10/07/2025 05:45
Đó là trường hợp anh Y.P.H.W, ở xã Ea Tul, tỉnh Đắk Lắk (tức xã Cư Dliê M’Nông, huyện Cư’Mgar cũ) bị chó cắn 20 ngày nhưng không tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại.
Theo người nhà anh Y.P.H.W, trước đó Y.P.H.W và 3 người khác bị chó lạ cắn, sau đó 3 người đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, riêng Y.P.H.W do nghĩ vết cắn ở tay nhỏ, không có dấu hiệu nhiễm trùng nên chủ quan không tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Tuy nhiên, cách đây 3 ngày, Y.P.H.W có biểu hiện tức ngực, khó thở, mệt tăng dần, sợ gió, sợ nước rõ rệt, tiết nhiều đàm nhớt, lúc này Y.P.H.W mới đi tiêm vắc xin. Đến ngày 9/7, gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để khám, làm xét nghiệm vi rút dại. Kết quả, bệnh nhân dương tính với vi rút dại, chẩn đoán dại lên cơn. Được bác sĩ giải thích tiên lượng xấu nên gia đình làm thủ tục xin về và bệnh nhân đã tử vong tại nhà.
.jpg)
|
Bệnh nhân Y.P.H.W trước khi tử vong tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
|
Theo bác sĩ H’Nuen H’Đơk, Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên: bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật, thường là chó, mèo. Khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là 100%. Bệnh nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng bệnh và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại. Do đó, khi bị chó mèo cào, cắn cho dù chỉ là một vết xước nhỏ người dân cũng nên tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại. Vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng cần được tiêm vắc xin phòng bệnh dại đều đặn hàng năm./.
Tin: Mỹ Hạnh; ảnh: Bảo Trọng
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác