09/12/2016 12:00
Theo các chuyên gia, bị sâu răng sẽ khiến trẻ biếng ăn, mất ngủ, gầy sút cân, dần dần dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nên kiểm tra và khám định kỳ bệnh răng miệng cho trẻ. Ảnh: Bảo Châu
Ở lứa tuổi mầm non, tiểu học các em chưa ý thức được sự cần thiết phải chăm sóc răng miệng, không đánh răng sau mỗi bữa ăn và trươc skhi ngủ nên hay bị sâu tăng. Ở lứa tuổi tiểu học các em cũng đang trong quá trình thay từ răng sữa sang răng vĩnh viễn nên nguy cơ mắc các bệnh về răng cao. Răng bị sâu và tủy răng cũng bị tổn thương gây viêm tủy làm trẻ đau nhức nên trẻ không muốn ăn, ăn không ngon miệng, thậm chí là sợ ăn. Răng sữa bị sâu dẫn đến rụng sớm làm cho khả năng nghiền nát thức ăn của trẻ bị hạn chế cũng gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, trẻ sẽ tiêu hóa thức ăn kém hơn. Răng sữa bị rụng quá sớm còn gây lệch hàm, xô hàm khi răng vĩnh viễn mọc cũng ảnh hưởng đến chức năng nghiền nhỏ thức ăn trong quá trình tiêu hóa khiến trẻ tiêu hóa kém.
Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Văn Hinh, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe cho rằng: “Việc ăn ít, lười ăn, sợ ăn và tiêu hóa kém do răng sâu, hỏng và mất răng sẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng”.
Để trẻ có hàm răng đẹp và chắc ngay khi mang thai mẹ nên dùng những thực phẩm giàu can xi giúp tạo mầm răng cho trẻ sau này. Khi bé mới mọc răng sữa mẹ nên vệ sinh răng thường xuyên sau khi ăn và trước khi ngủ cho bé bằng gạc sạch và nước muối ấm. Khi trẻ bắt đầu hiểu biết cần hướng dẫn và hình thành cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất ngày 2 lần, nhất là trước khi đi ngủ buổi tối cho trẻ. Khi trẻ đến thời kì thay răng sữa cần theo dõi và giúp trẻ nhổ răng kịp thời, tránh để các răng mọc lệch gây khó khăn cho việc chăm sóc răng, đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến sâu răng, hỏng răng sau này. Nên kiểm tra và khám định kỳ bệnh răng miệng cho trẻ, phát hiện những trường hợp mắc bệnh để điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng do sâu răng gây ra.
Bài: Hồng Vân
Ảnh: Bảo Châu
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác