30/06/2016 12:00
máy in 3d
Bác Hồ làm việc trong vườn Phủ Chủ Tịch (ảnh tư liệu 1957).
Bác Hồ là vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và là Người khơi nguồn, khai sinh và chỉ đạo nền báo chí cách mạng Việt Nam. Ngày 5-6-1911, trên con tàu Latútsơ Tơrevin, từ Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc thân yêu ra đi tìm đường cứu nước, với nung nấu một ý chí với quyết tâm cháy bỏng đó là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn…”. Cuộc hành trình qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết Cách mạng tiên phong của thời đại. Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, Người rất coi trọng báo chí đối với sự nghiệp cách mạng, Người đã xác định được báo chí chính là công cụ tuyên truyền tinh thần yêu nước, ý chí giải phóng dân tộc, phá bỏ xiềng xích nô lệ, thức tỉnh lương tri của nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và các nước thuộc địa bị áp bức đô hộ. Tại hội nghị Vecsxai ở Pháp, khi các nước đế quốc họp phân chia lãnh thổ thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc đã công bố tại hội nghị bài viết: Yêu sách của nhân dân An Nam, là bài báo có tiếng vang lớn được đăng trên nhiều toà báo ở Châu Âu, lên án chế độ thực dân áp bức, cướp bóc tàn bạo người dân Việt Nam và đòi quyền sống, quyền con người, quyền tự do.
Khi hoạt động cách mạng tại Pháp, Người sáng lập báo Người cùng khổ tại Pari thủ đô nước Pháp để tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp người lao động tại thuộc địa và chính quốc, Nguyễn Ái Quốc bằng ngòi bút sắc sảo đã vạch trần tội ác của bọn đế quốc thực dân, lựa chọn con đường đấu tranh chính nghĩa đòi quyền sống, quyền con người, quyền dân tộc của các dân tộc thuộc địa. Và năm 1920, người đã trào nước mắt sau khi gặp được luận cương chính trị của Lê Nin và thốt lên: “ anh em, đồng chí ơi, người dân Việt Nam ơi, con đường giải thoát ách gông cùm nô lệ của dân ta đây rồi”, và rồi từ đây Người đã xác định được con đường để đấu tranh giải phóng dân tộc. Người đã dùng báo chí để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê Nin, giáo dục, giác ngộ mọi người dân, mọi tầng lớp xã hội con đường cách mạng, đoàn kết một lòng cùng đứng lên trong cuộc đấu tranh để giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
Năm 1925 Người đại diện cho Quốc tế cộng sản trở về Quảng Châu Trung Quốc tập hợp nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội để đào tạo để trở thành nhóm trung kiên nòng cốt chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam, là đội quân tiên phong cho cuộc đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do Người sáng lập, và ra mắt số đầu tiên với tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và Đường Cách Mệnh, đánh dấu sự ra đời của Báo chí Cách mạng Việt Nam, đây là tài liệu đào tạo, giáo dục và tuyên truyền cho những chiến sỹ cách mạng và toàn thể người dân Việt Nam con đường đúng đắn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Từ tờ báo cách mạng đầu tiên này các tổ chức cách mạng ở trong và ngoài nước dùng để tuyên truyền, giác ngộ và giáo dục quần chúng, làm cầu nối truyền ánh sáng tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin sáng tạo theo điều kiện cách mạng Việt Nam, xây dựng lực lượng, trang bị sức mạnh tinh thần và vật chất cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đất nước. và ngày 21.6 hằng năm đã trở thành ngày truyền thống, ngày khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra tôn chỉ mục đích của người làm báo cách mạng là: Mỗi khi viết một bài báo, người viết phải tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho đơn giản, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực, hoạt bát, đặc biệt là viết ngắn…. Báo chí là một công cụ để tuyên truyền và cổ động rất có hiệu quả, là người chiến sỹ cách mạng trên mặt trận tư tưởng chính trị, và Người hơn ai hết luôn thấu hiểu điều đó. Với Bác Hồ, báo chí phục vụ mục đích trong sáng và cao cả của Đảng, của cả sự nghiệp cách mạng, là công cụ để tuyên truyền khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân ta, biểu dương những cái tốt, người tốt, việc tốt, ngăn chặn và đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực. Qua báo chí Người tập hợp và kêu gọi, động viên, cổ vũ nhân dân và đồng bào, chiến sĩ vượt qua hy sinh gian khổ để chiến thắng kẻ thù, dành độc lập dân tộc, thống nhất non sông. Xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới… Bản Tuyên Ngôn độc lập Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân loại thế giới ngày 2.9.1945 là một bản hùng ca bất hủ khai sinh ra một nước Việt Nam độc lập, tự do.
Tại Đại hội lần thứ II của Hội nhà báo Việt Nam, Người dạy các chiến sỹ trên mặt trận báo chí: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người đọc người xem, mà để phục vụ đại chúng nhân dân, để tuyền truyền đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ”. Để báo chí luôn là diễn đàn của nhân dân, phục vụ nhân dân, Người khẳng định: “Không riêng vì viết sách, viết báo, mà công tác gì muốn làm tốt đều phải coi trọng ý kiến của nhân dân”. Bác Hồ dạy các nhà báo “Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay, và làm theo thế là các bạn tiến bộ trong công tác tuyên truyền vận động cách mạng. Trái lại, là các bạn chưa thành công”.
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hàng ngàn bài báo xuất sắc trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, Kinh tế đối ngoại. khoa học và văn hoá xã hội, người còn là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Những tháng năm cuối đời Người đã viết bài báo: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, là tác phẩm báo chí để đời với sự nghiệp giáo dục người chiến sỹ cách mạng rèn luyện đạo đức, ý chí chiến đấu, phải biết quên đi lợi ích cá nhân, hy sinh quên mình vì nghĩa lớn, một lòng vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Và tác phẩm cuối cùng của Người, bản DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH là lời dặn ân cần, thiết tha mà chân tình sâu sắc tới từng chi tiết của người cha già của dân tộc dành cho đàn con thân yêu trước lúc đi xa.
Những người làm báo hôm nay thật vinh dự và tự hào có Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nhà báo cách mạng vĩ đại và là người sáng lập, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam. Tư duy, phong cách, đạo đức báo chí Hồ Chí Minh là một kho tàng quý báu mà Người để lại cho các thế hệ người làm báo hôm nay và cho tới tận mai sau. Các thế hệ những người làm báo luôn phấn đấu kế thừa và phát triển sự nghiệp báo chí của Bác trong mọi giai đoạn cách mạng, nhất là trong thời kỳ đổi mới toàn diện của cách mạng Việt Nam ngày nay. Bác Hồ đã đi xa, nhưng tư tưởng, đạo đức và những lời dạy làm báo của Người sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.
Sự nghiệp Báo chí cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được lớp lớp các thế hệ Nhà báo cách mạng Việt Nam tiếp bước, không ngừng phát triển trong mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng trong mọi giai đoạn cách mạng với sứ mệnh to lớn, nhiệm vụ nặng nề và đã luôn luôn hoàn thành trọng trách một cách vẻ vang. Trong mọi giai đoạn cách mạng từ đấu tranh giải phóng dân tộc, đất nước. bảo vệ vững chắc tổ quốc và xây dựng đất nước Việt Nam dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Báo chí đã đóng góp to lớn trong công cuộc đổi mới của toàn đảng, toàn quân, toàn dân ta vượt qua bảo thù trì trệ, phá bỏ quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đưa nước ta phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng và mọi mặt xã hội, trở thành một quốc gia năng động phát triển hiện nay. Đồng thời báo chí cũng góp phần đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, đập tan mọi thủ đoạn thâm độc và nham hiểm “diễn biến hoà bình” hòng lật đổ vị trí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. và báo chí cũng đấu tranh hiệu quả ngay trong nội bộ Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp với sự suy thoái biến chất của một bộ phân không nhỏ cán bộ, đảng viên về lối sống, đạo đức và đặc biệt là đấu tranh chống tham nhũng…
Hệ thống Báo chí hiện nay đã ngày càng phát triển lớn mạnh không ngừng với hàng vạn Nhà báo của hàng trăm đầu báo Đảng, Nhà nước TW và chuyên ngành, cũng như hàng trăm báo địa phương và cơ sở luôn luôn năng động và đáp ứng nhanh mọi thông tin thời sự trong nước và thế giới. riêng Bộ y tế đã có mấy chục đầu báo thời sự và chuyên ngành cấp trung ương, hàng trăm đầu báo các thể loại của y tế các tỉnh và đã đáp ứng nhanh chóng, kịp thời các thông tin khoa học, phương pháp điều trị tiến bộ mới được áp dụng trên thế giới và nước ta, phòng chống dịch bệnh thường gặp và khẩn cấp nguy hiểm, mới nổi, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… và gương người cán bộ y tế giỏi về y thuật, cao về y đức. kịp thời có tiếng nói góp phần chấn chỉnh nhanh chóng, kịp thời những sai sót về chuyên môn hay vi phạm y đức của người thầy thuốc để công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày càng hiệu quả.
Trung tâm TTGDSK Đắk Lắk được thành lập theo Quyết Định số 1465- QĐ UB ngày 23.5.2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. chính thức đi vào hoạt động ngày 7.9.2001 với biên chế ban đầu 4 người. trải qua bao khó khăn gian khổ nhiều lúc tưởng chừng không vượt qua được, được sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời, sâu sát của lãnh đạo sở y tế, các phòng chức năng và sự động viên ủng hộ của các đơn vị trong ngành tế và các đơn vị liên quan, 15 năm đã trôi qua, với lực lượng cán bộ ít ỏi ngày ấy và cơ ngơi hoang tàn của Trạm khoa Tâm Thần để lại tại số 118 Nguyễn Tất Thành, hôm nay Trung tâm đã có một cơ ngơi bề thế với hệ thống trang thiết bị nghe nhìn truyền thông khá hoàn chỉnh, phương tiện kỹ thuật và giao thông tốt đảm bảo cho hoạt động báo chí tuyên truyền trên cả 4 lĩnh vực báo chí: báo in, báo hình (truyền hình), báo nói (phát thanh) và báo điện tử, là 1 trong những Trung tâm có cơ ngơi và trang thiết bị hoàn chỉnh nhất trong hệ thống các trung tâm truyền thông cả nước. cùng với đó Trung tâm có 19 cán bộ chuyên môn đầy năng lực và nhiệt huyết với bảo lĩnh chính trị và chuyên môn báo chí truyền thông tốt, đảm bảo đáp ứng mọi điều kiện tác nghiệp báo chí của ngành y tế và phối hợp, hợp tác tốt với Đài PT – TH tỉnh, Báo Đắk Lắk, Đài tiếng nói Việt Nam VOV khu vực Tây Nguyên với các chuyên mục “Sức khoẻ cho mọi người” phát sóng định kỳ thường xuyên. Trung tâm cũng thường xuyên cộng tác với Báo Sức khoẻ Đời Sống, Nâng Cao Sức Khoẻ… BYT, nhiều báo Trung ương và chuyên ngành. Tạp chí Sức khoẻ Đắk Lắk cũng được phát hành thường xuyên hàng tháng với số lượng gần 2 nghìn bản và cấp phát tới tay y tế thôn buôn để làm tài liệu truyền thông trực tiếp cho người dân tại cộng đồng. đáp ứng cơ bản yêu cầu thời sự của người dân và cộng đồng về các thông tin chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về y tế, nhu cầu khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh thường gặp nguy hiểm và mới nổi ( Mers – coV, Zi ka…).
Những người làm báo ngành y tế Đắk Lắk hôm nay, luôn vinh dự và tự hào là thế hệ đi sau, tiếp bước những người làm báo đàn anh đi trước để thể hiện bản lãnh của Người làm báo, là người cầm bút tâm sáng, ngòi bút thẳng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nguyện mãi mãi là lớp học trò kế tục theo gương Nhà Báo vĩ đại: Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Bài: Hoàng Đức
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác