14/06/2021 02:02
Hiện nay khu vực Tây Nguyên đang bắt đầu vào mùa mưa, nóng, ẩm cao, mùa thuận lợi cho các loại nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm. So với các loại ngộ độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về số ca, nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao. Vì vậy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo:
- Chỉ sử dụng khi biết chắc chắn nấm ăn được;
- Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng, nấm có đủ các phần của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc) đặc biệt là những loại nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc;
- Không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ;
- Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc;
- Nấm tươi ăn được mới hái nên nấu ăn ngay, nếu để ôi, dập nát có thể hình thành độc tố mới gây ngộ độc;
- Không ăn nấm đã bị thối rữa, ôi thiu.
Hỉnh ảnh: cháu bé ở Điện Biên đi hái nấm rừng về ăn, không may trúng nấm độc khiến cả 3 tử vong.
Biểu hiện khi ăn phải nấm độc: Khi ăn phải nấm độc, tuỳ theo loại nấm mà có các biểu hiện ngộ độc khác nhau. Sớm thường sau khi ăn 20 - 30 phút, bình thường xuất hiện sau 2 - 4 giờ và xuất hiện muộn sau khi ăn 20 giờ. Ngộ độc càng xuất hiện muộn thì càng khó điều trị và nguy cơ tử vong cao. Ngộ độc do ăn phải nấm độc thường có các biểu hiện chung như sau:
- Đau bụng dữ dội thành từng cơn, đi ngoài ra nhiều nước tanh, thối và có máu;
- Buồn nôn, nôn ra thức ăn, có thể lẫn máu;
- Toàn thân mệt mỏi, chân tay lạnh, khát nước, đôi khi nổi mẩn;
- Hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái;
- Co giật, tăng tiết đờm rãi;
- Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu được;
- Khó thở do co thắt phế quản, ứ máu ở phổi.
Xử trí ngộ độc nấm: Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở Trung tâm Y tế gần nhất để chữa trị kịp thời:
- Rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính sớm;
- Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế;
- Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm.
Khuyến cáo: Chỉ nên ăn những loại nấm được nuôi trồng, đã biết chắc chắn chủng loại nấm, nguồn gốc nấm. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm màu trắng hoặc có màu sắc sặc sỡ. Không hái nấm non chưa xòe mũ vì chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo, khó nhận dạng nấm độc.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác