16/03/2017 12:00
Bệnh sốt rét là một bệnh xã hội phổ biến. Theo số liệu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bệnh sốt rét xảy ra ở 106 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt ở các nước Châu Phi, Đông Nam Châu Á và những nước thuộc vùng nhiệt đới như Việt Nam. Mặc dù, đã có nhiều cố gắng kiểm soát trong nhiều năm qua nhưng công tác phòng chống sốt rét vẫn tiếp tục đối mặt với một số khó khăn và thách thức. Sốt rét hiện nay vẫn đang là vấn đề sức khoẻ cộng đồng cần được quan tâm. Bệnh gây nhiều thiệt hại về người và của tại nhiều quốc gia. Bệnh do ký sinh trùng sốt rét lây qua đường máu mà chủ yếu là do muỗi truyền. Bệnh có tính chất địa phương diễn ra âm thầm nhưng cũng có khi trở thành dịch lớn.

Tình hình bệnh sốt rét tại tỉnh Đắk Lắk hiện nay vẫn còn khá cao và diễn biến phức tạp. Theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2014 của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, tỉnh Đắk Lắk có 158 xã (85,86%) vẫn thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) với 79,39% dân số thuộc vùng SRLH.
Nhiều năm qua, Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã triển khai thực hiện công tác phòng chống sốt rét cho nhân dân trên địa bàn của tỉnh như: Tổ chức tuyên truyền người dân sử dụng màn khi đi ngủ, Tẩm màn chống muỗi, phun hóa chất tồn lưu có tính chất chống muỗi sốt rét, xét nghiệm phát hiện và sử dụng thuốc đặc trị điều trị dứt điểm cho các bệnh nhân mắc sốt rét lâm sàng để bảo vệ cho người dân ở vùng có nguy cơ bị mắc sốt rét cao.
Ngày 04 tháng 01 năm 2017, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-BYT về việc phê duyệt lộ trình loại trừ sốt rét tại Việt Nam đến 2025 và định hướng đến năm 2030. Mục đích xác định lộ trình thực hiện loại trừ bệnh sốt rét của tỉnh, thành phố phù hợp với tình hình sốt rét hiện tại và khả năng thực hiện loại trừ sốt rét P.falciparum vào năm 2025 và loại trừ tất cả các loài sốt rét trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Việc xác định các giai đoạn phòng chống và loại trừ sốt rét được xây dựng dựa trên hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới:
1. Giai đoạn phòng chống sốt rét: Là một giai đoạn của Chương trình sốt rét triển khai tại một tỉnh, một huyện, một xã có tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) ở vùng sốt rét lưu hành (SRLH) hàng năm > 1/1.000 dân số vùng SRLH.
Trong giai đoạn này cần tập trung thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm mục đích làm giảm lan truyền SR và qua đó có tác động đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do SR. Mở rộng áp dụng các biện pháp phòng chống và điều trị hiệu quả để đạt được diện bao phủ toàn bộ các vùng có SR lan truyền.
2. Giai đoạn loại trừ sốt rét: Là một giai đoạn của Chương trình sốt rét triển khai tại một tỉnh, một huyện, một xã có tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) ở vùng sốt rét lưu hành (SRLH) hàng năm < 1/1.000 dân số vùng SRL; và thực hiện các hoạt động duy trì kết quả loại trừ SR trong vòng > 3 năm.
Tiêu chí cho giai đoạn loại trừ SR:
- Xã thuộc giai đoạn loại trừ SR: Có tỷ lệ KSTSR trung bình 5 năm liên tục < 1/1.000 dân số SRLH và không có năm nào có tỷ lệ KSTSR > 1/1.000 dân số SRLH.
- Huyện thuộc giai đoạn loại trừ SR: Có tất cả các xã thuộc giai đoạn loại trừ sốt rét.
- Tỉnh thuộc giai đoạn loại trừ SR: Có tất cả các huyện thuộc giai đoạn loại trừ sốt rét.
3. Giai đoạn phòng chống SR quay trở lại: Là một giai đoạn của Chương trình sốt rét triển khai tại một tỉnh, một huyện đã loại trừ sốt rét, tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm phòng ngừa SR xâm nhập, quay trở lại và duy trì bền vững kết quả loại trừ SR ở những năm tiếp theo.
Lộ trình loại trừ SR đối với tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025:
- TP. Buôn Ma Thuột sẽ loại trừ SR đến năm 2018.
- Có 8 huyện sẽ loại trừ SR đến năm 2020: Cư Kuin, Krông Pắk, Krông Ana, Buôn Hồ, Krông Buk, Lắk, Krông Bông, Ea Kar và Cư M'gar.
- Có 2 huyện sẽ loại trừ SR đến năm 2021: M'Đrắk và Krông Năng
- Có 3 huyện sẽ loại trừ SR đến năm 2022: Ea H'Leo, Buôn Đôn và Ea Súp
Với lộ trình loại trừ sốt rét đã được Bộ Y tế phê duyệt, đến năm 2022 toàn tỉnh Đắk Lắk sẽ loại trừ bệnh sốt rét do P.falciparum.
TT
|
Tên huyện, Tp
|
Lộ trình loại trừ SR tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025
(PCSR:Phòng chống sốt rét, LTSR: Loại trừ SR, ĐPSR: Đề phòng SR quay lại)
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
2025
|
1
|
Tp.BMT
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
2
|
Cư Kuin
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
3
|
Krông Pắk
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
4
|
Krông Ana
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
5
|
Buôn Hồ
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
6
|
Krông Buk
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
7
|
Lắk
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
8
|
Krông Bông
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
9
|
Ea Kar
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
10
|
Cư M'gar
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
11
|
M'Đrắk
|
PCSR
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
12
|
Krông Năng
|
PCSR
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
13
|
Ea H'Leo
|
PCSR
|
PCSR
|
PCSR
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
14
|
Buôn Đôn
|
PCSR
|
PCSR
|
PCSR
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
15
|
Ea Súp
|
PCSR
|
PCSR
|
PCSR
|
PCSR
|
LTSR
|
LTSR
|
LTSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
ĐPSR
|
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phòng chống tiến tới đẩy lùi và tiến thanh toán loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 theo lộ trình của Chính phủ và cam kết với tổ chức chức y tế thế giới với mục tiêu và biện pháp cụ thể:
Mục tiêu chung: Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét dưới 0,26/1.000; tỷ lệ người dân chết do bị bệnh sốt rét dưới 0,02/100.000; Phấn đấu đến năm 2020 lọai trừ sốt rét trên phạm vi tòan Tỉnh
Mục tiêu cụ thể:
- Bảo đảm người bị bệnh sốt rét và người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời;
- Bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét hiệu quả, thích hợp cho người dân sống trong vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét;
- Loại trừ bệnh sốt rét tại các xã có sốt rét lưu hành nhẹ, làm giảm mức mắc bệnh sốt rét tại các xã có bệnh sốt rét lưu hành nặng và vừa;
- Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát bệnh sốt rét, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh sốt rét;
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét;
- Nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh sốt rét để người dân chủ động phòng chống bệnh sốt rét có hiệu quả cao nhất.
Các giải pháp chủ yếu:
+ Các giải pháp về chính sách và xã hội:
- Đưa công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc chủ động tham gia phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét;
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét về các biện pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên phòng, chống bệnh sốt rét, gắn liền với đội ngũ cộng tác viên y tế thôn, bản và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở xã, phường.
+ Các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật:
- Tăng cường các biện pháp phát hiện bệnh sốt rét sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ, trong đó chú trọng việc phát triển và duy trì hoạt động có hiệu quả các điểm kính hiển vi tại xã, liên xã, đặc biệt tại các khu vực ký sinh trùng sốt rét kháng Artemisinin và dẫn xuất và vùng có nguy cơ cao lan truyền ký sinh trùng sốt rét kháng Artemisinin và dẫn xuất;
- Cập nhật thông tin về chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới và thực tế điều trị bệnh sốt rét tại Việt Nam;
- Bảo đảm cung cấp đủ và quản lý tốt thuốc chữa bệnh sốt rét có hiệu lực cao, thuốc phối hợp có dẫn xuất Artemisinin và các thuốc chữa bệnh sốt rét khác cho các tuyến;
- Cung cấp miễn phí màn, màn võng tẩm hóa chất diệt muỗi mà các hóa chất này tồn lưu thời gian dài cho dân sống trong vùng có bệnh sốt rét lưu hành nặng và vừa, bao gồm cả dân di cư tự do, dân qua lại biên giới, hộ gia đình nghèo ở các vùng có bệnh sốt rét lưu hành nhẹ; vận động dân tự mua màn và xây dựng thói quen ngủ màn thường xuyên;
- Thực hiện phân vùng dịch tễ bệnh sốt rét mỗi 5 năm; tăng cường giám sát mật độ, sự phân bố và kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi truyền bệnh sốt rét; cung cấp và áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét; lồng ghép biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét với phòng chống muỗi truyền các bệnh khác;
- Duy trì và củng cố hệ thống thông tin báo cáo định kỳ mỗi tuần, tháng, quý. Theo dõi giám sát, điều tra kịp thời các ca bệnh theo quy định
+ Các giải pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét:
- Tập trung nghiên cứu về dịch tễ sốt rét, sự phân bố thành phần lòai Anophelles, các nghiên cứu về vector truyền bệnh, các biện pháp sử dụng hóa chất phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét thích hợp và hiệu quả cao.
- Tăng cường hoạt động trao đổi, đào tạo và học tập với các Viện, Bệnh viện và cơ sở nghiên cứu về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét
+ Các giải pháp về nguồn lực và hợp tác:
- Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét đặc biệt
- Tăng dần mức đầu tư kinh phí của Tỉnh theo từng năm, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét. Phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;
- Cam kết thực hiện đúng các dự án lĩnh vực phòng chống sốt rét đang thực hiện trên địa bàn Tỉnh
Để thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ sốt rét theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), giám sát ca bệnh sốt rét một cách chủ động ở các địa phương là yêu cầu cần thiết hiện nay để có biện pháp xử trí phù hợp, kịp thời; không để sốt rét quay trở lại trên địa bàn, đặc biệt là từ mầm bệnh ngoại lai bị nhiễm ở ngoài nước, ngoài tỉnh, ngoài huyện... mang về và lây lan cho cộng đồng người dân ở chung quanh qua trung gian của muỗi truyền bệnh đang có khả năng phục hồi sau khi thu hẹp diện can thiệp bằng hóa chất diệt muỗi hoặc muỗi đã kháng lại với hóa chất diệt muỗi
Tin, ảnh: Hoàng Hải Phúc
TTPCSR tỉnh ĐăkLăk
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác