01/07/2016 12:00
Triển khai tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2015 với mục tiêu của chủ đề “ Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn” nhằm vào 3 đối tượng chính, đó là: nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở các cấp, người quản lý; nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với rau, thịt là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm rau, thịt tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt tại các chợ đầu mối; Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng từ rau, thịt mất an toàn thực phẩm.
Rau, thịt là 2 mặt hàng thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.
Hãy là người tiêu dùng thông thái nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm cho chính gia đình mình và cộng đồng.
Thông qua “ Tháng hành động”, đây chính là đợt cao điểm tạo điểm nhấn trong năm, phát động một chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt vì an toàn thực phẩm và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa trường hợp ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm nói chung và rau, thịt nói riêng.
Theo đó, các khẩu hiệu nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm của “ Tháng hành động” năm 2015 tập trung tuyên truyền là : Nhiệt liệt hưởng ứng” Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2015; Chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng hãy quyết tâm ngăn chặn thực phẩm rau, thịt không an toàn; Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thực phẩm không an toàn, gia cầm , sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa kiểm dịch; Vì sức khỏe người tiêu dùng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng; Vì sức khỏe người tiêu dùng, hãy đảm bảo thời gian cách lý sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; Vì sức khỏe người tiêu dùng, không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi; Không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép trong sản xuất chế biến thực phẩm; Sử dụng rau, thịt mất vệ sinh, không an toàn là tự tìm đến bệnh tật; Lựa chọn rau, thịt sạch, rõ nguồn gốc xuất sứ cho bữa ăn ngon, an toàn sức khỏe; Chủ động phát hiện hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và báo cho cơ quan chức năng gần nhất. Và để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống sôi, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Cùng với đó, các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt được chú trọng, như: Huy động đài phát thanh, truyền hình, báo chí dành nhiều thời gian, thời lượng phát sóng tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Phát huy hệ thống đài truyền thanh ở xã, phường, khu phố để tập trung chuyển tải Thông điệp “Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn” đến các đối tượng ưu tiên. Tổ chức tọa đàm, đối thoại trực tiếp trên truyền hình, truyền thanh về an toàn thực phẩm, phổ biến nội dung của Luật và các văn bản hướng dẫn liên quan để nâng cao hiệu quả thực thi các nội dung của Luật. Đồng thời, thông qua đội ngũ cán bộ y tế, giáo dục, biên phòng, nông nghiệp phát triển nông thôn, các ban ngành, đoàn thể…tổ chức tuyên truyền về an toàn thực phẩm với nhiều hình thức, như: nói chuyện chuyên đề, hội diễn, hội thi cộng tác viên tuyên truyền về rau, thịt an toàn. Tùy từng địa phương, phong tục, tập quán địa bàn dân cư mà triển khai các hình thức truyền thông phù hợp, gồm: băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, hướng dẫn cụ thể bằng cách “ cầm tay chỉ việc”, nhất là huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về rau, thịt an toàn.
Rau, thịt là 2 mặt hàng thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, do đó, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và rau, thịt nói riêng cùng với sự nỗ lực của các ngành chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra thì kiến thức của người tiêu dùng rất quan trọng bởi không chỉ nhận biết và lựa chọn đúng thực phẩm đảm bảo an toàn mà ngay cả trong khâu chế biến, bảo quản thực phẩm cũng phải đúng cách. Vì vậy, mỗi người nội trợ hãy là người tiêu dùng thông thái nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm cho chính gia đình mình, đồng thời cũng là “kênh” thông tin phát hiện sớm và trình báo với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý, loại trừ những cơ sở kinh doanh, chế biến, sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm ra khỏi cộng đồng.
Bài:Hương Xuân
Ảnh: Bảo Châu
(Trung tâm TT-GDSK)
Facebook
Tweet
Mail
Google-plus
Các tin khác