực tế đó, hàng năm các cấp, các ngành, đoàn thể ở huyện MĐrắk đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, treo băng rôn, khẩu hiệu, mít tinh kỷ niệm nhân ngày dân số Thế giới 11/7, ngày Dân số Việt Nam 26/12; ra quân chiến dịch truyền thông dân số, tổ chức hội họp, sinh hoạt nói chuyện chuyên đề….về các chủ trương chính sách liên quan đến Dân số-KHHGĐ, Luật Hôn nhân và Gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Từ năm 2011 đến 2014, huyện MĐrắk đã tổ chức được 20.880 buổi tư vấn tại hộ gia đình, sinh hoạt nhóm 3.240 lần và truyền thông qua đài truyền thanh-truyền hình 1.500 lần…góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên được 0,79% so với năm 2011.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2015 đến nay huyện MĐrắk đã có 186 trường hợp sinh con thứ 3 trở lên (chiếm 20,53% tổng số trẻ sinh ra). Con số đó có nguy cơ tăng lên vì hiện tại toàn huyện vẫn còn 3.167 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa sẻ dụng biện pháp tránh thai (Trong đó, có 354 cặp đã sinh 3 con và 340 cặp đã sinh 2 con một bề). Vì vậy, để giảm tình trạng sinh con thứ 3 trở lên thì ngoài sự nỗ lực của ngành dân số, rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị ở địa phương trong việc triển khai thực hiện chương trình Dân số-KHHGĐ./.
Theo:http://dansodaklak.gov.vn/
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác