07/03/2017 12:00
Vừa qua, trong 2 ngày 1-2/3/2017, Hội thảo Quốc tế về phòng chống Sốt rét biên giới các nước tiểu vung sông MêKông được tổ chức tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Quang cảnh Hội thảo

Đại biểu các nước chụp hình lưu niệm
Được sự tài trợ của Ngân hàng phát triển Châu A (ADB) và các tổ chức có liên quan: RCD, DSCDC, WHO, 10M, CHAI, PSI, SCDI, QTC, APLMA, Hiệp hội sốt rét. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp tổ chức Hội thảo Quốc tế về phòng chống Sốt rét cho dân di biến động tại khu vực biên giới giữa các nước thuộc tiểu vùng sông MêKông. Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Y tế của các nước: CamPuChia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam; Ngoài đại diện lãnh đạo Y tế nước chủ nhà còn có lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Công trùng: Trung ương, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Mình; và lãnh đạo các tỉnh có chung đường biên giới với các nước trong khu vực: Quảng Trị, Quảng Nam, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước và Tây Ninh cùng tham dự.
Khu vực tiểu vùng sông Mê Kông là một trong những điểm nóng về bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sốt rét, một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và là một vấn đề sức khoẻ y tế công cộng rất được quan tâm có ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, với ước đoán có khoảng 120 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành, với khoảng 1,8 triệu trường hợp mắc bệnh hàng năm. Trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực của Chính phủ các nước trong khu vực, bệnh sốt rét đã được kiểm soát, số mắc và tử vong giảm mạnh và đã đưa ra mục tiêu loại trừ hoàn toàn bệnh sốt rét trong khu vực vào năm 2030.
Hiện nay, phòng chống và loại trừ sốt rét đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là sốt rét ở nhóm dân cư di biến động khó kiểm soát, ký sinh trùng kháng thuốc ... đòi hỏi cần có các biện pháp phòng chống thích hợp, kịp thời với sự hợp tác của các quốc gia và các đối tác nhăm đạt được mục tiêu chung loại trừ sốt rét.
Tại Hội thảo đại biểu của các nước đã tham luận và chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm về các tiếp cận và quản lý nhóm đối tượng di dân tự do. Trong bối cảnh, sự gia tăng đi lại của cư dân các nước trong khu vực tiểu vùng Mêkông, đặc biệt là khu vực biên giới làm cho các hoạt động phòng chống sốt rét của mỗi quốc gia nói riêng và khu vực nói chung đang gặp nhiều trở ngại. Việc kiểm soát bệnh sốt rét cho nhóm dân di biến động là một thách thức lớn không chỉ ở Việt Nam mà cũng ở các nước trong khu vực. Nhóm dân di biến động là nhưng đối tượng dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc bệnh bởi đa số trong họ là những người nghèo và trong tình trạng bất hợp pháp nên khó tiếp cận được các dịch vụ về chăm sóc y tế để tìm kiếm các biện pháp điều trị và phòng chống.
Qua 2 ngày Hội thảo các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống bệnh sốt rét cho dân di biến động, xác định khoảng trống, thách thức và các ưu tiên trong phòng chống bệnh sốt rét cho nhóm dân cư di biến động trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, thảo luận các hoạt động khu vực phòng chống bệnh sốt rét cho nhóm dân di biến động và tăng cường hợp tác nhằm loại trừ sốt rét giữa các nước Khu vực tiểu vùng sông Mê Kông để tăng cường các nỗ lực về hợp tác chiến lược và kỹ thuật trong các nước của khu vực nhằm phòng chống hiệu quả bệnh sốt rét cho nhóm dân cư di biến động góp phần vào thực hiện loại trừ sốt rét trong mỗi quốc gia và của khu vực, cũng như đảm bảo về an ninh y tế của khu vực và toàn cầu.
Kết thúc Hội thảo đại diện Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng cam kết sẽ tài trợ cho các nước CamPuChia, Lào, Myanmar và Việt Nam trong giai đoạn tới với số tiền trên 180 triệu USD để triển khai các hoạt động phòng chống Sốt rét biên gới.
Tin, hình: Hoàng Hải – TTPCSR-KST-CT
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác