03/05/2017 12:00
Với những ưu điểm như: Rẻ, tiện lợi nên từ lâu thức ăn đường phố đã phổ biến và đáp ứng số đông thực khách. Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn từ nguồn nước, dụng cụ chế biến, người chế biến thực phẩm… của loại hình dịch vụ này là rất cao, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý, thanh tra và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
Những chiếc xe lưu động hay những chiếc lều tạm bợ là nơi phục vụ bữa ăn hàng ngày cho nhiều thành phần thực khách. Từ khâu chế biến đến nguồn nước, dụng cụ chế biến đều không đảm bảo vệ sinh, thậm chí chỉ với một xô nước nhưng có thể rửa rất nhiều bát đũa, đáp ứng kịp thời cho số đông khách hàng. Dù bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hay không nhưng số lượng người ăn, người mua vẫn tấp nập bởi nhiều người cảm thấy tiện lợi, giá rẻ mà vẫn ngon miệng...
Còn người bán, đa phần chưa được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa khám sức khỏe định kỳ; người chế biến không sử dụng găng tay hoặc chưa tuân thủ các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…. Địa điểm thường không cố định, các hàng quán thường phục vụ vào lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc buổi tối…gây khó khăn trong việc quản lý, thanh tra và kiểm tra an toàn vệ thực phẩm.
Bà Võ Thị Xê, bán thức ăn đường phố tại chợ Y Nuê, phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Tôi đi bán hàng ăn dạo đã nhiều năm rồi, riêng bán bún, phở ở đây cũng được khoảng 5 năm và mỗi ngày bán được khoảng 20 đến 30 kg bún, khách hàng chủ yếu là người tứ xứ…”
Cũng chia sẻ về những vấn đề liên quan đến thức ăn đường phố, anh Nguyễn Công Thu ở tổ 6, khối 2, phường EaTam, thành phố Buôn Ma Thuột bày tỏ: “ Nói về tính an toàn thực phẩm ở các hàng quán hay bán rong, bán dạo thì không ai bảo đảm, nhưng tôi thấy tiện lợi, giá cả phù hợp với mức thu nhập của người lao động lại đông người ăn nên tôi cũng thường xuyên ăn và cùng cả gia đình đi ăn”.
Theo ước tính của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, hiện toàn tỉnh có khoảng 2000 cơ sở buôn bán thức ăn đường phố, chưa kể các trường hợp bán rong, bán dạo hoặc phát sinh nhưng hầu hết trong số đó, người chế biến chưa được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, chưa khám sức khỏe định kỳ… Mặc dù, các ngành chức năng đã thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra nhằm siết chặt hơn công tác quản lý, giám sát tính an toàn thực phẩm của Thức ăn đường phố, đặc biệt là trong Tháng hành động Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm nay các hoạt động đã tập trung vào chủ đề “An toàn thực phẩm –Thức ăn đường phố”. Tuy nhiên, việc phát hiện, chấn chỉnh những sai sót trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Ngăn chặn xử lý các trường hợp vi phạm về đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng cường truyền thông thay đổi thói quen và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong sử dụng thực phẩm đảm bảo sức khỏe…. vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Bác sỹ Bùi Quang Lộc – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Hiện nay, hầu hết thức ăn đường phố do xã, phường cấp huyện quản lý. Nhưng để quản lý tốt thức ăn đường đường phố là nhiệm vụ khó bởi loại hình này thường hoạt động ngoài giờ, địa điểm không cố định….và đến nay, Bộ Y tế cũng như Ủy ban nhân dân tỉnh chưa có văn bản hường dẫn cụ thể trong việc phân cấp, xử lý vi phạm…”
Thức ăn đường phố là vấn đề phức tạp do cơ sở vật chất tạm bợ, mang tính thời vụ, dụng cụ chế biến, người chế biến thực phẩm đều tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh nhưng lại chưa có chế tài xử phạt phù hợp, đủ sức răn đe. Vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sử dụng thức ăn đường phố biết đảm bảo an toàn thực phẩm thì rất cần có văn bản hướng dẫn của các cấp ngành Trung ương và địa phương đối với công tác quản lý, xử phạt các trường hợp vi phạm trong hành nghề thức ăn đường phố.
Bài, ảnh: Hương Xuân - Đình Thi
(Trung tâm TT-GDSK)
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác
- Tỉnh Đắk Lắk: Triển khai kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 ( 26/04/2024)
- Hội nghị Tổng kết công tác an toàn thực phẩm năm 2023 và triển khai Kế hoạch năm 2024 ( 02/01/2024)
- Một số văn bản hợp nhất của Bộ Y tế năm 2023 hợp nhất Thông tư, Quyết định về An toàn thực phẩm ( 08/11/2023)
- Ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ( 28/09/2023)
- Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu năm 2023 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ( 14/09/2023)
- Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023 ( 20/04/2023)
- Kết quả triển khai trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ( 08/06/2022)
- Kết quả giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm tại Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực Nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk năm 2022 ( 04/05/2022)
- Kết quả giám sát, đánh giá một số mối nguy gây ô nhiễm ở những thực phẩm phổ biến trên thị trường tỉnh Đắk Lắk đợt 01 năm 2021 ( 24/06/2021)
- CẢNH BÁO: “ĂN THỊT CÓC CÓ THỂ DẪN ĐẾN TỬ VONG” ( 14/06/2021)
- Kết quả triển khai thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP Tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ Hội xuân năm 2021 ( 24/02/2021)
- Huyện Lắk tổ chức giám sát ATTP tại các bếp ăn tập thể trong các trường học ( 19/10/2020)
- Đắk Lắk thực hiện giám sát bảo đảm An toàn thực phẩm trong khu vực cách ly đội ngũ Y, Bác sỹ trên tuyến đầu chống dịch bệnh Covid -19 ( 10/09/2020)
- 01 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Buôn Ea Nao A, xã Ea Tu, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk ( 03/05/2017)
- Hội thảo bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất ( 03/05/2017)
- Gạo nhựa Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam hay chưa? ( 03/05/2017)
- An toàn vệ sinh thực phẩm - kiểm hoài vẫn... sai hoài ( 03/05/2017)
- Đoàn Thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm Trung ương trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm làm việc tại Đắk Lắk ( 03/05/2017)
- 7 ngày nghỉ Tết nguyên đán chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm ( 03/05/2017)
- Thông tin về 12 tấn thực phẩm chức năng giả bị thu giữ ( 03/05/2017)