23/07/2014 12:00
Trong quá trình phát triển từ nhiều năm, chúng ta đã chứng kiến rằng thời tiết luôn biến đổi, có những lúc xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường (như rét hại, mưa tuyết dày như mùa đông như năm 2013 vừa qua, những cơn bão lớn, những trận lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng...). Cái mà chúng ta quan sát được là những thứ chưa từng có từ trước tới nay và nhận thấy tốc độ nóng lên của trái đất đang ngày càng tăng và tăng lên với một tốc độ chúng ta chưa từng thấy trong quá khứ.
Để có thể đánh giá được những biến đổi của tự nhiên cũng như những biến đổi do tác động của con người, cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc đã thành lập một ủy ban bao gồm các nhà khoa học nổi tiếng trên toàn cầu... để đánh giá những nguyên nhân gây ra những thay đổi hiện nay. Và ủy ban này có sự đóng góp trí tuệ của hàng ngàn nhà khoa học. Với những nghiên cứu về quy luật tự nhiên, những thay đổi bất thường và diễn biến vô cùng phức tạp cùng ảnh hưởng của môi trường do con người gây ra khói bụi với hiệu ứng nhà kính. Các nhà khoa học bước đầu đã kết luận: Ngày càng có nhiều báo cáo về sự gia tăng của biến đổi khí hậu là do con người, công dân thế giới chính là tác nhân gây ra những vấn đề quan sát được hôm nay. Và khi ta thấy các mùa đông rất lạnh, những cơn siêu bão, những ngày nắng nóng bất thường, sự tan chảy của băng tuyết ở hai cực của trái đất... Đây là bằng chứng chứng tỏ biến đổi khí hậu đang diễn ra. Uỷ ban của Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo của các nhà khoa học nghiên cứu qua các bằng chứng, và họ cho thấy Trái đất đang có xu hướng nóng lên.
Đoàn thanh niên, hội phụ nữ phường Tân Thành thu gom rác trên các
tuyến đường,góp phần làm cho phố phường sạch - đẹp hơn. Ảnh: Bảo Châu
Tại Việt Nam: Biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong vòng 50 năm qua thể hiện cụ thể ở nhiệt độ trung bình hằng năm tăng khoảng 0,5 độ C; lượng mưa có xu hướng giảm đi ở phía Bắc, tăng lên ở phía Nam; lượng mưa cực đại tăng ở hầu hết các vùng, số ngày mưa lớn cũng tăng lên; nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung; mực nước biển theo dọc bờ biển Việt Nam tăng lên khoảng 20 cm, xuất hiện nhiều cơn bão mạnh; triều cường gia tăng trên diện rộng và mức ngập sâu hơn ở Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Cà Mau, Hải Phòng, Vĩnh Long; tình trạng nhiễm mặn sâu vào trong đất liền xảy ra ở hầu hết các tỉnh đồng bằng ven biển nhất là đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng sạt lở sông suối, sạt lở bờ biển và ven các đảo diễn ra nhiều hơn... Những sự biến đổi này đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Chỉ tính trong vòng 15 năm (giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2011) các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích hơn 10.711 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1,5% GDP/năm. Khi nước biển dâng sẽ kéo theo các vấn đề về ngập lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn, bão lũ và các hoạt động kinh tế- xã hội, sinh kế của người dân. Ước tính nếu nước biển dâng 1 mét, trên 4% hệ thống đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam, gần 35% dân số thuộc các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên 9% dân số vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Đây là những tổn thất thực tế mà người dân phải thực sự gánh chịu từ sự biến đổi khí hậu. Ngoài ra, chúng ta cũng thấy những tác động nghiêm trọng của hiện tượng thời tiết cực đoan như cơn bão năm Linda 1997, bão Sangsane 2006. Cùng các nước khác trong khu vực, Việt Nam cũng chịu tổn thất tương tự như bão Hải Yến cuối năm 2013: Đây là trận siêu bão đã gây ra thiệt hại về người, hàng nghìn người đã thiệt mạng. Đây chính là tổn thất về người mà biến đổi khí hậu đã gây ra cho chúng ta. Và cái tác động hiện hữu rõ nét nhất mà chúng ta nhắc đến ở đây là mực nước biển dâng, đặc biệt tại các vùng ven biển thì mực nước biển dâng sẽ gây ra tác động vô cùng to lớn khi Việt Nam với hàng nghìn km bờ biển trải dài từ bắc tới nam.
Về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Đây là một câu hỏi rất quan trọng, vì có những nguyên nhân mang tính toàn cầu cũng như những nguyên nhân của chính mỗi quốc gia. Những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu tại Việt Nam cũng giống như ở các nước khác, đó là sử dụng năng lượng, các hoạt động trong giao thông, phát triển đô thị, vấn đề quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên, thực trạng của nền sản xuất nông nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực quản lý ngành lâm nghiệp... Chúng ta cũng thấy là ở những quốc gia khác nhau sẽ có hoàn cảnh khác nhau và nguyên nhaan gây ra biến đổi khí hậu cũng khác nhau: Một số nước việc sử dụng năng lượng là nguyên nhân lớn nhất. Một số nước khác thì hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp lại là nguyên nhân chính, ví dụ như cháy rừng: Đây là một trong những nguyên nhân rất quan trọng tác động trực tiếp tới sự biến đổi khí hậu. Vì vậy chúng ta cần xem xét hoàn cảnh từng nước và có nhận định chính xác đâu là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Và trong quá trình phân tích nguyên nhân, chúng ta không chỉ nhìn vào lượng khí carbon đang được thải ra, mà còn cần nhìn vào hoàn cảnh trong tương lai. Nhu cầu sử dụng năng lượng của các nước sẽ tăng lên nhiều và chắc chắn việc đó sẽ tác động đến biến đổi khí hậu ngay hôm nay và cả trong tương lai.
Hiện nay chúng ta có thể học được nhiều điều và chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ và nhất là các nước đã và đang đầu tư thích đáng để triển khai các biện pháp là giảm khí thải. Đó là sự chia sẻ kinh nghiệm của hàng trăm quốc gia thành viên tham gia chương trình trong nghiên cứu và thực hiện can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào chương trình này, đó chính là những kinh nghiệm mà chúng ta được chia sẻ ở phạm vi toàn cầu. Mỗi năm sự cam kết dành nhiều kinh phí để hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển với một tỷ trọng ngày càng tăng, trong đó số kinh phí dành cho hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu khá lớn.
Qua thực tế việt Nam cũng đang học được rất nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực để chống lại biến đổi khí hậu. Chúng ta cũng đã xác định các biện pháp khác nhau để tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự kiến nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của chúng ta những năm tới sẽ tăng lên lên đáng kể. Tuy nhiên nếu việc ứng dụng sử dụng nhiên liệu sạch tăng lên và sử dụng hiệu quả hơn thì nguồn đầu tư có thể cắt giảm được tới ¼ nguồn nhiên liệu cần thiết, và sẽ cải thiện được đáng kể chất lượng cuộc sống, cải thiện không khí và chất lượng môi trường nói chung. Việt Nam hiện đang hoàn thiện một nghiên cứu phát triển theo hướng ít phát thải khí carbon, các nghiên cứu lựa chọn về phát triển ít phát thải mà Việt Nam vẫn thỏa mãn được nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao trong tương lai, mặt khác vẫn xác định được các nguồn năng lượng sạch có thể sử dụng trong tương lai để giảm hiệu ứng nhà kính. Bằng cách đó chúng ta sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ngay hôm nay và trong tương lai.
Tất cả các nước phát triển và đang phát triển cũng phải thay đổi và tự hành động để tạo ra các nỗ lực giải quyết các vấn đề mấu chốt về giảm các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hâu tại quốc gia mình. Nếu chúng ta làm tốt thì sẽ có ích cho chúng ta, nếu có thể kết hợp tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, sẽ tạo ra một môi trường trong sạch hơn, sẽ đều có lợi và cho cả khu vực và toàn thế giới. Nếu như chúng ta tăng cường công tác kiểm soát được ¾ lượng khí phát thải CO2 so với mục tiêu giảm phát thải khí thải sẽ giữ được mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu dưới 2độ C trong một trăm năm tới. Có nhiều hành động tự giác thực hiện, cũng như thúc đẩy thực hiện sự cam kết giảm khí thải, để có thể giảm đến mức thấp nhất những hậu quả của biến đổi khí hậu của mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
Biến đổi khí hậu đã là một vấn đề đã hiện hữu, không còn là điều khó hiểu hay không hình dung được nữa. nếu như chúng ta không hiểu được tác động của biến đổi khí hậu ngày hôm nay, không chịu trách nhiệm gì cả, sẽ là một rủi ro rất lớn, để rồi ngày mai và trong tương lai khi biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến đời sống con, cháu chúng ta thì sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề. Đó là lý do vì sao thế giới đang có những hoạt động toàn cầu, đã tham gia vào một chiến dịch toàn cầu, không chỉ có riêng quốc gia nào mà còn cần sự chung tay của tất cả các quốc gia cùng uỷ ban của Liên Hợp Quốc, các tổ chức xã hội dân sự và nhiều đối tác khác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Chúng ta cần phải hành động chính là thời điểm ngay từ bây giờ, cần hành động ngay và nhiều hơn nữa và mọi người đều phải hành động. Người dân có thể đóng góp bằng việc sử dụng giao thông công cộng nhiều hơn, người doanh nhân có thể chọn các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn, người nông dân sử dụng các biện pháp canh tác thông minh hơn, thân thiện hơn với môi trường. Khu vực các doanh nghiệp tư nhân có thể đóng góp rất nhiều cho việc chống chịu biến đổi khí hậu. Người nông dân đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả hơn, sử dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, cải thiện được khả năng sinh lời của mình. Các tổ chức xã hội có vai trò cực kỳ quan trọng trong liên minh lớn này: Họ có động lực rất lớn, ta cần tranh thủ sự nhiệt tình và ý kiến đóng góp của họ để tạo ra được nhận thức của mọi người dân bằng việc nâng cao nhận thức về vấn đề quan trọng này. Trước hết, chúng ta đang tích cực hợp tác một cách tích cực, chặt chẽ với nhiều nước và tổ chức trên thế giới trong việc phân tích tình hình, cũng như có các dự án cụ thể để cải thiện tình hình. Hiện nay mỗi năm Việt Nam được hỗ trợ 1,5 tỉ USD, trong đó các dự án hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp chiếm tới 80% để quản lý rủi ro thiên tai, quản lý đô thị, giải quyết các vấn đề cấp nước và xử lý nước thải, rác thải. Chúng ta đã có sự hợp tác để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Trên cơ sở xác định những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu ở các nước, các quốc gia cần đưa ra những chiến lược thực sự hiệu quả để giảm thiểu tác động. Mỗi quốc gia cần xem xét lại việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn, xem xét, tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế để giảm thiểu hiệu ứng nhà kính... Chúng ta có thể sử dụng nhiều hơn nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy điện... Và để đạt được hiệu quả trong công tác ứng phó, chúng ta cần hiện thực hóa những thay đổi thông qua các chính sách, có những biện pháp khuyến khích, những quy định của Chính phủ. Để tất cả mọi người đều đồng lòng tham gia vào công tác ứng phó biến đổi khí hậu, sự đóng góp tích cực của mọi người, mọi địa phương và mọi quốc gia để hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn.
Ở đây chúng ta cũng thấy rõ: không có một biện pháp duy nhất nào để ứng phó được với biến đổi khí hậu mà cần một chuỗi tổng thể các biện pháp kết hợp với nhau. Biện pháp đầu tiên chính là tuyên truyền nâng cao nhận thức: Chúng ta cần xây dựng nhận thức chung rằng biến đổi khí hậu là vấn đề chung của toàn cầu, mọi người đều phải có trách nhiệm chứ không phải của riêng một nước nào. Để triển khai hiệu quả vấn đề này thì việc phối kết hợp là hết sức quan trọng, cần một cơ chế truyền thông thích hợp để tất cả mọi người lắng nghe nhau, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin. Chúng ta cần có hoạt động trên toàn cầu, hợp tác cùng Liên Hợp Quốc và các tổ chức dân sự, xã hội, các đối tác khác về xây dựng nhận thức, cảnh báo về những tác động ghê gớm khi trái đất nóng lên. Cần nhìn nhận vai trò của chúng ta là nâng cao nhận thức, tạo ra nhận thức, tạo ra liên minh. Việt Nam chủ động cùng các nước ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Bài: ĐỨC QUÂN (sưu tầm, tổng hợp)
Ảnh: Bảo Châu
Trung tâm TTGDSK
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác