10/03/2017 12:00
Trải quả 40 năm hình thành và phát triển, tiền thân là Trạm nghiên cứu sốt rét Trung Trung bộ (1968) khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở thời kỳ khốc liệt nhất. Viện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế tặng nhiều phần thưởng cao quý: Danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; Huân chươngg Lao động hàng Nhất, hạng Nhì, hạng ba; cờ thi đua của Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh Bình Định.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước
trao tặng Huân chương Lao động hạng I, lần thứ 2 cho Viện SR - KST - CT Quy Nhơn
Viện Sốt rét – KST – CT Quy Nhơn tiền thân là Trạm nghiên cứu sốt rét Trung Trung bộ, sau ngày đất nước hòa bình – thống nhất được đổi tên thành Phân viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn theo Quyết định 259/ BYT/QĐ ngày 08/03/1977 và Quyết định số 230/1998/QĐ-TTg ngày 30/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ thành Viện SR-KST-CT Quy Nhơn hiện nay, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế chịu trách nhiệm nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống Sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng truyền bệnh của 15 tỉnh khu vực Miền trung và Tây Nguyên.
Trải qua 40 năm hình thành phát phát triển (8/3/1977-8/3/2017), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Y tế, tập thể CBCNVC-NLD Viện cùng với Trung tâmY tế dự phòng/ Phòng chống sốt rét 15 tỉnh khu vực Miền Trung – Tây Nguyên đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong chỉ đạo tuyến ở khu vực trọng điểm sốt rét miền Trung-Tây Nguyên các hoạt động phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng và côn trùng gặp nhiều khó khăn do tình trạng di biến động dân khó kiểm soát (dân đi rừng, làm rẫy, ngủ rẫy, giao lưu biên giới); các vấn đề kỹ thuật nẩy sinh trong phòng chống sốt rét (ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi sốt rét kháng hóa chất diệt côn trùng); màng lưới y tế cơ sở thiếu và yếu; người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đời sống kinh tế rất thấp; chưa có ý thức tự bảo vệ khi sống trong vùng sốt rét lưu hành lại thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, bão lụt kéo dài trên diện rộng nên nguy cơ sốt rét bùng nổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nỗ lực chỉ đạo tuyến của lãnh đạo Viên trong 40 năm qua đã làm giảm thấp các chỉ số sốt rét miền Trung-Tây Nguyên vượt chỉ tiêu quy định;
Các hoạt động phòng chống giun sán không ngừng được đẩy mạnh qua sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong chiến dịch tẩy giun cho học sinh các trường tiểu học và điều trị các bệnh ký sinh trùng qua dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám chuyên khoa của Viện, thực hiện có hiệu quả Dự án loại trừ giun chỉ bạch huyết do WHO tài trợ tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa.Tham gia chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh có tỷ lệ bệnh nhân tăng cao và dịch bệnh do virus Zika theo chỉ đạo của Bộ.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học không ngừng được đẩy mạnh với 2 đề tài cấp nhà nước, 32 đề tài cấp Bộ, 15 đề tài hợp tác quốc tế và 150 đề tài cấp cơ sở về các lĩnh vực dịch tễ sốt rét, ký sinh trùng sốt rét và điều trị bệnh sốt rét, côn trùng truyền bệnh, ký sinh trùng đường ruột… đem lại hiệu quả thiết thực trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đến nay, Viện đã đào tạo 37 khóa kỹ thuật viên trung cấp hệ chính quy và 3 khóa không chính quy (vừa làm vừa học) với 1.584 học viên tăng cường cho màng lưới y tế các tuyến từ trung ương đến địa phương; đặc biệt từ năm 2014, Viện được phép đào tạo trung cấp xét nghiệm y đa khoa với 150 chỉ tiêu hàng năm. Cùng với đó, đào tạo lại chuyên môn 6.200 lớp với 125,423 học viên là cán bộ y tế các tuyến; liên kết với các trường đại học/các viện nghiên cứu trong nước đào tạo hàng chục thạc sĩ và hướng dẫn nhiều tiến sĩ chuyên ngành Ký sinh trùng-Côn trùng.
Truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét được coi là một trong 3 biện pháp phòng chống sốt rét mũi nhọn (điều trị bệnh nhân sốt rét, diệt muỗi truyền bệnh sốt rét, truyền thông sốt rét) làm giảm dịch bệnh bền vững bằng nhiều hình phong phú, đặc biệt là Trang tin điện tử (Website)
Hoạt động quản lý đơn vị được đẩy mạnh, đặc biệt là hoàn thành xây dựng trụ sở Viện mới và cải tạo phòng khám chuyên khoa tại cơ sở cũ với nhiều trang thiết bị nghiên cứu hiện đại nâng tầm Viện theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Các dịch vụ khám, xét nghiệm, điều trị, tư vấn về các bệnh ký sinh trùng, các bệnh nội khoa thông thường đáp ứng yêu cầu phục vụ cho hàng trăm ngàn người đến từ khắp mọi miền nước, tạo dựng được thương hiệu của Viện trong lĩnh vực chuyên ngành góp phần nâng cao mức sống của cán bộ viên chức và người lao động. Năm 2009, Viện đã xây dựng và được Bộ Y tế phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển Viện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, năm 2010, Bộ Y tế tiếp tục phê duyệt Đề án Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Viện, theo đó Viện có 15 khoa, phòng, trung tâm;
Với những nỗ lực không mệt mỏi 40 năm qua Viện Quy Nhơn luôn hoàn thành xuát sắc nhiệm vụ được giao đẩy lùi bệnh sốt rét, khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết, zika và giảm thấp tỷ lệ bệnh ký sinh trùng góp phần tích cực vào công cuộc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được Đảng, Nhà nước,
Ghi nhận những thành tích mà Viện SR - KST – Viện Quy Nhơn đã đạt được, tại Lễ kỷ niệm thừa Ủy quyền của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế đã trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất lần thứ 2; tặng Huân chương lao động hạng nhì cho 01 cá nhận; vinh danh danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân cho 01 cá nhân và danh hiệu thầy thuốc ưu tú cho 03 cá nhân và nhiều phần thưởng cao quý khác cho tập thể cán bộ viên chức, người lao động của Viện là niều động viên khuyến khích tạo nên sức mạnh, góp phần đảm bảo việc thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Tin, hình: Hoàng Hải – TTPCSR-KST-CT
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác