22/04/2016 12:00
Trong những năm qua Công tác Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trên địa bàn huyện Krông Bông cũng có nhiều cố gắn nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Việc triển khai các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung. Trong đó, Chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau sinh cho các bà mẹ mang thai nói riêng. Ở một số xã chưa được thực sự mang lại hiệu quả. Đặt biệt là những xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng có các bà mẹ dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua Công tác Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trên địa bàn huyện Krông Bông cũng có nhiều cố gắn nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Việc triển khai các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản nói chung. Trong đó, Chăm sóc sức khỏe trước, trong và sau sinh cho các bà mẹ mang thai nói riêng. Ở một số xã chưa được thực sự mang lại hiệu quả. Đặt biệt là những xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng có các bà mẹ dân tộc thiểu số.
Chính vì vậy để đạt được chỉ tiêu 8, 9 trong bộ tiêu chí Chuẩn Quốc gia mới năm 2016 và giúp cho các bà mẹ có kiến thức Chăm sóc trước sinh tốt hơn. Ngày 6-7/4/2016 được sự đồng ý của Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Krông Bông. Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản cùng phối hợp với Trạm Y tế xã Cư Pui, đội ngũ Y tế thôn/buôn đã tổ chức truyền thông tư vấn, thảo luận nhóm, khám thai, siêu âm cấp thuốc sắt cho các bà mẹ có thai tại xã. Nhằm trang bị cho các bà mẹ kiến thức, thực hành trong lúc mang thai và sinh đẻ. Để hạ thấp tỷ lệ sinh đẻ tại nhà, giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ và tử vong sơ sinh.
(Ảnh: NHS Trần Thị Thanh Tuấn - Khoa SKSS, đang truyền thông tư vấn)
Qua 2 ngày làm việc đầy trách nhiệm. Chúng tôi đã tư vấn trực tiếp và khám được 52 đối tượng. Truyền thông gián tiếp trên loa đài khoảng 1650 lượt người nghe. Trong quá trao đổi, thảo luận chúng tôi đã thu được nhiều ý kiến từ các bà mẹ như: Vợ chồng Chị Dương Thị Su, 38 tuổi tại thôn Cư tê. Chị đã có 5 con: 2 trai, 3 gái và lần này mang thai lần thứ 6. Trong quá trình mang thai đến nay được 7 tháng chị đã đi khám thai được 2 lần, có uống thuốc sắt, chị đã tiêm phòng đủ 2 mũi uốn ván. Qua tư vấn thì chị hứa lần này sẽ lên Bệnh viện đa khoa huyện để sinh và nguyện vọng xin đình sản hoặc đặt vòng.
(Ảnh: Bs Trương Văn Bảo Trưởng trạm Y tế xã Cư Pui đang siêu âm)
Do hệ thống dịch vụ cung cấp sức khỏe bà mẹ, trẻ em còn hạn chế và sự thiếu hiểu biết của người dân trong cộng đồng. Nên dẫn đến tình trạng sinh con đông và dày đó là điều tất yếu. Chúng tôi lại tâm sự với vợ chồng chị Hoàng Thị Mị, sinh năm 20 tuổi tại thôn Cư Rang. Hiện đã có 2 con gái và lần này mang lần thứ 3 hiện đã được 6 tháng. Hai lần trước chưa được tiêm phòng uốn ván nhưng lần này được cán bộ hướng dẫn đã uống viên sắt và tiêm phòng đủ 2 mũi.
Qua đợt truyền thông tư vấn này. Chúng tôi tin rằng, đội ngũ cán bộ Y tế chúng ta cần nổ lực, nhiệt tình hơn nữa. Đẩy mạnh công tác truyền thông, tư vấn dưới mọi hình thức đến từng người dân. Đặc biệt là sự đồng tình, tham gia tích cực của các bà mẹ, trang bị cho mình được kiến thức, thực hành trước, trong và sau sinh tốt. Thì sẽ hạn chế được tai biến sản khoa, tử vong mẹ và tử vong sơ sinh trên địa bàn huyện./.
THU VÂN
Trưởng khoa SKSS
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác